Nâng cao công tác thẩm định và quyết định cho vay

Một phần của tài liệu 1496_000000 (Trang 81 - 83)

2019

3.2.2 Nâng cao công tác thẩm định và quyết định cho vay

Trƣớc khi quyết định cho vay CBTD phải tiến hành khảo sát và thu thập xử lỷ thông tin về khách hàng, cũng nhƣ về phƣơng án, nguồn trả nợ. Công tác thẩm định tín dụng đƣợc coi là khâu quan trọng nhất để đƣa ra một quyết định cho vay đúng đắn nhất, đặc biệt là đối với TDCN, đây cũng là điều rất dễ mắc phải sai lầm gây ra rủi ro tín dụng. Chính vì thế ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Khi xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, CBTD cần xem xét các thông tin do khách hàng cung cấp, cũng nhƣ các nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập đƣợc (qua phỏng vấn trực tiếp, thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài), ngân hàng cần chú ý xem khách hàng có vay vốn tại ngân hàng nào hay không, trong quá trình vay vốn có phát sinh nợ quá hạn hay không. Nếu khách hàng có mức nợ quá hạn cao và thƣờng xuyên trong quá khứ, ngân hàng cần xem xét kỹ và ra quyết định cho vay hay không cho vay. Đối với khách hàng thƣờng xuyên để nợ quá hạn thì ngân hàng có thể từ chối không quan hệ tín dụng với khách hàng này nhằm hạn chế rủi ro trong khoản vay này. Nhằm hạn chế ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

mức độ tín nhiệm cao, thì ngân hàng cần mở rộng quan hệ tín dụng với đối tƣợng khách hàng này. Quan hệ với đối tƣợng khách hàng này, ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro tín dụng phát sinh và cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoại động tín dụng của ngân hàng. Để làm đƣợc điều này ngân hàng cần có một chuẩn mực đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng cụ thể và phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, tránh tình trạng đánh giá chủ quan theo quan điểm riêng của CBTD. Cần có những chính sách ƣu đãi đối với đối tƣợng khách hàng có mức độ tín nhiệm cao này để khách hàng tiếp tục sử dụng vốn vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần chú ý việc đến việc quyết định cho vay đối với đối tƣợng khách hàng có mức độ tín nhiệm không cao, có thể từ chối cho vay để hạn chế rủi ro hoặc cho vay với điều kiện cụ thể để đàm bảo thu hồi vốn nhƣ cho vay có đảm bảo và mức cho vay thấp.

- Kiểm tra tính khả thi của nguồn thu nhập (từ lƣơng/cho thuê/…) hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đây là yếu tố lớn ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng. Thông qua tính khả thi của nguồn thu nhập hay phƣơng án sản xuất của khách hàng, ngân hàng có thể loại bỏ các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay. Để đánh giá tốt tính khả thi này, ngân hàng cần có một chuẩn mực đánh giá cụ thể đối với từng đối tƣợng, phù hợp với tình hình thực tế. CBTD cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện tránh đánh giá sai lệch gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát vốn, gây mất uy tín của ngân hàng. Phải căn cứ nhiều phƣơng diện để xác định nguồn thu nhập hay phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả thi và đƣa ra dự báo tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình cho vay cũng nhƣ quá trình khách hàng sử dụng vốn

- Đối với từng hồ sơ vay vốn của mỗi khách hàng cần xác định mức cho vay tối đa, cũng nhƣ thời gian vay phù hợp với phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo: CBTD cần đánh giá và kiểm tra tài sản đảm bảo một cách chi tiết, cụ thể, khách quan theo quy định của VietinBank và NHNN. Ngân hàng cần nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo cho CBTD thông qua các lớp tập huấn, các lớp học ngắn hạn, các buổi tọa đàm giữa Ban Giám đốc và CBTD nhằm gỡ bỏ những vƣớng mắc trong quá trình kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó ngân hàng cần có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành liên quan, để nhận đƣợc sự hỗ trợ trong quá trình kiểm tra đánh giá tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu 1496_000000 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w