Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT tạ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 63 - 77)

6. Cấu trúc nghiên cứu

3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT tạ

Việt Nam

Qua nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu các điều kiện cơ bản cho việc đưa giải pháp từ kinh nghiệm quốc tế tới Việt Nam, phần giải pháp sẽ được đề xuất với 06 đề xuất cho nhà nước phát triển nhân lực CNTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là: Chính sách của nhà nước cho việc phát triển nguồn nhân lực; Phát triển đa dạng nguồn nhân lực; Tăng cường chất lượng đào tạo nhân lực CNTT; Phát triển số lượng nhân lực CNTT; Phát triển kỹ năng cho nguồn nhân lực và giải pháp ứng dụng CNTT.

3.2.1. Chính sách nhà nước về phát triển nguồn nhân lực CNTT

Với chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước đã đặt ra cho mục tiêu chung của phát triển kinh tế đất nước và đã nêu ra tầm quan trọng, vai trò của CNTT trong phát triển kinh tế và hội nhập song cần phải có định hướng chiến lược kèm theo các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn; cụ thể hóa các nội dung và chương trình để thực hiện trên các cấp, ban ngành và toàn bộ nền kinh tế. Các quyết định, văn bản hướng dẫn của Bộ TTTT về cơ bản đã đưa ra án cho việc phát triển nhưng mục tiêu không chỉ cụ thể trên số lượng mà cần cụ thể đáp ứng cho

56

các ngành nghề, đảm bảo đầu ra cho nguồn nhân lực. Các chính sách cần tập chung hơn vào các điểm như sau:

- Chính sách cho phát triển chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực, phát triển về chất nguồn nhân lực tạo đà vững chắc phát triển lượng nguồn nhân lực. Sử dụng chính sách để điều phối phân bổ phát triển nhân lực CNTT cho lĩnh vực gì trước lĩnh vực gì sau; xác định giới hạn rõ về trình độ để có phương án đào tạo phát triển nguồn nhân lực VD: Ưu tiên sử dụng nhân lực CNTT cho cải cách hành chính.

- Quy hoạch đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn DN và tổ chức đào tạo chủ động hợp tác với nhau để định hướng nghề nghiệp và bổ sung các kỹ năng CNTT cho sinh viên, học viên; lấy nhu cầu thực tế từ các tổ chức, DN và đào tạo cung cấp trực tiếp đảm bảo nhu cầu và đầu ra cho đào tạo.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giáo dục Đại học, các cấp để tăng thêm nguồn nhân lực, thực tế cho thấy 40% số người hoạt động trong lĩnh vực CNTT là theo học các ngành kỹ thuật tự nhiên khác; CNTT được xác định là công nghệ tiên phong do vậy phải đào tạo bằng công nghệ để tiếp cận và định hướng sử dụng CNTT trong cuộc sống.

- Có các chính sách ưu đãi về các loại thuế, thủ tục phát triển CNTT, khuyến khích mở doanh nghiệp trong nhà trường và mở trường trong doanh nghiệp, khuyến khích mở các Viện nghiên cứu trong các trường. Với chính sách này, mội liên hệ giữa đào tạo - sản xuất - nghiên cứu sẽ mang tính hữu cơ, chặt chẽ hơn.

- Chính sách định hướng phát triển CNTT và sử dụng NNL CNTT; cung cấp thông tin cho các thành phần nắm bắt định hướng nghề nghiệp và tạo điều

57

kiện cho người học CNTT ứng dụng được chuyên môn trong công việc. Cụ thể hóa các định hướng và phân bố nguồn nhân lực; các dự báo sát thực trên các số liệu công bố để người học xác định mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cho bản thân VD: Xác định rõ nguồn nhân lực và chuyên môn cần tuyển, định hướng CNNT thông tin tới đâu, từng bước cần nguồn nhân lực nào, từ đó dựa trên nhu cầu từng ngành nghề trên các năm các trường đại học, dạy nghề nắm bắt liên kết đào tạo phù hợp, thiết thực.

