Xây dựng một chiến lược Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiệu quả

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 81 - 83)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4 Xây dựng một chiến lược Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiệu quả

Chiến lược Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiệu quả một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Khi ngân hàng bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì không thể thiếu hoạt động marketing cho các sản phẩm đó. Hoạt động marketing chỉ hiệu quả khi có một chiến lược đúng đắn dẫn đường. Để xây dựng được một chiến lược hiệu quả nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường thì cần triển khai các nội dung sau:

- Đưa chiến lược marketing vào từng giai đoạn cụ thể, có thể được thực hiện định kỳ hoặc theo từng dòng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, tiếp tục củng cố tổ chức hoạt động marketing chuyên nghiệp từ hội sở chính tới chi nhánh.

- Tiến hành phân đoạn thị trường theo khách hàng, ngành nghề, địa bàn để có chính sách (sản phẩm, giá…) phù hợp, đảm bảo cho sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng. Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường ở cả hội sở chính và ở các chi nhánh. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống khách hàng mục tiêu và hệ thống khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng của BIDV có thể được tính toán dựa

trên các số liệu thống kê và các phương pháp nghiên cứu thị trường. Hệ thống khách

hàng mục tiêu của BIDV bao gồm các đối tượng khách hàng có nhu cầu và sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV.

- Nhiệm vụ của chính sách marketing là thu hút mọi đối tượng khách hàng. Trong đó, có những đối tượng chưa gia nhập thị trường, đó có thể là những đứa trẻ hôm nay – khách hàng trong tương lai. Tiếp thị trẻ em thông qua bố mẹ, người thân có ý nghĩa với một đất nước có dân số trẻ như Việt Nam, những nhóm thế hệ mà chẳng bao lâu nữa sẽ đóng vai trò quyết định mức tiêu dùng của thị trường Việt và cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM.

- Cần nâng cao tính chuyên nghiệp, tính hệ thống trong chiến lược marketing. BIDV cũng cần kết hợp “tính toàn cầu hoá” trong chiến lược marketing với sự thích ứng với môi trường địa phương, đảm bảo khả năng thấu hiểu sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ của mọi tầng lớp khách hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng. Vì thế, điều cần làm là làm thực hiện việc marketing bài bản và thể hiện khả năng hiểu người địa phương vượt trội.

- Nghiên cứu sử dụng các phương cách marketing hiện đại, có thể sử dụng các công ty quảng cáo nước ngoài, công ty nước ngoài chuyên nghiệp trong xây dựng mối quan hệ công chúng.

- Xây dựng một chương trình quan hệ công chúng (PR) đồng bộ, có tổ chức và hiệu quả để đẩy mạnh hình ảnh bán lẻ trong giai đoạn 2020 – 2025, giúp cho công chúng, khách hàng hiểu rõ thêm về những ưu điểm của BIDV, tạo một hình

ảnh thống nhất, một cái nhìn thân thiện với thương hiệu BIDV, đồng thời tạo lợi thế kinh doanh cho khối NHBL trước những khó khăn do tính khách quan tạo ra. Để cho hoạt động này thực sự có hiệu quả, phải có sự nhất quán về thông điệp, đối tượng công chúng và khách hàng nhắm tới giữa các chương trình quan hệ công chúng (PR) và Marketing.

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w