Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc nghiên cứu

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT của một số nước như Hàn Quốc, Ấn Độ,... có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành như sau:

Một là, cần thay đổi cách tiếp cận trong chính sách để tạo động lực và tạo đà cho những nhân tố chủ chốt trong hệ thống nghiên cứu và phát triển. Đối với doanh nghiệp, cần sử dụng cách tiếp cận cạnh tranh thị trường để tạo động lực và tạo đà cho doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Đối với các viện nghiên cứu và trường đại học, thay cách tiếp cận cào bằng và bình quân chủ nghĩa bằng cách tiếp cận cạnh tranh. Theo đó, các tiêu chí như thành tựu, quá trình nghiên cứu, sự phù hợp với nhu cầu quốc gia, sự phối hợp với khu vực kinh doanh... có thể được sử dụng trong phân bổ nguồn lực. Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy trong môi trường cạnh tranh, tinh thần hiếu học, tinh thần khoa bảng trở thành động lực và áp lực khiến các cá nhân phải làm việc cật lực để có được công việc thích hợp, lương cao, địa vị tốt.

29

Hai là, sử dụng cách tiếp cận lựa chọn và tập trung trong phát triển nhân lực khoa học và công nghệ phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của tiến trình công nghiệp hóa. Hàn Quốc đã xác định rõ từng nội dung trọng tâm phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển cụ thể và do vậy, nguồn lực đầu tư tập trung, không bị phân tán, dàn trải.

Ba là, thu hút nhân tài Việt kiều để tiếp thu khoa học và công nghệ nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa. Các biện pháp thu hút nhân tài phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, khi trình độ kinh tế - xã hội còn kém, họ thực hiện chính sách lựa chọn và tập trung hồi hương nhân tài Hàn kiều với các biện pháp như: tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi; tin tưởng giao trọng trách và nhất là có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.

Bốn là, nâng cao năng lực thực thi chính sách. Yếu tố chủ yếu đảm bảo khả năng thực hiện tốt là các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn, tham vọng để có thể hợp nhất và huy động mọi nguồn lực cần thiết vận hành bộ máy hành chính nhà nước hiệu quả.

Năm là, xây dựng môi trường xã hội thuận lợi trong ươm tạo và nuôi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ. Khi người dân nhận thấy và hiểu rằng, khoa học và công nghệ có thể giúp họ thoát khỏi đói nghèo, sẽ tạo nên bước chuyển về văn hóa, sự chuyển đổi căn bản về thái độ và nhận thức xã hội đối với khoa học và kỹ thuật.

Sáu là, cần liên kết giữa khu vực nghiên cứu và phát triển công - khu vực công nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nhau, với viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khác dưới nhiều hình thức; chuyển mạnh tổ chức

30

nghiên cứu và phát triển công có hướng nghiên cứu gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu doanh nghiệp hoặc chuyển sang mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ...

Có thể thấy, Việt Nam cần có sự thay đổi và điều chỉnh về tư duy, cách tiếp cận, biện pháp cụ thể và cải thiện năng lực thực thi trong chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Theo đó, các nhà hoạch định chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ cần am hiểu sâu về tiềm năng, lợi thế của đất nước và những khó khăn, thách thức phải đối mặt, cùng với các yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế để có được chính sách đúng đắn và phù hợp.

31

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)