6. Cấu trúc nghiên cứu
2.1.1. Doanh nghiệp trong ngành CNTT
Công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng trong cả đời sống cá nhân và kinh doanh. Cuối năm 2020, Việt Nam đã có khoảng 68.17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số). Cùng với nó là sự mở rộng của nhiều doanh nghiệp trong ngành CNTT. Doanh nghiệp CNTT là các doanh nghiệp CNTT có phát sinh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ CNTT trên địa bàn tỉnh kể cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Khu CNTT tập trung:
Có thể nói, khu CNTT tập trung hiện nay chính là nơi quy tụ các tổ chức, doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước nhằm phát triển Công nghiệp ngành, lĩnh vực CNTT cho quốc gia. Do đó, nhiều thời gian qua, Đảng, Chính phủ, nhà nước luôn quan tâm, coi trọng việc phát triển. Đến nay, hiện cả nước có 08 khu CNTT tập trung đang hoạt động (6 khu độc lập và 2 khu trong chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung), theo mô hình như: Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm công nghệ phần mềm TP. Hồ Chí Minh (SSP), Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (VNU-ITP), các tòa nhà E-Town (công ty cổ phần cơ điện lạnh REE), Công viên phần mềm Đà Nẵng, Trung tâm giao dịch CNTT Hà Nội và Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ.
32
Bảng 2.1: Nhân lực CNTT trong các khu CNTT tập trung
Nguồn: Sách Trắng (2021)
Tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin- Điện tử-Viễn thông:
Từ cuối năm 2019, dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế; các doanh nghiệp. Đối với ngành công nghệ thông tin và ngành viễn thông, dịch bệnh tạo ra thách thức nhưng cũng đem đến những cơ hội. Doanh nghiệp ngành này đã nhanh nhạy nắm bắt để vươn lên và phát triển bền vững. Giai đoạn 2016-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia ngành không ngừng tăng qua các năm với doanh thu đóng góp cho ngân sách quốc gia đầy triển vọng. Tính đến cuối năm 2020, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin-Điện tử-Viễn thông đạt 44.597 doanh nghiệp, Năm 2021, doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin được kỳ vọng hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới và cùng đó là sự gia tăng của các gói thầu đầu tư công nghệ.
33
Bảng 2.2: Tổng số DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT-Điện tử, viễn thông
Chỉ tiêu
Nguồn: Sách Trắng (2021)
Doanh thu công nghiệp CNTT-Điện tử, viễn thông:
Trong năm 2019, hoạt động công nghiệp CNTT bao gồm ba loại hình sản xuất sản phẩm CNTT, cung cấp dịch vụ CNTT và kinh doanh phân phối sản phẩm, dịch vụ CNTT diễn ra tại 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 5 tỉnh so với năm 2018. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ CNTT năm 2019 đạt trên 2.600.000 tỷ đồng trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 82,1%, nộp ngân sách nhà nước đạt trên 53.000 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm và dịch vụ CNTT năm 2019 cũng đạt khoảng 150.000 tỷ đồng. Cả nước có khoảng 66.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT với số nhân lực 1 triệu người.
Bảng 2.3: Tổng doanh thu công nghiệp CNTT-Điện tử, viễn thông
34 2 3 4 5 Nguồn: Sách Trắng (2021)
Bảng 2.4: Tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT
Chỉ tiêu
1
2
Nguồn: Sách Trắng (2021)
Theo Sách Trắng Công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT và phần cứng, điện tử tăng mạnh giai đoạn 2016-2020. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ước tính trong 10 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt 2.562 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 110,7 tỷ USD) tăng trưởng khoảng 9% so với
35
cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, doanh thu các doanh nghiệp Việt Nam là 292.000 tỷ đồng chiếm 11%. Doanh thu quý 3 đã tăng trưởng 26,8% so với quý 2 (quý 2 sụt giảm 14% so với quý 1). Trong tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử chiếm gần 90%, đạt khoảng 2.270 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 98,1 tỷ USD). Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt 88,3 tỷ USD chiếm khoảng 32,5% giá trị xuất khẩu của cả nước. Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng việc phát triển lĩnh vực an toàn an ninh mạng trong năm 2021 đã có nhiều kết quả tích cực. Trong đó, doanh thu dịch vụ an toàn an ninh mạng trong 10 tháng đầu năm 2021 đạt 1.535 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2020