Kinh nghiệm phát triển ngành CNTT của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

6. Cấu trúc nghiên cứu

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển ngành CNTT của một số nước trên thế giớ

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Đầu thập kỷ 1960, nền khoa học và công nghệ của Hàn Quốc bị đánh giá là trì trệ và tụt hậu; tích lũy vốn tri thức khoa học và công nghệ hầu như không có, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở mức rất thấp (vào khoảng 9,5 triệu USD). Nhân lực khoa học và công nghệ ở cả lĩnh vực công và tư nhân chưa đầy 5.000 người, trong đó chỉ có 79 tiến sĩ. Tuy nhiên, bằng chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của từng giai đoạn, Hàn Quốc đã phát huy được tiềm năng, lợi thế và vượt qua thách thức để có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, trở thành nước phát triển ở châu Á và trên thế giới. Hiện nay, Hàn Quốc có nền khoa học và công nghệ tiên tiến, đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển hùng hậu với gần 500.000 người (nhiều hơn cả Anh và Pháp), đầu tư quốc gia cho nghiên cứu và phát triển (năm 2016) là 77 tỷ USD, đứng thứ năm thế giới. Từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Hàn Quốc, có thể rút ra một số kinh nghiệm, đó là:

Thứ nhất, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển, trong đó có phát triển nguồn nhân lực. Hàn Quốc đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển tư nhân, bao gồm ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính, đặt hàng của Chính phủ. Chính sách ưu đãi các doanh nghiệp gồm miễn thuế đầu tư cho nghiên cứu và phát triển và phát triển nguồn nhân lực. Hàn Quốc sửa đổi Luật thuế địa phương và Luật miễn giảm thuế quốc gia để miễn thuế đất; giảm thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu

24

các nguyên vật liệu và công cụ dùng cho nghiên cứu và phát triển, phát triển nguồn nhân lực. Đối với việc thiết lập hệ thống tài chính phục vụ phát triển công nghệ, năm 1981, Hàn Quốc thành lập Ngân hàng Phát triển công nghệ Hàn Quốc, chuyên về tài chính thúc đẩy sự phát triển và thương mại hóa công nghệ. Ngoài ra, quốc gia này còn thành lập Cơ quan bảo lãnh phi lợi nhuận, Tổ chức tài chính công nghệ với chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các khoản vay ưu đãi cho phát triển hoặc thương mại hóa công nghệ; các quỹ phát triển công nghệ, xúc tiến khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông... để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ mới. Hệ thống tài chính phục vụ phát triển công nghệ được hoàn thiện với việc thiết lập thị trường chứng khoán công nghệ. Bên cạnh đó, thiết lập chương trình đặt hàng của nhà nước để thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ mới được phát triển bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cùng nhiều chương trình hỗ trợ khác, như: dịch vụ tư vấn kỹ thuật và pháp lý, dịch vụ thông tin công nghệ, thương mại và chuyển giao công nghệ...

25

Hình 3: Mô hình phát triển nguồn nhân lực CNTT của Hàn Quốc

Nguồn: Vũ Đức Hòa (2016)

Với những chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển. Theo thống kê, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tăng nhanh chóng, từ mức 428 triệu USD, chiếm tỷ lệ 0,77% GDP (tổng sản phẩm nội địa) năm 1980 tăng lên hơn 12 tỷ USD, 2,5% GDP năm 1995. Tỷ lệ giữa nhà nước và tư nhân đảo ngược từ mức nhà nước chiếm 64%, tư nhân chiếm 36% (năm 1980) thành mức tư nhân chiếm 81%, nhà nước chiếm 19% (năm 1995). Số nhân lực nghiên cứu tăng từ 18.434 (năm 1980) lên tới 128.315 (năm 1995), riêng khu vực tư nhân tăng từ 5.141 nhân lực nghiên cứu (năm 1980) lên 68.625 (năm 1995).

