Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ của chi nhánh NHTM

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 33 - 37)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ của chi nhánh NHTM

NHTM

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ tại chi nhánh NHTM thường được chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Với nhân tố chủ quan, chi nhánh NHTM sẽ bị ảnh hưởng từ trong nội bộ ngân hàng (thuộc về chi nhánh và hội sở chính) và từ ngoài ngân hàng (khách hàng). Bên cạnh nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan chính (nền kinh tế- xã hội) cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển TDBL của chi nhánh ngân hàng thương mại. Dưới đây, tác giả phân tích về sự ảnh hưởng của các nhân tố dựa trên những tiêu chí đánh giá nội bộ các chi nhánh của BIDV.

* Các nhân tố thuộc về chi nhánh và hội sở chính của ngân hàng.

Những nhân tố chủ yếu thuộc về chi nhánh và hội sở chính của ngân hàng ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ của chi nhánh NHTM bao gồm: Khả năng cung ứng vốn tín dụng; Chính sách tín dụng; Cơ cấu tổ chức, năng lực trình độ, phẩm chất cán bộ; Cơ sở vật chất, công nghệ, trang thiết bị.

Thứ nhất, về khả năng cung ứng vốn tín dụng: nền kinh tế- xã hội hiện nay ở

nước ta đang không ngừng gia tăng về hoạt động sản xuất- kinh doanh dẫn đến nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Ngân hàng là một kênh cung ứng vốn được khách hàng ưa thích do có nhiều ưu điểm về thời gian, quy mô, chi phí. Để đáp ứng được lượng nhu cầu vốn, ngân hàng cần có nguồn vốn sẵn có bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và vốn khác. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn để hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng do đây là điều kiện bắt buộc để ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro phá sản, cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh. Chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn hoạt động của ngân hàng là vốn huy động, đó là sự thu hút vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình dựa trên mức lãi suất và

uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn ngân hàng càng lớn sẽ tạo thuận lợi cho phát triển hoạt động TDBL nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.

Thứ hai, về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng là hệ thống quy định tổng

thể về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra hướng dẫn cho cán bộ ngân hàng về việc cấp tín dụng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động cấp tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng có mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ giúp ngân hàng khai thác tập trung và tối ưu hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân bổ một cách khoa học, hợp lý các nguồn lực lao động, vật chất và tài chính để đạt mục tiêu.

Thứ ba, về cơ cấu tổ chức, năng lực trình độ, phẩm chất cán bộ: mô hình tổ

chức bộ máy của ngân hàng thường được thành lập và xác định từng đơn vị, bộ phận theo từng nghiệp vụ và có mối liên hệ giữa các đơn vị, bộ phận với nhau để tập trung chuyên môn, hỗ trợ tác nghiệp, phát huy hết vai trò của cả tổ chức. Trong mọi hoạt động, con người luôn là một yếu tố quan trọng có thể quyết định sự thành công hay thất bại. Trình độ chuyên môn, phẩm chất cán bộ luôn có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng phát triển hoạt động tín dụng, bởi vì đó là những người giao dịch trực tiếp với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, sự hạn chế về trình độ, phẩm chất sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, và tạo nên những khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Thứ tư, về cơ sở vật chất, công nghệ, trang thiết bị: ngân hàng cần tăng cường

cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ và nâng cấp trang thiết bị để phụ vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng vay vốn trong thời đại kinh tế- xã hội đang phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập nền Cách mạng công nghiệp 4.0. Trụ sở làm việc khang trang, rộng rãi, cơ sở vật chất hiện đại giúp ngân hàng tạo ấn tượng mạnh và thu hút nhiều khách hàng. Số lượng khách hàng gia tăng đồng nghĩa với việc tất cả các hoạt động TDBL nói riêng hay sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung đều gia tăng mạnh mẽ.

* Các nhân tố thuộc về khách khàng.

ngân hàng nên các nhân tố từ khách hàng ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ của chi nhánh NHTM là: Nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh; Đạo đức và uy tín trong kinh doanh.

Một là nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt

động sản xuất- kinh doanh đều có nhu cầu về một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này được chia làm hai loại: vốn lưu động và vốn cố định. Nhu cầu bổ sung cả hai nguồn vốn trên trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều rất lớn. Vì vậy, ngân hàng là một kênh uy tín được các khách hàng tìm đến để gia tăng lượng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai là trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường năng lực

trình độ tổ chức và quản lý là những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hoặc thất bại trong sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức không hợp lý sẽ gây ra những lãng phí về chi phí dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, thua lỗ hoặc thậm chí phá sản. Một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, trình độ cao, có kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, từ đó ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao uy tín, niềm tin cho ngân hàng trong quan hệ nói chung và quan hệ mở rộng tín dụng nói riêng.

