Số lượng và chỉ tiêu ngành CNTT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 48 - 49)

6. Cấu trúc nghiên cứu

2.1.4. Số lượng và chỉ tiêu ngành CNTT tại Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 235 trường đại học, trong đó có 153 trường đào tạo CNTT, hàng năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT ra trường. Số lượng này là rất thiếu so với nhu cầu phát triển doanh nghiệp CNTT với mục tiêu của Chính Phủ là ưu tiên khởi nghiệp CNTT. Việt Nam hiện nay đang trở thành một điểm đến của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Samsung, LG, Intel... và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, thực hiện cuộc CMCN 4.0. Năm 2017 - 2020, thị trường Việt Nam thiếu 350.000 - 400.000 nhân lực CNTT. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng sẽ tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), lưu trữ đám mây, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và blockchain. Các lĩnh vực quan trọng khác như Internet vạn vật (IoT), thương mại điện tử, quy trình kinh doanh và gia công phần mềm CNTT... cũng đã và đang được các doanh nghiệp trong nước, liên doanh nước ngoài chuẩn bị tích cực.

Thống kê cho thấy, nhu cầu nhân lực CNTT tăng cao nhưng thị trường lao động trong lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Năm 2021, số lượng nhân lực CNTT cần là 500.000 người và thiếu hụt hơn 190.000 người. Đánh giá sơ bộ của Sở Lao động - Thương binh

41

và Xã hội cho thấy, việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp ứng dụng, sử dụng CNTT, chuyển đổi số từ sau phiên dịch thứ hai của Covid-19 có xu hướng tăng mạnh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn ứng dụng CNTT đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 48 - 49)