Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội (Trang 89 - 93)

a. Giải pháp về kinh tế- xã hội

+ Có biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức đã lấn chiếm mặt hồ để xây nhà, mở quán hàng, đồng thời thu hồi lại diện tích đã lấn chiếm.

+ Nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng cho dân cƣ sống trong khu vực quanh hồ: Mục đích phát triển bền vững là nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho con ngƣời trên cơ sở sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên. Bởi vậy cần có những kế hoạch phát triển về cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho con ngƣời khu vực quanh hồ.

80

+ Nâng cao dân trí đề cao vai trò của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng khu vực hồ Tây. Cần có tuyên truyền sâu rộng về tiềm năng văn hóa, kinh tế, xã hội của hồ Tây, đồng thời tuyên truyền ảnh hƣởng của môi trƣờng khu vực hồ Tây tới môi trƣờng của cả thủ đô. Công tác tuyên truyền này có thể đƣợc xây dựng thành chƣơng trình trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí. Hoặc soạn thảo thành những tờ bƣớm, tờ rơi phát cho những ngƣời dân sống và làm việc quanh hồ cũng nhƣ những du khách đến với hồ.

+ Phổ biến sâu rộng luật môi trƣờng cho học sinh, các đoàn thể và nhân dân quanh hồ, các nhà quản lý có những buổi nói chuyện ngoại khóa với các em học sinh về tầm quan trọng của môi trƣờng sinh thái, thực trạng cảnh quan môi trƣờng hồ Tây và các giá trị về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội của khu vực với sự phát triển của thủ đô. Cũng nhƣ vai trò của các em trong công tác bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên khu vực này.

+ Phải tổ chức cộng đồng xã hội tham gia và bảo vệ môi trƣờng hồ Tây và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở trong công tác này. Hoạt động của đô thị là sự vận động của một thực thể phức tạp, vì vậy ngoài việc ngày càng hoàn thiện luật lệ thì sự tham gia của cộng đồng từ nhận thức đến kiểm tra, phát triển và bảo vệ là yếu tố đã đƣợc xác định ngay cả với các đô thị hiện đại của các nƣớc phát triển. Ở đây dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.

+ Vận động dân quanh hồ hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế sự tồn lƣu của chúng trong đất và một phần bị rửa trôi xuống hồ làm ô nhiễm nƣớc hồ.

+ Mỗi phƣờng cần thành lập các câu lạc bộ bảo vệ hồ Tây, hàng tuần đi tuần tra và tổ chức các hoạt động thiết thực nhƣ thu gom rác thải, quét dọn vỉa hè, lòng đƣờng ven hồ Tây…

+ Cần đặt nhiều hơn các thùng rác công cộng để du khách cũng nhƣ ngƣời dân không xả rác xuống lòng hồ, vỉa hè…

81

+ Thu phí tham quan hồ Tây để lấy kinh phí tu tạo, xây dựng đội ngũ quản lý đƣợc tốt hơn. Từ trƣớc tới nay, mọi ngƣời đến tham quan hồ Tây đều đƣợc hƣởng lợi từ môi trƣờng nơi đây nhƣ quang cảnh, không khí thoáng mát nhƣng chƣa ai trả tiền cho nguồn vốn từ nhiên nhiên này. Kinh phí quản lý hồ từ nhà nƣớc không đƣợc nhiều, đội ngũ cán bộ mỏng cùng với diện tích hồ rộng càng làm cho công tác quản lý càng trở nên khó khăn. Với chi phí chi trả dự tính từ 5000-10000 VNĐ/ngƣời cho du khách thăm quan hồ Tây, ƣớc tính mỗi ngày có khoảng 1000 lƣợt khách thăm quan thì mỗi ngày thu đc khoảng từ 5 triệu- 10 triệu phí dịch vụ. Đây là con số thu phí khởi đầu để xây dựng, tu tạo hồ Tây cùng với các công trình mà UBND thành phố đã phê duyệt. Xây dựng đài phun nƣớc, công viên, cây xanh, đƣờng nội bộ, hàng rào chắn xung quanh hồ vừa dễ dàng trong công tác quản lý,lại không còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đƣờng ven hồ để kinh doanh, chấm dứt tình trạng ngƣời dân sinh sống ven hồ xả rác, câu cá trộm.

