ngUyễn Đức
Ảnh: Lại Hà
ngoài thì Việt Nam đã bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình nên nguồn viện trợ sẽ giảm dần về số lượng và mức độ ưu đãi trong thời gian tới. Do đó bên cạnh việc sử dụng vốn xóa đói giảm nghèo thì Việt Nam phải tính đến việc sử dụng một phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi (vốn tín dụng có lãi suất thấp) cho các nước đang phát triển để đầu tư phát triển cho khu vực sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Tuy khả năng vốn ODA sẽ giảm dần, vốn vay có lãi suất thấp sẽ tăng hơn, nhưng chúng ta hiện còn hơn 20 tỷ USD đã ký kết chưa giải ngân và gần 40 tỷ USD đã cam kết. Vì vậy, cần thực hiện tốt Nghị định số 38/2013/NĐ-CP để lượng vốn ODA được thực hiện nhiều hơn. Thực tế một số các dự án về thủy điện có thể bị đình chỉ, chúng ta có kế hoạch chuyển sang các dự án cho ngành nông nghiệp và các dự án đô thị (nước, điện, ánh sáng…); trước hết cần đẩy nhanh tiến độ Dự án nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Hà Nội) và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai là những dự án lớn bằng ODA.
Để sử dụng vốn ODA tốt hơn, nhiều hơn, thiết nghĩ các chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến của Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, rằng: Chính phủ Việt Nam cần chú trọng đến chiến lược tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây sẽ là những tiêu chí ưu tiên đầu tư của các nhà tài trợ quốc tế trong thời gian tới.
Về vấn đề này, đại diện Jica (Nhật Bản) cũng cho rằng: Việc Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA và Hội nghị nhóm tư vấn chuyển đổi thành Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển Việt Nam sẽ giúp cho việc hợp tác giữa các nước có nguồn vốn ODA và Việt Nam đạt được hiệu quả và bền vững./.