Thứ hai, thu hút nhân lực kỹ sư công nghệ cao từ nước ngoài để nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nội địa. Các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt

26

là các tập đoàn lớn đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hút và trọng dụng kỹ sư công nghệ cao là người Hàn Quốc ở nước ngoài (Hàn kiều) nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nội địa, với hai hình thức chủ yếu là hồi hương và sử dụng ở nước sở tại. Gói khuyến khích để hồi hương nhân tài Hàn kiều gồm các chế độ đãi ngộ hấp dẫn như mức lương thưởng cao, hưởng thêm khoản “tiền trợ cấp hồi hương” ... Trong khi đó, đối với việc sử dụng nhân lực ở nước sở tại, điều kiện và môi trường làm việc tốt, công việc có tính độc lập cao, được trọng dụng và thăng tiến. Năm 1992, các trung tâm nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp thu hút được 427 nhân tài Hàn kiều, các vị trí hoạch định công nghệ ở trụ sở đầu não của các tập đoàn hầu hết do các tiến sĩ Hàn kiều với bề dày kinh nghiệm ở các công ty đa quốc gia đảm nhiệm. Nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Huyndai, LG... đã thiết lập các đơn vị nghiên cứu và phát triển ở Thung lũng Silicon (bang California, Mỹ), để thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực vi điện tử, công nghệ sinh học, bán dẫn/máy vi tính và công nghệ sinh học.

Thứ ba, tăng cường đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống giáo dục riêng về khoa học và công nghệ, tách biệt với hệ thống giáo dục trung học và đại học hiện có. Bên cạnh việc mở rộng các khóa đào tạo sau đại học tại Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), các trường trung học và đại học khoa học và công nghệ cũng được thành lập, hình thành nên hệ thống đào tạo các nhà khoa học và kỹ sư xuất sắc. Học sinh, sinh viên ở những trường này còn được cấp học bổng và miễn giảm nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, Viện Công nghệ Hàn Quốc (KIT) đã mở chương trình nội trú miễn phí dành cho học sinh tốt nghiệp trường trung học khoa học và các học sinh tài năng. Điều này đã tạo ra mô hình liên kết ngành công nghiệp - trường đại học, giữa các trường đại học và các doanh nghiệp.

27

Không những thế, Hàn Quốc còn tích cực đẩy mạnh đào tạo nhân lực kỹ sư ở nước ngoài. Nhiều nhà khoa học, các nghiên cứu sinh của Hàn Quốc đến các quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức… làm việc và học hỏi được rất nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Chính phủ Hàn Quốc cũng ban hành các luật về tăng cường đào tạo nhân lực công nghệ cao, với tiêu chí các khóa đào tạo phải đi đôi với giáo dục chính thống và gắn với ngành công nghiệp trọng điểm, khuyến khích cả doanh nghiệp và cá nhân có thể phát triển các trường, khóa học và chương trình đào tạo chất lượng...

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ

CNTT đang được Ấn Độ xác định là ngành mũi nhọn, ngành này đã giúp Ấn Độ trở thành một trong 12 nền kinh tế lớn nhất thế giới, phấn đấu trở thành siêu cường quốc về CNTT của thế giới trong thế kỷ 21. Trong những năm xuất khẩu về công nghiệp phần mềm máy tính ở Ấn Độ tăng đều đặn ở mạng lưới 1.200 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật nằm rải rác khắp toàn quốc. Nhiều nhà khoa học về máy tính của Ấn Độ giữ vị trí lãnh đạo trong các công ty hàng đầu của thế giới.

Kể từ thập niên 1990, Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho thế giới. Để có nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, Ấn Độ đã thành lập Hội Doanh nghiệp dịch vụ và phần mềm (NASSCOM) có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển ngành CNTT quốc gia. NASSCOM đã lập dự án phát triển nguồn nhân lực quốc gia và chỉ ra rằng các nước có nhu cầu lao động CNTT của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Anh. Điểm xuất phát của công nghiệp tin học hoá là quốc phòng, vì đó là ngành mà nhà nước sẵn sàng đầu tư nhiều hơn tư nhân. Bộ CNTT là nơi khởi xướng dự

28

án dùng CNTT vào mục đích quân sự - C4I. Từ năm 1988, Ấn Độ đã xuất khẩu được những sản phẩm CNTT phục vụ quốc phòng như dự báo thời tiết, tăng cường khả năng cho radar, xác định mục tiêu tấn công… Để làm được điều này, Bộ CNTT và Bộ Quốc phòng đã phải bàn thảo kỹ xem cái gì là bí mật quân sự, cái gì có thể thương mại hoá. Sau đó, các sản phẩm này được ứng dụng vào các mục đích dân sự như thăm dò dầu khí, sản xuất xi măng, thanh toán liên ngân hàng… Bộ CNTT xây dựng một cơ sở dữ liệu về các sản phẩm CNTT hiện tại và khả năng ứng dụng của chúng vào nhiều ngành khác nhau.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 36)