3.2.2. Thúc đẩy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong việc sử dụng cho ứng dụng, cho đào tạo cũng như chuyên môn trong ngành CNTT.

Phát triển đào tạo NNL trước hết cần nâng cao chất lượng đào tạo CNTT tại các trường đại học và cao đẳng, trong đó có thể chú trọng việc liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài. Bằng cách kết hợp giữa việc giảng dạy trực tiếp của các giáo sư, chuyên gia nước ngoài với việc ứng dụng công nghệ huấn luyện từ xa qua mạng, các sơ sở đào tạo có thể mở ra hướng đìa tạo nới có chất lượng và hiệu quả cao. Học viên được tiếp nhận kiến thức mớ nhất và kỹ năng ngang tầm quốc tế từ các chuyên gia nước ngoài có khả năng thực hành cao, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều người khác cùng tiếp nhận kiến thức này (qua mạng) với chi phí rẻ hơn so với việc mời chuyên gia sang trực tiếp giảng dạy. Tăng cường đào tạo sau đi làm là giải pháp quan trọng trong ứng dụng bởi người đi làm mới có thể tiếp cận và nhận thức được rõ hơn công việc và yêu cầu công việc đặt ra, từ đó mới xác định chuyên sâu cho phát triển chuyên môn hoặc lúc đó mới nhận thấy sự phù hợp của mình với công việc thực tế ở điểm nào để bổ sung cho phù hợp.

58

Do đặc điểm của CNTT là ngành công nghệ cao, quãng thời gian giữa nghiên cứu ứng dụng và sản xuất kinh doanh khá ngắn cho nên cần có cách sử dụng và đào tạo nhân lực riêng biệt. Hơn nữa, do tốc độ phát triển quá nhanh của ngành CNTT cho nên giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực CNTT luôn có khoảng cách. Phần lớn các kỹ sư CNTT cần có thời gian nhất định để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới theo kịp yêu cầu sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ sau khi ra trường là việc làm tất yếu và bắt buộc. Để phát triển nguồn nhân lực này cần ban hành các chuẩn kỹ năng đào tạo CNTT, nâng cao trình độ chuyên môn và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này là vấn đề cấp bách và cần thiết để có nguồn nhân đóng góp chất lượng, tích cực phục vụ cho ngành CNTT, chấm dứt tình trạng hiện nay là nguồn nhân lực này có nhiều nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức dẫn đến sự mất cân đối về đào tạo và làm việc thực tế.

Cải thiện các chương trình đào tạo và huấn luyện cho nhân viên IT. Số liệu của VietnamWorks cho thấy 75% người tìm việc ngành IT mong muốn một công việc cho họ cơ hội được đào tạo. Nhưng chỉ có 14% số công việc IT cung cấp cơ hội đào tạo. Bằng việc đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhân viên, các công ty IT có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng hơn, đồng thời cũng gắn kết nhân viên, khiến họ trung thành hơn với công ty, tổ chức đơn vị. Với tình hình hầu hết các công ty IT thuộc lĩnh vực gia công “outsourcing” thường xuyên phải làm việc gia công cho khách hàng nước ngoài, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc hoặc ngoại ngữ khác là vô cùng cần thiết. Sự thiếu cập nhật về công nghệ mới do chưa được tích hợp vào giáo trình dạy CNTT như các khái niệm Dữ liệu lớn, Lập trình di động, Công nghệ đột phá trong khởi nghiệp và Mã nguồn mở, vốn đã phổ biến trên thế giới.

