Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH (Trang 76 - 77)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Mỹ Đình

3.2.1Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ gắn với chiến

lược ngân hàng số:

- BIDV cần nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng

bán lẻ gắn với chiến lược ngân hàng số. Chiến lược cần mang tính dài hạn, xác định các phân đoạn thời gian 05 năm, 10 năm, 20 năm để làm cơ sở định hướng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ từng năm. Để xây dựng được như vậy thì chiến lược này cần triển khai các nội dung sau:

- Đánh giá được khả năng thực lực của mình.

- Nghiên cứu, dự báo tương đối chính xác về thị trường ngân hàng bán lẻ

trong thời gian tới.

- Xác định và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng và chiến

lược ngân hàng số trong giai đoạn 05 năm, 10 năm và 20 năm. Trong đó đối với chiến lược ngân hàng số cần thực hiện theo 03 giai đoạn: (i) Đổi mới trải nghiệm tại các kênh giao dịch, tạo ra các trải nghiệm khách hàng mới; (ii) Số hóa các quy trình cùng với việc tự động hóa và xử lý số các quá trình kinh doanh; (iii) Cải thiện các nền tảng kinh doanh lõi dựa trên các công cụ, hệ thống phân tích dữ liệu.

- Dự báo và chuẩn bị các điều kiện cần thiết (mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ

thuật) để triển khai thành công chiến lược.

- Sau khi hoàn thành việc xây dựng chiến lược, cần theo dõi quá trình triển

khai chiến lược, thường xuyên đánh giá việc triển khai trong mối tương quan với những biến động của nền kinh tế và thị trường tài chính ngân hàng để có những điều chỉnh phù hợp.

67

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH (Trang 76 - 77)