Sự cần thiết phải phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 28 - 30)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại

* Đối với nền kinh tế:

TDBL có rất nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và thuận tiện đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ đó đã thu hút được rất nhiều vốn từ dân cư để đầu tư cho phát triển kinh tế. Khi dịch vụ của ngân hàng trở nên phong phú, tiện lợi, dễ sử dụng đã thúc đẩy gia đình, cá nhân gửi tiền nhàn rỗi vào hệ thống ngân hàng từ đó tạo ra môi trường đầu tư hiệu quả, thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã hội. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thu hút vốn nhàn rỗi để phát triển kinh tế là một hướng đi đúng đắn và cần thiết.

Dịch vụ TDBL phát triển đồng nghĩa với việc số lượng tài khoản được mở để phục vụ nhu cầu thanh toán tăng cao. Việc này giúp tăng cường lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế xã hội, tăng vòng quay lợi nhuận của dòng tiền từ đó giảm chi phí lưu thông tiền tệ, giúp Nhà nước thuận tiện hơn trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, giảm thiểu rủi ro, tiêu cực như rửa tiền, trốn thuế…

* Đối với ngân hàng: Tín dụng bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong việc mở

rộng thị trường hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Phát triển tín dụng bán lẻ là điều cần thiết và cấp bách đối với NHTM.

Tín dụng bán lẻ là một trong hai bộ phận nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tốc độ TDBL tăng nhanh góp phần thúc đẩy phát triển dư nợ, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng. Không chỉ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, đơn giản hoá thủ tục; ngân hàng còn phát triển thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ khác thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng đến giao dịch từ đó tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng.

Để cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng khu vực, ngân hàng cần phải đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cao của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ hậu mãi… Chính những nhu cầu đó đã giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, vươn lên phát triển mạnh mẽ và có năng lực cạnh tranh cao.

* Đối với khách hàng:

Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đa dạng giúp cho mọi cá nhân dễ dàng tiếp cận với ngân hàng. Quy trình chặt chẽ, chế độ an toàn nghiêm ngặt, nguồn thông tin đầy đủ và có độ chính xác cao, mang lại nguồn thu nhập từ lãi suất tiền gửi, tiết kiệm chi phí, thời gian là những đặc điểm giúp ngân hàng trở thành nơi an toàn cho khách hàng gửi tiền uỷ thác.

Bên cạnh khách hàng tiền gửi, khách hàng tiền vay nhận được nguồn vốn lãi suất thấp từ nghiệp vụ tín dụng bán lẻ, bán buôn từ đó góp phần cải thiện đời sống của dân cư, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w