59

3.2.3. Phát triển số lượng cho nguồn nhân lực

Theo thống kê và nhu cầu thực tế, phát triển số lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết cho cầu thị trường và cho định hướng phát triển chung của nhà nước, để giải quyết được vấn đề này không thể làm ngay với bất kỳ giải pháp nào mà cần có sự phối hợp đồng bộ với các bước:

- Mở rộng phương thức đào tạo, tạo cơ chế tiếp cận cho mọi người về CNTT, tìm những phương hướng mới để nâng cao trình độ của 04 nhóm NNL như kết hợp chuyên gia, giáo sư chuyên ngành giảng dạy trực tiếp với việc ứng dụng đào tạo từ xa tạo ra nhiều phương án nâng cao hiệu quả.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước trong quá trình đào tạo và sử dụng NNL CNTT Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư lớn và lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhân tài thúc đẩy nhà trường tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Về phía Doanh nghiệp và nhà trường cần chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau để người học có được các kiến thức mới, đào tạo theo nhu cầu của xã hội nhằm giải quyết triệt để việc thiếu NNL CNTT. Cần thống nhất rằng đặc điểm của ngành CNTT là ngành công nghệ cao, có tốc độ phát triển quá nhanh, do vậy giữa nghiên cứu và ứng dụng, giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng NL CNTT luôn có khoảng cách. Cũng chính vì vậy cần đào tạo, nâng cao trình độ sau khi ra trường là điều tất yếu.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng NNL CNTT trong điều kiện phát triển thị trường lao động CNTT, xây dựng các tập đoàn CNTT, huy động nguồn lực kiều bào. Cần phát triển vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước đầu tư thích đáng vào phát triển kết cấu hạ tầng của thị trường lao động ngành: cập nhật thông tin,

60

tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu nguồn NL CNTT, xây dựng các tập đoàn CNTT quốc gia đủ sức vươn ra quốc tế. Cần có cơ chế thu hút kiều bào đặc biệt là các chuyên gia, doanh nghiệp CNTT từ nước có nền CNTT tiên tiến, đây sẽ là cầu nối phát triển ngành CNTT trong nước hội nhập với thế giới.

- Tăng cường sự quản lý của nhà nước để phát triển NNL CNTT chất lượng cao: nâng cao chất lượng của các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục đào tạo, xã hội hóa, phổ cập hóa CNTT và hoàn thiện về chính sách môi trường pháp lý. Phát triển NNL nhất là NNL chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân, kết hợp chặt chẽ phát triển nguồn lực với phát triển ứng dụng KHCN là một trong ba đột phá chiến lược của nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT góp phần tích cực vào phát triển đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập kinh tế sâu hơn trong nền kinh tế thế giới. Như một số bài báo của Mỹ (PCMag) đã nhận định và so sánh Việt Nam như một thung lũng Silicon của Đông Nam Á.

3.2.4. Phát triển chất lượng cho nguồn nhân lực

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đưa ra Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thông tư về “Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp”. Với các chuẩn kỹ năng này, người thực hiện chuyên môn, người sử dụng chuyên môn sẽ nắm bắt rõ về các kỹ năng cần thiết cho công việc, đáp ứng được các tiêu chí đặt ra trong ngành và là cơ sở để vững bước trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Có nhiều giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực CNTT, tuy nhiên để đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, công nghệ tiền đề cho

61

các công nghệ khác thì cần xem xét trên nhiêu nhiều yếu tố và cần phát triển trên các phương diện, lĩnh vực để tạo nên nền tảng mà từ đó nhân lực CNTT trở thành nhân tố tất nhiên trong quá trình ứng dụng và phát triển. Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng, kiểm soát các tiêu chuẩn qua các chương trình đào tạo, tuyển chọn tuân theo các chuẩn kỹ năng kỹ sư CNTT của Bộ TT&TT là việc cần làm đảm bảo nguồn cung chất lượng cho thị trường và đặc biệt hơn với hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra cần bổ sung các chương trình đào tạo với các chuẩn kỹ năng đáp ứng yêu cầu của từng hiệp định khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo nguồn nhân lực có đủ kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng tham giao vào hội nhập. Thiếu hụt kỹ năng mềm, đây luôn là điểm yếu của nhân lực của Việt Nam nói chung nhưng đặc biệt quan trọng đối với ngành IT. Bởi những vị trí cao trong bậc thang sự nghiệp ngành này đều đòi hỏi nhiều hơn những kiến thức về kỹ thuật. Ví dụ, vị trí quản lý dự án sẽ đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thuyết phục đối tác, quản lý thời gian và tiến độ... Điều này không phải người làm IT nào ở Việt Nam cũng đáp ứng được. Do vậy phải nhất thiết phải có chương trình đào tạo kỹ năng mềm và kiểm duyệt kỹ năng này khi nguồn nhân lực này tham gia vào thị trường lao động.

