Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 50 - 70)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Mỹ Đình

2.2.1 Các chính sách cấp tín dụng bán lẻ do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Theo Quyết định số 951/QĐ-BIDV ngày 20/10/2021 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam v/v Ban hành Chính sách cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ tại BIDV có những nội dung chính sau:

* Chính sách tiếp thị khách hàng:

Đối với khách hàng vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống, BIDV tập trung tiếp thị đối với:

Các khách hàng trong độ tuổi lao động phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đang sinh sống, làm việc thường xuyên tại các thành phố, thị xã, thị trấn và có mức thu nhập ổn định; Các khách hàng có quan hệ tiền gửi tại BIDV; Các khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức mà BIDV đánh giá là uy tín.

Các khách hàng có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu)/tiền gửi, bất động sản.

Đối với khách hàng vay phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, BIDV tập trung tiếp thị đối với:

Khách hàng có quan hệ tiền gửi tại BIDV, có quan hệ vay trả nợ ngân hàng sòng phẳng, tín nhiệm.

Khách hàng có uy tín, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vay vốn. Khách hàng có ngành nghề truyền thống, sản phẩm gia truyền thương hiệu qua nhiều thế hệ, hoạt động ổn định và phát triển.

Khách hàng có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, tiền gửi, bất động sản (có khả năng thanh khoản cao).

Cán bộ tiếp thị cấp tín dụng gắn với tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác đến khách hàng, hướng tới cung cấp trọn gói dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu của khách hàng.

* Chính sách cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng:

Cấp tín dụng đối với khách hàng mới:

Các khách hàng trước khi quyết định về việc cấp tín dụng sẽ được cán bộ QLKH chấm điểm theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Dựa vào số điểm đạt được, khoản vay của khách hàng được xếp loại theo 10 mức xếp hạng sau: AAA; AA+; AA; AA-; A+; A; A-; BBB; BB; B.

Đối với các khách hàng được xếp hạng từ A- trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: được BIDV xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, chú trọng tiếp thị, phát triển mối quan hệ giữa BIDV và khách hàng; BIDV xem xét áp dụng chính sách cấp tín dụng phù hợp theo các quy định sản phẩm hiện hành của BIDV trong từng thời kỳ.

Đối với các khách hàng được xếp hạng từ BBB trở xuống theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV: BIDV thực hiện tiếp cận thận trọng, cấp tín dụng có chọn lọc theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ và phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng để mở rộng cơ hội bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác của BIDV.

Cấp tín dụng đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV: Đối với khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, tín nhiệm có thiện chí hợp tác với BIDV trong quá trình vay vốn, khách hàng có kết quả xếp hạng từ A- trở lên: BIDV định hướng mở rộng, tăng cường thúc đẩy mối quan hệ bền vững với khách hàng, chủ động mở rộng bán chéo các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ khác của BIDV.

Đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng phát sinh dư nợ xấu tại BIDV/tổ chức tín dụng khác hoặc khách hàng bị giảm định hạng tín dụng từ hạng BBB trở xuống, có mức độ rủi ro cao hơn: BIDV xem xét duy trì, hỗ trợ khách hàng tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện từng bước giảm dần dư nợ.

* Chính sách về tài sản bảo đảm:

BIDV nhận các loại tài sản bảo đảm theo quy định về biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của BIDV trong từng thời kỳ (Hiện nay là Quy định số 3939/QyĐ- BIDV ngày 26/07/2021 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam v/v bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng)

Đảm bảo tỷ lệ tài sản đối với từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể và các quy định có liên quan của BIDV theo từng thời kỳ (tỷ lệ tài sản được quy định cụ thể tại Phụ lục II/GDBĐ của Quy định số 3939/QyĐ- BIDV ngày 26/07/2021 về Danh mục tài sản, biện pháp bảo đảm, hệ số giá trị tài sản bảo đảm, thời hạn định giá lại).

