Nguyên nhân những hạn chế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH (Trang 69 - 73)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3Nguyên nhân những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do môi trường kinh tế xã hội đang có nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đây là nguyên nhân có tác động chung cho tất cả các hoạt động của các ngân hàng, trong đó có chi nhánh BIDV Mỹ đình. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế là điều kiện tiên quyết và quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng. Môi trường kinh tế xã hội hiện tại đang có nhiều biến động dẫn đến sự phát triển khó khăn của hoạt động ngân hàng. Một số thị trường có sự thay đổi biến động lớn như thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường chứng

60

khoán có nhiều diễn biến bất thường ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của khách hàng gửi tại ngân hàng.

Thứ hai, mạng lưới rộng lớn trải khắp toàn quốc là một thế mạnh của BIDV

nhưng nó sẽ là trở ngại cho việc triển khai công nghệ mới, triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ nếu không có sự điều phối tốt từ trụ sở chính cũng như sự phối hợp giữa các chi nhánh sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ không đồng nhất giữa các chi nhánh. Hình ảnh của các điểm mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm chưa thống nhất, chưa tạo được thương hiệu riêng biệt của BIDV. Việc mở rộng mạng lưới kênh phân phối hiện đại triển khai chậm. Đây cũng là bất lợi của BIDV khi mở rộng hoạt động bán lẻ, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần lớn hầu như đều đã có kênh phân phối này

Thứ ba, môi trường khoa học công nghệ chưa phát triển gây ra nhiều trở ngại

cho ngân hàng. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, BIDV chi nhánh Mỹ Đình luôn cố gắng cập nhật và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào các sản phẩm TDBL. Hoạt động TDBL chưa được triển khai triệt để trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại vì vậy việc nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ và tốc độ xử lý giao dịch còn hạn chế.

Thứ tư do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Trong thực tế, vấn đề khó khăn

lớn nhất trong việc triển khai cung cấp sản phẩm TDBL đến khách hàng là vấn đề về tài sản thế chấp. Trong những năm qua, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của tài sản thế chấp tuy nhiên đây vẫn là một trở ngại lớn. Hiện nay khách hàng của TDBL chủ yếu là các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay mua căn hộ liền kề, nhà chung cư, biệt thự từ các dự án xây dựng khu đô thị mới nên hồ sơ về tài sản thường chỉ là hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, tài sản chưa được hình thành và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc nhận thế chấp bằng các tài sản trên mang lại nhiều bất lợi về phía ngân hàng.

Thứ năm là sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn.

61

doanh và cổ phần lớn làm cho tình hình kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau không chỉ bằng sản phẩm dịch vụ mà còn cạnh tranh cả về lãi suất, thương hiệu, phong cách giao dịch và các dịch vụ sau bán hàng. Bên cạnh đó, trong tương lai với sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động kinh doanh càng tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng này với các NHTM trong nước.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về mô hình tổ chức: hiện nay BIDV chi nhánh Mỹ đình đã chuyển

đổi mô hình tổ chức theo đúng quy chuẩn BIDV về chức năng, nhiệm của các khối. Khối quan hệ khách hàng bao gồm phòng khách hàng cá nhân, đây là phòng có chức năng nhiệm vụ và là đầu mối tiếp nhận các chỉ đạo về hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV, từ đó xây dựng và triển khai các hoạt động TDBL tại chi nhánh. Thực tế việc phân chia công việc và thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng khách hàng cá nhân còn chưa triệt để, chưa phát huy được hết năng lực và trình độ của cán bộ. BIDV chi nhánh Mỹ Đình có 02 phòng KHCN và 05 PGD, đối với phòng KHCN bao gồm 02 lãnh đạo và 04 cán bộ QLKH và PGD gồm 01 lãnh đạo phụ trách và 2- 3 cán bộ QLKH. Lực lượng cán bộ QLKH về TDBL còn quá mỏng để thực hiện và phát triển các kế hoạch TDBL tại chi nhánh.

Thứ hai, chi nhánh chưa có bộ phận Marketing chuyên trách là đầu mối chung

trong mở rộng và phát triển hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động TDBL nói riêng. Công tác Marketing mới được triển khai nhỏ lẻ từ phòng KHCN và các PGD nhưng chưa thực sự được quan tâm. Thị trường bán lẻ rộng lớn với đông đảo các khách hàng thuộc nhiều tầng lớp, có trình độ, thu nhập khác nhau. Vì vậy muốn thu hút được khách hàng thì cần phải xây dựng một chiến lược Marketing thật tốt.

Thứ ba về chất lượng của nhân lực: hiện tại BIDV chi nhánh Mỹ Đình có gần

20 cán bộ QLKH hàng phụ trách về hoạt động TDBL và trong số đó có 90% cán bộ có tuổi đời dưới 30 tuổi, được đào tạo chính quy tại các trường đại học lớn. Nguồn nhân lực hiện tại của chi nhánh Mỹ Đình còn đang thiếu về cả số lượng và chất lượng, chưa đảm bảo về chuyên môn lẫn kinh nghiệm quản lý khách hàng.

62

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Mỹ Đình và nêu ra được thực phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Mỹ Đình. Từ đó đưa ra đánh giá tổng quan về những kết qủa đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân những hạn chế của triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại chương 3.

63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI

NHÁNH MỸ ĐÌNH

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH (Trang 69 - 73)