Ba là đạo đức và uy tín trong kinh doanh. Trong văn hóa kinh doanh, đạo đức

và uy tín đang ngày càng khẳng định là những yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tiễn chứng minh quan hệ hợp tác kinh tế và khả năng tiêu thụ sản phẩm luôn tỷ lệ thuận với uy tín trong kinh doanh bởi uy tín càng lớn sẽ tạo được niềm tin càng lớn cho người tiêu dùng và trong các quan hệ kinh tế với các đối tác, bạn hàng.

* Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội

Tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động TDBL luôn diễn ra trong bối cảnh và điều kiện kinh tế cụ thể, vì vậy luôn chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi môi trường kinh tế và xã hội.

Với một nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạt động suôn sẻ, có hiệu quả không bị ảnh hưởng bởi những biến động về giá cả, lạm

phát, tỷ giá, từ đó thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt và tạo tiền đề cho sự phát triển của hoạt động TDBL.

Môi trường xã hội thường được xét trên các khía cạnh như: trình độ dân trí, mức thu nhập của người dân, phong tục tập quán… trình độ dân trí cao sẽ giúp cung cấp nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Phong tục tập quán của mỗi vùng miền, mỗi địa phương và mỗi quốc gia có thể coi là nguồn lực vô giá tạo đà cho sự phát triển toàn diện, phù hợp với từng nơi đồng thời tạo ra những lợi thế cạnh tranh.

1.3 Kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số chi nhánh NHTM và bài học rút ra cho BIDV- Chi nhánh Mỹ Đình

1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số chi nhánh NHTM

a) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)- chi nhánh Hà Nội

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 tại Việt Nam và đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng, hệ thống Vietcombank nói chung và Vietcombank- chi nhánh Hà Nội nói riêng đã triển khai các giải pháp như sau:

Áp giúp mô hình ngân hàng bán lẻ tập trung vào các vấn đề sau: phân khúc khách hàng và chính sách khách hàng, mô hình phân phối đa kênh, mô hình tổ chức tại chi nhánh, mô hình tín dụng bán hàng tại chi nhánh theo hành trình khách hàng, các yêu cầu cần thiết của hệ thống để triển khai dự án.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh giá phí: Năm 2019, thu dịch vụ dòng bán lẻ của Vietcombank chi nhánh Hà Nội đạt 120 tỷ; giá bán vốn nội bộ thấp hơn từ 0,2%/ - 0,5%/ năm so với các mức giá bán vốn tại gói tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng khác. Dư nợ bán lẻ của chi nhánh thời điểm 31/12/2021 đạt gần 6.000 tỷ đồng.

Xây dựng cơ chế điều hành kinh doanh tại phòng giao dịch: khối bán lẻ quyết định mô hình kinh doanh phù hợp với từng PGD và được quyền tham gia ý kiến về việc phân bổ nhân sự và số lượng nhân sự đối với từng PGD để đảm bảo hiệu quả bán lẻ.

b) Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)- chi nhánh Bắc Từ Liêm

VietinBank với mục tiêu trở thành Top 5 các ngân hàng hiệu quả hàng đầu khu vực ASEAN và khu vực châu Á, toàn hệ thống ngân hàng VietinBank nói chung và VietinBank- chi nhánh Bắc Từ Liêm nói riêng đã triển khai các giải pháp trong phát triển hoạt động TDBL như sau:

Triển khai chiến lược tổng thể về hoạt động tín dụng bán lẻ: Chú trọng đẩy mạnh hoạt động số hóa thông qua việc thành lập trung tâm ngân hàng số; Tham gia hợp tác với Viettel để triển khai eKYC (xác thực khách hàng điện tử); Phối hợp với Grab: tiếp cận gần 5 triệu khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Grab, phân tích hành vi khách hàng để tiến hành cho vay.

Triển khai cơ chế quản lý điều hành bán lẻ, phân quyền mạnh cho khối bán lẻ thông qua việc: Mỗi chi nhánh có bộ phận phát triển kinh doanh riêng, có quyền giao và đánh giá các chỉ tiêu bán lẻ; Khối bán lẻ có quyền đề xuất đóng, mở các PGD trên cơ sở đánh giá hiệu quả mạng lưới PGD; Khối bán lẻ có quyền đề xuất, phê duyệt, đề xuất điều chỉnh mô hình kinh doanh bán lẻ tại các PGD thông việc phê duyệt mô hình kinh doanh, được đề xuất nhân sự tương ứng với từng vị trí trong mô hình đảm bảo an toàn, hiệu quả của mô hình.

Tập trung vào tăng trưởng quy mô bền vững thông qua việc: Phát triển khách hàng làm trọng tâm, đa kênh và mục tiêu đến 2025 số lượng khách hàng lũy kế đạt 12 triệu khách hàng phổ thông, 580.000 khách hàng giàu có, trung lưu; Hợp tác với Fintech để mở rộng kênh bán; Tập trung vào cho vay tiêu dùng cá nhân.

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w