2.2.2 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Theo Quy định số 426/QyĐ-BIDV ngày 28/01/2019 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về cấp tín dụng bán lẻ, quy trình cấp tín dụng bán lẻ được quy định đầy đủ theo bảng dưới đây. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng đầy đủ theo các Bước dưới đây hoặc lược bỏ một số bước phù hợp với tính chất khoản cấp tín dụng (qua hoặc không qua thẩm định rủi ro, có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm...).

2.2.2.1. Tiếp thị và đề xuất tín dụng (tối đa 1.5 ngày làm việc) Bước 1: Tiếp thị, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ khách hàng:

Cán bộ QLKH giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV, tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Tra cứu CIC, nhập thông tin chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định BIDV

Bước 2: Đề xuất tín dụng, đánh giá về tài sản bảo đảm:

Cán bộ QLKH hiện đánh giá, phân tích khách hàng, khoản cấp tín dụng và Đề xuất tín dụng.

Cán bộ QLKH bàn giao hồ sơ cho cán bộ TĐTD đối với khoản cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro; hoặc bàn giao hồ sơ cho phòng QLRR đối với khoản cấp tín dụng qua thẩm định rủi ro sau khi đã được cán bộ TĐTD thực hiện thẩm định và PGĐ QLKHCN phê duyệt đề xuất tín dụng.

Lưu ý: việc định giá, đánh giá về tài sản bảo đảm của khoản cấp tín dụng theo quy định hiện hành của BIDV.

Bước 3: Thẩm định tín dụng:

Cán bộ TĐTD tiếp nhận hồ sơ từ cán bộ QLKH để thẩm định, đánh giá, phân tích hồ sơ khách hàng.

cán bộ QLKH cung cấp và thu thập thêm thông tin (nếu cần), cán bộ TĐTD thực hiện thẩm định về tính đầy đủ của hồ sơ, tình trạng pháp lý, thông tin trên Hồ sơ tín dụng và Báo cáo đề xuất tín dụng; thẩm định các nội dung đánh giá, phân tích tại báo cáo đề xuất tín dụng theo quy định.

Sau khi thẩm định tín dụng, cán bộ TĐTD ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung đề xuất, bổ sung ý kiến (nếu có), ký, ghi rõ họ tên trên Báo cáo đề xuất tín dụng.

2.2.2.2. Thẩm định rủi ro và Phán quyết tín dụng (tối đa 02 ngày làm việc tại chi nhánh và 04 ngày làm việc tại Trụ sở chính)

Bước 4: Khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền chi nhánh:

Đối với khoản cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro thuộc thẩm quyền Chi nhánh (tối đa 01 ngày làm việc): Trên cơ sở ý kiến thẩm định tín dụng của cán bộ

TĐTD tại Báo cáo đề xuất tín dụng, cán bộ QLKH trình cấp thẩm quyền thực hiện phê duyệt tín dụng (đồng ý/từ chối); sau đó thực hiện giải ngân/phát hành bảo lãnh theo các bước tại Mục 3.

Đối với khoản cấp tín dụng qua thẩm định rủi ro thuộc thẩm quyền Chi nhánh (tối đa 02 ngày làm việc): Trên cơ sở ý kiến thẩm định tín dụng của cán bộ TĐTD,

phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ QLKHCN tại Báo cáo đề xuất tín dụng, cán bộ QLKH chuyển hồ sơ cho phòng QLRR để thực hiện nội dung thẩm định rủi ro tín dụng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bước 5: Khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền Trụ sở chính (tối đa 04 ngày làm việc):

Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh (trình Trụ sở chính phán quyết tín dụng), Lãnh đạo chi nhánh ký báo cáo đề xuất trình Trụ sở chính khoản vay vượt thẩm quyền.

Cán bộ Ban QLRRTD đánh giá, lập Báo cáo thẩm định rủi ro, trình cấp thẩm quyền phê duyệt sau đó soạn thảo văn bản Thông báo về việc quyết định/từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng gửi Chi nhánh.