3.2.5. Phát triển đa dạng nguồn nhân lực và giữ nguồn nhân lực

Không hẳn học đại học chuyển ngành CNTT: Dựa vào các phương hướng trên song nguồn nhân lực cần phải có sự chủ động trong tiếp cận và tìm kiếm cơ hội như: Có nhất thiết phải học đại học CNTT hay chỉ cần chứng chỉ nghề CNTT để có việc làm về CNTT. Tương đồng với quan điểm của “Nguồn Computerworld.” Điều đó không cần thiết. Công tác xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT cần phải được đặc biệt chú trọng. Đặc điểm của quá trình đào

62

tạo chính quy là kết quả chỉ có thể nhìn thấy trong một thời gian dài, không thể đạt được những đột phá chỉ sau một sớm một chiều. Thời gian đào tạo về CNTT hiện nay là từ 4,5 - 5 năm ở bậc đại học.

Với khoảng thời gian đó, giả sử chúng ta có cải thiện ngay toàn bộ hệ thống đào tạo với chất lượng tiên tiến ngay ở thời điểm này thì 5 năm sau mới có lứa sinh viên chất lượng cao đầu tiên ra trường. Như vậy nếu chỉ tập trung vào cải thiện hệ thống đào tạo chính quy, chúng ta sẽ gặp phải khoảng trống về nhân lực trong tối thiểu 5 năm. Bộ TT&TT đã đề xuất đẩy mạnh việc xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT, trong đó tập trung vào các giải pháp như xã hội hóa đào tạo, đẩy mạnh tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu Doanh nghiệp. Qua 5 năm đi vào triển khai, hiện Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều trung tâm đào tạo CNTT chất lượng cao trong và ngoài nước. Các trung tâm này với hoạt động chính là tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn đã góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức còn thiếu hụt cho đội ngũ sinh viên vừa ra trường cũng như

lao động mới đi làm, từng bước giải quyết được bài toán chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong ngắn hạn. Các khóa đào tạo ngắn hạn cho Doanh nghiệp của Bộ TT&TT cũng được các Doanh nghiệp đón nhận hết sức nhiệt tình. Các doanh nghiệp cho rằng đây là hướng đi đúng đắn hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất bài toán nhân lực CNTT trong ngắn hạn.

Qua các chủ đề trên phần nào cũng phản ánh được mối quan tâm của nhà nước, bộ ban ngành và giới chuyên môn trong lĩnh vực CNTT thể hiện được cách nhìn trong đa ngành nghề, lĩnh vực để hướng tới một xã hội hóa CNTT, định hướng cho phát triển cả vể cơ sở hạ tầng, tạo đà thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong cả ứng dụng, đào tạo và phát triển sản phẩm về CNTT.

63

3.2.6. Giải pháp trong ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT phát triển giao thông thông minh, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn và xây dựng đô thị xanh, tiện ích, an toàn, tiết kiệm các nguồn lực, đem lại môi trường sống văn minh, hiện đại cho người dân. Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông ngành y tế, bảo hiểm, bệnh viện, bác sĩ với người dân mọi vùng miền, trên cơ sở chuẩn hóa qui trình quản lý y tế, hồ sơ bệnh án điện tử, khám chữa bệnh từ xa, quản lý thuốc, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)