Giải pháp quy hoạch khu vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội (Trang 87 - 89)

a. Quy hoạch tổng thể

+ Tiến hành quy hoạch khai thác và phát triển kinh tế xã hội không gian hồ Tây một cách chi tiết, khoa học trên cơ sở đảm bảo duy trì bảo tồn, các công trình văn hóa truyền thống với xây dựng mở rộng các công trình kinh tế, xã hội, dân cƣ mới hiện đại, hài hòa, kết hợp với các dải cây xanh và đƣờng xá đi lại trong khu vực thuận tiện, hợp lý, đẹp mắt. Đồng thời có biện pháp đảm bảo cho quy hoạch đó đƣợc thực thi có hiệu lực trên thực tế trong quá trình khai thác, phát triển kinh tế - xã hội không gian hồ Tây.

78

+ Các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xây dựng và xử lý chất thải trong cơ sở sản xuất của mình. Điều này đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ tƣơng đối lớn vào các thiết bị xử lý, phế thải, thanh lọc công nghệ sạch… Đối với dự án sắp triển khai ở khu vực hồ Tây. Tức là phải xem xét, dự báo đƣợc các hậu quả môi trƣờng của các dự án xây dựng quanh khu vực hồ Tây. Việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của dân cƣ tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án và của các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau đó cần phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng khu vực hồ Tây.

+ Điều chỉnh lại các cơ sở công nghiệp quanh hồ (di chuyển đi nơi khác; tồn tại các quy định với điều kiện chặt chẽ) nhằm giải quyết các nguồn gây ô nhiễm. Cấm xây dựng mới các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.

+ Giảm sức ép về dân số với các khu vực xung quanh hồ. Đây là tiêu chí phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong mục tiêu của phát triển hồ Tây trong tƣơng lai cho phù hợp với sức tải của môi trƣờng xung quanh hồ. Với mật độ dân cƣ quá đông, môi trƣờng hồ Tây đang chịu một sức ép quá mức về dân số. Giải pháp duy nhất để giảm những áp lực về dân cƣ là giảm số lƣợng ngƣời sống quanh hồ. Đặc biệt nhƣ các khu vực của Yên Phụ hay ở khu Trích Sài, Thụy Khuê cố gắng giữ các khu vực mặt thoáng còn rộng nhƣ khu Nhật Tân, Xuân La giáp đƣờng Lạc Long Quân.

b. Quy hoạch sử dụng hợp lý

Khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản: duy trì và Phát triển nghề nuôi và khai thác thuỷ sản trong hồ Tây một cách hợp lý.

Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và nghỉ dƣỡng: hồ Tây và vùng phụ cận có những điều kiện thuận lợi để phát triển hƣớng du lịch sinh thái. Các hệ sinh thái tiêu biểu truyền thống nhƣ HST hồ, vƣờn trồng hoa (Phú Thƣợng, Nhật Tân, Quảng Bá), cây cảnh (Quảng Bá, Yên Phụ), nuôi cá cảnh (Nghi Tàm, Yên Phụ). Các điểm văn hoá lịch sử đã đƣợc xếp hạng, các làng nghề truyền thống (giấy dó Bƣởi, làng

79

đúc đồng Ngũ Xã), kiểu hoạt động du lịch này đang có xu hƣớng phát triển. Ngoài ra, với phong cảnh êm đềm, không khí thoáng sạch là cơ sở để hình thành các khu nghỉ dƣỡng.

Thể thao giải trí: Mặt nƣớc hồ Tây có khả năng sử dụng cho đua thuyền, du thuyền, lƣớt ván, tầu thuyền chạy tốc độ cao, bơi lội, câu cá. Trên bờ hồ và phụ cận có thể phát triển các câu lạc bộ thể thao (bóng bàn, tenis, tập golf...), các casino, vũ trƣờng.

Nghiên cứu, giáo dục: Với các hệ sinh thái và khu hệ sinh vật đa dạng, với bề dầy lịch sử - văn hoá - xã hội, hồ Tây và vùng phụ cận có thể là nơi nghiên cứu, tham quan, thực tập với các ngành học nhƣ: đầm hồ học (Limnology), thuỷ sinh học (Hydrology), sinh thái học ở cạn và ở nƣớc (Terestrial, Aquatic Ecology), nuôi trồng thuỷ sản (Aquatic culture), môi trƣờng, Lịch sử (History)... .

Từ đó, dẫn đến yêu cầu có những biện pháp bảo đảm môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất và các môi trƣờng vật lý khác phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên ở mức tốt nhất.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội (Trang 87 - 89)