2.2.2.3. Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt, ký kết hợp đồng

Bước 6: Thông báo và hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt; ký kết hợp đồng:

Đối với trường hợp chấp thuận cấp tín dụng: cán bộ QLKH soạn thảo Hợp đồng tín dụng/bảo lãnh, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (theo Quy định hiện hành về Bộ mẫu hợp đồng trong hoạt động cấp tín dụng tại BIDV) trình cấp có thẩm quyền ký kết Hợp đồng với khách hàng.

Đối với trường hợp từ chối cấp tín dụng: cán bộ QLKH thông báo tới khách hàng (bằng văn bản/email) trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

Bước 7: Hoàn thiện thủ tục TSBĐ

Cán bộ QLKH tiếp nhận hồ sơ gốc TSBĐ, thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và mua bảo hiểm tài sản theo quy định.

Cán bộ QLKH nhập kho hồ sơ TSBĐ. Kho quỹ thực hiện lưu kho và nhập dữ liệu trên hệ thống theo Quy định hiện hành về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm và Quy định về giao nhận, bảo quản vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

2.2.2.4. Giải ngân/Phát hành bảo lãnh

Bước 8: Quyết định giải ngân/ phát hành bảo lãnh: Cán bộ QLKH tiếp nhận

hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện chứng từ giải ngân, phát hành bảo lãnh; kiểm tra tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay/bảo lãnh.

Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh:

Đối với cho vay: bộ phận QLKH hoàn thiện, ký Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân trước khi bàn giao hồ sơ sang bộ phận QTTD. Bộ phận QTTD kiểm tra hồ sơ, điều kiện giải ngân, cập nhật thông tin khoản cấp tín dụng vào hệ thống để thực hiện giải ngân.

Đối với bảo lãnh: bộ phận QLKH soạn dự thảo nội dung Thư bảo lãnh/Cam kết bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh và bàn giao toàn bộ hồ sơ sang bộ phận QTTD. Bộ phận QTTD kiểm tra hồ sơ, điều kiện phát hành bảo lãnh, trình cấp thẩm quyền phê

duyệt phát hành bảo lãnh, ký phát hành Thư bảo lãnh/Cam kết bảo lãnh và phối hợp bộ phận QLKH để ký Hợp đồng cấp bảo lãnh với khách hàng.

Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Trụ sở chính: Bộ phận QLKH đề xuất, trình cấp thẩm quyền phê duyệt trên Bảng kê rút

vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể và soạn Cam kết bảo lãnh, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ sang bộ phận QTTD để đề xuất giải ngân/phát hành bảo lãnh. Cán bộ QTTD kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, các điều kiện giải ngân, đề xuất và trình Lãnh đạo bộ phận QTTD ký kiểm soát, trình Lãnh đạo phụ trách tác nghiệp phê duyệt giải ngân/trình cấp thẩm quyền ký phát hành cam kết bảo lãnh.

Bước 9: Giao nhận hồ sơ, tác nghiệp cập nhật thông tin vào hệ thống: Phòng

KHCN/PGD lập Biên bản giao nhận hồ sơ và bàn giao hồ sơ tín dụng cho bộ phận QTTD để cập nhật thông tin khoản cấp tín dụng vào hệ thống, thực hiện thu phí bảo lãnh hoặc xác nhận thu phí tín dụng (nếu có), lưu trữ hồ sơ theo quy định; việc tác nghiệp khởi tạo/chỉnh sửa khoản tín dụng được thực hiện trên hệ thống theo quy định của BIDV trong từng thời kỳ.

Bước 10: Giải ngân, Phát hành bảo lãnh:

Đối với giải ngân: Phòng KHCN/PGD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện chứng từ giải ngân như tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, ủy nhiệm chi/giấy lĩnh tiền mặt… Bộ phận GDKH kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tính khớp đúng thông tin khách hàng, chữ ký trên hệ thống với các hồ sơ chứng từ giải ngân và thực hiện giải ngân và thu phí tín dụng (nếu có) và lưu hồ sơ giải ngân theo quy định của BIDV.