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về việc thu phí dịch vụ tham quan hồ Tây, Bảng hỏi ( phụ lục 4): Số tiền Số phiếu 3.000 VNĐ 32 5.000VNĐ 27 7.000VNĐ 24 10.000VNĐ 17 Tổng: 100 phiếu Nguồn: [Tác giả, 2015]

Sau khi xây dựng xong các công trình theo phê duyệt của UBND thành phố về quy hoạch phân khu đô thị hồ Tây và phụ cận có thể xem xét tăng giá thu phí dịch vụ thăm quan hồ Tây lên 10.000-30.000 VNĐ/ngƣời.

82

b. Giải pháp về văn hóa

Hiện tại xung quanh hồ Tây có khoảng 64 di tích lịch sử, trong đó có 24 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cấp quốc gia. Việc bảo tồn nâng cấp các di tích, thắng cảnh này cần đề cập một cách cụ thể và có sự đầu tƣ lớn của Nhà nƣớc kết hợp với sự đóng góp của nhân dân, hoàn thiện các lễ hội phù hợp với yêu cầu vừa dân tộc vừa hiện đại. Hiện nay mới chỉ có Đền Quán Thánh thu phí thăm quan đền với giá vé là 10.000 VNĐ/ ngƣời đối với ngƣời lớn, miễn phí vé đối với trẻ em. Nếu áp dụng thu phí thăm quan cho 24 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cấp quốc gia thì sẽ có kinh phí bảo tồn các di tích này cũng nhƣ quản lý bảo tồn hồ Tây đƣợc tốt hơn.

Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, làng hoa, cây cảnh, cá cảnh. Môi trƣờng cảnh quan của các làng nghề cổ truyền phải phù hợp với quy hoạch chi tiết Hồ Tây cần phải đƣợc làm rõ và chính sách cụ thể: Các nghề bảo tồn, phƣơng án bảo tồn, phƣơng án giải quyết cho dân về kinh phí, đào tạo nghề nghiệp để bảo tồn các làng nghề này. Đây là một đặc trƣng của vùng hồ thu hút khách tham quan du lịch.

Trong các cụm dân cƣ đang làm nghề trồng trọt trong khu vực hồ, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại nhằm không gây ô nhiễm cho nƣớc hồ. Các làng hoa truyền thống xung quanh hồ cần bảo tồn và phát triển một cách hài hòa với quy hoạch khai thác, phát triển hiện đại về khoa học- xã hội không gian hồ Tây.

Trên cơ sở các khu vực đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, lập các dự án công nghiệp giải trí hiện đại nhƣ (Thủy cung, cầu trƣợt, bể bơi, công viên nớc, sân tenis v.v…). Mở thêm các tuyến du lịch bằng xe điện, thuyền trên vành đai ven hồ và dƣới nƣớc. Kêu gọi đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc nhằm nâng cao ƣu thế sẵn có của cả khu vực góp phần vào bảo vệ sự bền vững môi trƣờng khu vực.

83

Nguồn tài chính thu đƣợc từ các khoản tiền lệ phí, tiền phạt kinh doanh dịch vụ… Sau khi trích nộp theo nội quy, số còn lại dể đầu tƣ trở lại, nâng cấp cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác bảo vệ cảnh quan môi trƣờng trong khu vực hồ Tây.

Lập thành Câu lạc bộ những ngƣời yêu hồ Tây và xem xét thành lập chi hội bảo vệ thiên nhiên môi trƣờng hồ Tây.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội (Trang 89 - 93)