cho Chi nhánh B là không có cơ sở chấp nhận, bởi theo quy định tại Điều 48 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì cơ quan Thi hành án chỉ ra quyết định hoãn thi hành án khi có một trong những căn cứ sau: “Người phải thi hành án bị ốm nặng có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định; người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án; người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên; tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết; việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự; nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị”.
Như vậy, do không có căn cứ để hoãn thi hành án nên cơ quan Thi hành án huyện X vẫn phải tiếp tục tổ chức việc thi hành án theo đúng nội dung bản án đã tuyên. Ở đây, bản án chỉ buộc ông A phải trả nợ cho Chi nhánh B mà không có nội dung buộc ông A phải bồi thường cho ông D, do đó trách nhiệm của
cơ quan Thi hành án là thực hiện các thủ tục để chi trả tiền cho Chi nhánh B chứ không được lấy bớt một phần tiền bán tài sản của ông A để bồi thường cho ông D. Chỉ trong trường hợp Chi nhánh B đồng ý cho ông D nhận lại một phần tiền bán tài sản thì cơ quan Thi hành án Quận X mới được thực hiện. Nếu các bên không có thỏa thuận như vậy, cơ quan Thi hành án có thể hướng dẫn ông D khởi kiện ra Tòa để yêu cầu ông A bồi thường thiệt hại đối với phần tài sản bị tháo dỡ.