“tồn tại lớn” trong triển kha

Một phần của tài liệu TC89_T12 (Trang 44)

Tính đến nay, nhóm 6 ngân hàng trên đã cam kết cho Việt Nam vay hơn 50 tỷ USD, bao gồm cả vay theo dự án (86%) và chương trình (14%). Đến 2011, mức cam kết cho vay của nhóm đạt mức kỷ lục 7,2 tỷ USD và lượng vốn giải ngân tính trong 7 năm qua đạt khoảng 11 tỷ USD. Nguồn vốn ODA này tập trung vào những lĩnh vực phát triển như giao thông, năng lượng, nông nghiệp và nông thôn.

Tại cuộc họp, các ý kiến và báo cáo JPPR đã chỉ ra 4 “tồn tại lớn” trong quá trình thực hiện danh mục dự án của 6 NH.

Trước hết là tình hình giải ngân chậm và tỷ lệ giải ngân không cao, tính đến nay mới chỉ đạt trên dưới 30% tổng vốn đăng ký. Trong 2 năm 2011-2012, tỷ lệ giải ngân của 6 NH có sự khởi sắc, tăng trưởng đạt tốc độ 25% so với trước đây, tương đương mức 2 tỷ USD và 2,6 tỷ USD mà sự quyết tâm của Chính phủ trong “Năm giải ngân” đã góp phần tạo nên.

Sự chậm trễ trong khởi động dự án cũng được các nhà tài trợ chỉ ra khi các chỉ số thời gian từ lúc khoản vay được phê duyệt đến lúc khoản vay có hiệu lực đều ở mức chưa được tích cực.

Tương tự, thống kê cho thấy tỷ lệ khá cao về việc gia hạn dự án với những hệ lụy là lợi ích dự án không được chuyển giao cho đối tượng hưởng lợi kịp thời, chi phí giám sát và quản lý gia tăng. Việc hủy khoản vay cũng có xu hướng tăng lên, trong đó ADB chiếm 55% tổng số khoản vay bị hủy.

Chỉ số theo dõi tình hình thực hiện danh mục đã giảm tỷ lệ các dự án không thành công hiện ở mức 3,3%.

Các ý kiến nêu ra những nhóm giải pháp quan trọng để đôn đốc các dự án, khắc phục những tồn tại trong thời gian tới, bao gồm “các hành động trước” (Aas), công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án, các sáng kiến quản lý danh mục đầu tư…

Một phần của tài liệu TC89_T12 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)