Đối với phát hành bảo lãnh: bộ phận QTTD in Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh trên mẫu ấn chỉ theo quy định hiện hành của BIDV, trình cấp thẩm quyền ký Thư bảo lãnh/Hợp bảo lãnh và Hợp đồng cấp bảo lãnh cụ thể; quản lý và theo dõi Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh như theo dõi, quản lý công văn đi theo đúng quy định hiện hành của BIDV. Bộ phận QTTD nhập dữ liệu vào hệ thống theo quy định, chuyển 01 bản gốc Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh cho phòng KHCN/PGD để giao cho khách hàng.

2.2.2.5. Quản lý sau khi giải ngân, phát hành bảo lãnh

a) Quản lý sau khi giải ngân (không áp dụng với bảo lãnh)

Bước 11: Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản cấp tín dụng: Kiểm tra mục

đích sử dụng vốn vay, hoạt động của khách hàng định kỳ/đột xuất theo quy định hiện hành của BIDV.

Bước 12: Quản lý sau giải ngân:

Theo dõi nợ đến hạn: Cán bộ QLKH Chủ động theo dõi, thông báo khách hàng trả nợ đúng hạn (thông báo lịch trả nợ qua tin nhắn, điện thoại, email, văn bản).

Đôn đốc nợ quá hạn: Định kỳ hàng tháng, bộ phận QTTD khai thác dữ liệu

các khoản vay quá hạn và gửi phòng KHCN/PGD danh sách Thông báo nợ vay quá

hạn để phòng KHCN/PGD kịp thời đôn đốc khách hàng trả nợ.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Phòng KHCN phối hợp PGD thực

hiện phân loại nợ. Bộ phận QTTD tính toán giá trị trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng KHCN/PGD theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng QLRR để thực hiện rà soát và trình cấp thẩm quyền quyết định. Phòng QLRR giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính để hạch toán theo quy định.

Bước 13: Thu nợ gốc, lãi, phí:

Thu nợ tự động: Bộ phận QTTD cài đặt thu nợ tự động.

Thu nợ thủ công khi khoản vay không được cài thu nợ tự động, khoản vay đã quá hạn: (i) Trường hợp tài khoản tiền gửi của khách hàng có đủ tiền khi đến hạn:

Cán bộ QTTD chủ động lập Đề nghị thu nợ gửi BPGDKH để thu nợ; (ii) Trường hợp tài khoản khách hàng không đủ tiền trả nợ: bộ phận QTTD gửi danh sách tới phòng KHCN/PGD để thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ. (iii) Trường hợp khách hàng đến ngân hàng trả nợ vào ngày đến hạn hoặc thu nợ khi khoản vay đã quá hạn: cán bộ QLKH lập Đề nghị thu nợ gửi bộ phận GDKH thu nợ.

Thu nợ thủ công khi khách hàng chủ động trả nợ trước hạn: Chi nhánh chủ

khách hàng) qua tin nhắn điện thoại và email. Cán bộ QLKH lập Đề nghị thu nợ và chuyển bộ phận GDKH để thu nợ.

Bước 14: Điều chỉnh tín dụng:

Căn cứ đề nghị của khách hàng: Cán bộ QLKH thực hiện điều chỉnh tín dụng

(cơ cấu thời hạn trả nợ, gia hạn bảo lãnh…) theo quy định hiện hành của BIDV.

Quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ/Phê duyệt điều chỉnh tín dụng: Việc cơ

cấu lại thời hạn trả nợ, thực hiện theo quy định hiện hành của BIDV về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và gia hạn bảo lãnh.

Bước 15: Xử lý, quản lý, thu hồi khoản nợ có vấn đề:

Ngay khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu hoặc khi phát hiện dấu hiệu rủi ro, phòng KHCN/PGD tăng cường giám sát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng,

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 50 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w