Kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số chi nhánh NHTM

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH (Trang 34 - 35)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại một số chi nhánh NHTM

NHTM

a) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)- chi nhánh Hà Nội

Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 tại Việt Nam và đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng, hệ thống Vietcombank nói chung và Vietcombank- chi nhánh Hà Nội nói riêng đã triển khai các giải pháp như sau:

Áp giúp mô hình ngân hàng bán lẻ tập trung vào các vấn đề sau: phân khúc khách hàng và chính sách khách hàng, mô hình phân phối đa kênh, mô hình tổ chức tại chi nhánh, mô hình tín dụng bán hàng tại chi nhánh theo hành trình khách hàng, các yêu cầu cần thiết của hệ thống để triển khai dự án.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh giá phí: Năm 2019, thu dịch vụ dòng bán lẻ của Vietcombank chi nhánh Hà Nội đạt 120 tỷ; giá bán vốn nội bộ thấp hơn từ 0,2%/ - 0,5%/ năm so với các mức giá bán vốn tại gói tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng khác. Dư nợ bán lẻ của chi nhánh thời điểm 31/12/2021 đạt gần 6.000 tỷ đồng. Xây dựng cơ chế điều hành kinh doanh tại phòng giao dịch: khối bán lẻ quyết định mô hình kinh doanh phù hợp với từng PGD và được quyền tham gia ý kiến về việc phân bổ nhân sự và số lượng nhân sự đối với từng PGD để đảm bảo hiệu quả bán lẻ.

25

b) Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)- chi nhánh Bắc Từ Liêm

VietinBank với mục tiêu trở thành Top 5 các ngân hàng hiệu quả hàng đầu khu vực ASEAN và khu vực châu Á, toàn hệ thống ngân hàng VietinBank nói chung và VietinBank- chi nhánh Bắc Từ Liêm nói riêng đã triển khai các giải pháp trong phát triển hoạt động TDBL như sau:

Triển khai chiến lược tổng thể về hoạt động tín dụng bán lẻ: Chú trọng đẩy mạnh hoạt động số hóa thông qua việc thành lập trung tâm ngân hàng số; Tham gia hợp tác với Viettel để triển khai eKYC (xác thực khách hàng điện tử); Phối hợp với Grab: tiếp cận gần 5 triệu khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Grab, phân tích hành vi khách hàng để tiến hành cho vay.

Triển khai cơ chế quản lý điều hành bán lẻ, phân quyền mạnh cho khối bán lẻ thông qua việc: Mỗi chi nhánh có bộ phận phát triển kinh doanh riêng, có quyền giao và đánh giá các chỉ tiêu bán lẻ; Khối bán lẻ có quyền đề xuất đóng, mở các PGD trên cơ sở đánh giá hiệu quả mạng lưới PGD; Khối bán lẻ có quyền đề xuất, phê duyệt, đề xuất điều chỉnh mô hình kinh doanh bán lẻ tại các PGD thông việc phê duyệt mô hình kinh doanh, được đề xuất nhân sự tương ứng với từng vị trí trong mô hình đảm bảo an toàn, hiệu quả của mô hình.

Tập trung vào tăng trưởng quy mô bền vững thông qua việc: Phát triển khách hàng làm trọng tâm, đa kênh và mục tiêu đến 2025 số lượng khách hàng lũy kế đạt 12 triệu khách hàng phổ thông, 580.000 khách hàng giàu có, trung lưu; Hợp tác với Fintech để mở rộng kênh bán; Tập trung vào cho vay tiêu dùng cá nhân.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)