Tăng cường quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ,

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 83 - 84)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.5 Tăng cường quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ,

lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng bán lẻ

Tăng cường quản lý chất lượng dư nợ TDBL:

- Theo dõi báo cáo dấu hiệu rủi ro, báo cáo kiểm soát chất lượng tín dụng gửi chi nhánh định kỳ hàng tháng, báo cáo tự kiểm tra tại Chi nhánh.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng theo đúng định hướng. Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động tín dụng bán lẻ để phối hợp cùng Ban Kiểm tra giám sát thực hiện kiểm tra tại các chi nhánh trong thời gian tới.

- Thường xuyên phối hợp Ban Quản lý tín dụng rà soát khách hàng có nguy cơ chuyển nợ xấu, rà soát chuyển nhóm nợ do kéo dài.

- Đề xuất Ban lãnh đạo có chế tài mạnh mẽ đối với Giám đốc trong trường hợp để xảy ra các rủi ro/suy giảm chất lượng TDBL.

Quản lý rủi ro tiền gửi: Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động huy động vốn tại chi nhánh và Trụ sở chính, thực hiện đúng vai trò tuyến vòng 1 trong mô hình quản lý rủi ro theo Thông tư 13/2018, đáp ứng và đảm bảo tuyệt đối tuân thủ các quy định NHNN về tiền gửi.

Quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng điện tử:

- Củng cố và nâng cao chất lượng công tác đối soát, hoàn tiền cho khách hàng. - Xây dựng cơ chế (tự động/thủ công) để xử lý kịp thời các giao dịch nghi ngờ, đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng.

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng:

- Phối hợp với Trung tâm chăm sóc khách hàng triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân.

- Triển khai các chương trình đo lường sự hài lòng của khách hàng về hoạt động tín dụng bán lẻ để có biện pháp nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của

khách hàng;

Một phần của tài liệu NGUYEN THU HANG- 1906035017- TCNH26B (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w