Quan điểm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 27 - 28)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1 Quan điểm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại

Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ (TDBL) của Ngân hàng thương mại là sự phát triển về chất lượng, số lượng cũng như các loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Thông qua sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng phát triển được số lượng lớn khách hàng, gia tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và phân tán rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng. Và hoạt động TDBL phải được phát triển một cách bền vững, hài hoà và đồng bộ. (Vũ Hồng Thanh, Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội

năm 2020)

Phát triển hoạt động TDBL một cách bền vững, được thực hiện từng bước vững chắc nhưng vẫn cần những bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh chóng trên cơ sở giữ vững được thị trường đã có. Hoạt động TBDL phát triển, mở rộng thị trường, hướng tới tìm kiếm những thị trường mới nhưng đồng thời phải nuôi dưỡng, phát triển thị trường cũ, hai hành động trên phải được thực hiện song song từ đó tạo ra tiềm năng cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động TDBL trong tương lai.

Không chỉ tối đa hoá lợi ích cho ngân hàng, phát triển hoạt động TDBL phải là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của khách hàng và lợi ích của ngân hàng. Trong thời kỳ nền kinh tế xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm TDBL chưa cao thì ngân hàng phải hướng tới lợi ích trong dài hạn với việc cung cấp những sản phẩm TDBL với mức phí, lãi suất ưu đãi phù hợp với thu nhập chung của xã hội và bù đắp được một phần chi phí của ngân hàng, từ đó thu hút khách hàng và dần dần gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm TDBL của người dân. Với bước đầu tạo dựng sự uy tín thành công, ngân hàng đã có bước đệm để phát triển mạnh mẽ trong tương lai, trong nền kinh tế xã hội phát triển đi cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm TDBL của khách hàng.

Bên cạnh sự phát triển bền vững, hài hoà, hoạt động TDBL phải được tiến hành đồng bộ. Hoạt động TDBL tại ngân hàng phải phối hợp cùng các hoạt động khác như tín dụng bán buôn, sản phẩm dịch vụ phi tín dụng… để cung cấp đến khách hàng các sản phẩm tối ưu, thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới tiềm năng, từ đó gia tăng lợi nhuận, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng.

Hoạt động TDBL cung cấp đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở nâng cao hiệu quả, chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyển thống; cải tạo, nâng cấp, đơn giản hoá các thủ tục giao dịch cho khách hàng; áp dụng công nghệ vào hoạt động nhằm giảm khả năng tác nghiệp hồ sơ giấy, tối đa hoá thời gian xử lý hồ sơ; nâng cao năng suất làm việc của nhân viên ngân hàng từ đó gia tăng mức độ hài lòng, đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển hoạt động TDBL, ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống sản phẩm TDBL chất lượng, an toàn, hiệu quả kinh tế cao, ứng dụng ngân hàng số, mở rộng mạng lưới phân phối để kịp thời cung cấp các sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng, đầy đủ, tiện ích.

Tổng kết lại, phát triển hoạt động TDBL tại NHTM là sự phát triển đồng thời về chất lượng, về số lượng và các loại hình cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Phát triển hoạt động TDBL phải phát triển bền vững, hài hoà giữa việc tối đa hoá lợi ích của khách hàng và ngân hàng nhưng cũng cần tạo nên những bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh chóng trên nền thị trường truyền thống sẵn có.

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w