2019
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
NHNN cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các nghị quyết, nghị định của Chính phủ đến các NHTM một cách cụ thể và kịp thời. Theo đó, NHNN phải thƣờng xuyên nắm bắt các diễn biến kinh tế để đƣa ra các hƣớng chỉ đạo kịp thời, nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM an toàn, hiệu quả.
NHNN cần tăng cƣờng và đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Mục đích của công tác này là để cho các TCTD tuân thủ đúng các quy tắc về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR và quy định về an toàn tín dụng. Để có hệ thống quản lý rủi ro khoa học và chắc chắn, cần có nhiều thời gian và đòi hỏi chi phí khá cao, vì để tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel II, hay xa hơn là Basel III thì NHNN cần phải xây dựng các tiêu chí để đánh giá đƣợc các chính sách và quy trình quản lý rủi ro do các NHTM xây dựng phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của từng NHTM; từng bƣớc chuẩn hóa các quy trình nhằm nhận dạng, đo lƣờng và kiểm tra, kiểm soát các loại rủi ro để qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
Bên cạnh đó cũng cần thiết phải nâng cao chất lƣợng cung cấp thông tin CIC của NHNN, chất lƣợng thông tin càng cao thì hiệu quả quản trị rủi ro càng tốt. Hiện nay, các ngân hàng chƣa hợp tác tích cực với CIC vì muốn giữ bí mật thông tin khách hàng để cạnh tranh với các ngân hàng khác nên các thông tin truy cập từ CIC còn nghèo nàn, chƣa đầy đủ, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC, có chế tài trong việc quy định nội dung báo cáo, lồng ghép thanh tra việc chấp hành quy định báo cáo vào chƣơng trình thanh kiểm tra của NHNN để đảm bảo thông tin tín dụng nhận đƣợc từ CIC phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích, tổng hợp về khách hàng để lƣu ý đối với các TCTD trong việc ra quyết định cho vay.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam
3.3.2.1 Về phân cấp quản lý
VietinBank nên có chủ trƣơng khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng, cho vay TDCN nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đƣa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lý.
Theo đó, qua đánh giá chung về hiệu quả hoạt động TDCN của VietinBank CN7 có thể thấy, Chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa quy mô mà vẫn đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị VietinBank tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nâng cao hạn mức dƣ nợ hàng năm, nhằm đƣa tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động của chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu đƣợc lợi nhuận lớn hơn.
3.3.2.2 Về chính sách tín dụng
Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị VietinBank hoàn thiện chính sách tín dụng theo hƣớng hợp lý hoá và cụ thể hoá nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hƣớng cho hoạt động TDCN của toàn hệ thống nhƣ:
- Chính sách khách hàng: phải định hƣớng cụ thể những nhóm khách hàng là đối tƣợng ƣu tiên của ngân hàng và kèm theo các ƣu tiên cụ thể phù hợp với chiến lƣợc danh mục đầu tƣ của chi nhánh trong từng thời kỳ.
- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: cần phải thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp CBTD có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định quy mô và giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng.
- Chính sách đảm bảo tiền vay: cần phải thiết lập những quy định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các quy định mang tính hƣớng dẫn. Các quy định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.
3.3.2.3 Về nhân sự
Ngân hàng cần tiếp tục công tác đào tạo, hƣớng dẫn cho cán bộ thử việc để đáp ứng đƣợc công việc khi chính thức ký hợp đồng. Tập trung ƣu tiên bố trí cán bộ bán hàng để tăng trƣởng quy mô họat động, đảm bảo đạt kế hoạch kinh doanh.
Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần đổi mới phong cách giao dịch, đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hoá kinh doanh đối với với toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Các nhân viên giao dịch của ngân hàng phải luôn giữ đƣợc phong cách thân thiết, tận tình, chu đáo, cởi mở,... tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp gây ảnh hƣởng đến uy tín và thƣơng hiệu của VietinBank.
VietinBank cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất lƣợng nhân sự nhƣ tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thƣởng kịp thời, rõ ràng để tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lƣơng, thƣởng, phạt.
3.3.2.4 Về công nghệ và trang thiết bị ngân hàng
Ngân hàng cần tăng cƣờng năng lực công nghệ, trang thiết bị ngân hàng và các chƣơng trình tiện ích, phần mềm ứng dụng tại trụ sở của VietinBank cũng nhƣ tại các chi nhánh của toàn ngân hàng để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 7 TP.HCM
Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từ NHNN cũng nhƣ từ VietinBank thông qua các Quyết định, Thông tƣ và các văn bản hƣớng dẫn để thực hiện tốt mục tiêu chung của ngân hàng cũng nhƣ mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hiệu quả hoạt động TDCN nói riêng.
Chi nhánh cần phải đặt ra những giải pháp cụ thể cho những khó khăn của chính mình trong ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong hoạt động tín dụng. Một là, hiệu quả hoạt động tín dụng quan trọng hơn mở rộng tín dụng.
Hai là, tất cả các khoản cho vay phải có hai phƣơng án trả nợ tách biệt. Ba là, thẩm định tƣ
cách, năng lực tài chính, năng lực quản lý và sự trung thực của ngƣời đi vay bên cạnh việc đánh giá các báo cáo tài chính. Bốn là, quyết định cho vay phải độc lập, không chịu sự chi phối của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Năm là, thông tin về khách hàng, khoản vay phải đầy đủ, sẵn có, rõ ràng, chính xác. Sáu là, CBTD phải có năng lực đánh giá về môi trƣờng kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và xu hƣớng thay đổi của chính sách để đƣa ra quyết định cho vay phù hợp. Bảy là, tài sản thế chấp phải có tính thanh khoản cao.
Tám là, phải nắm rõ và kiểm soát đƣơc mục đích của khoản vay và thực tế sử dụng khoản vay. Trong công tác mở rộng khách hàng TDCN, chi nhánh cần nắm đƣợc tình hình hoạt động của khách hàng để xem xét định hƣớng đầu tƣ; cần mở rộng và chú trọng đầu tƣ cho vay các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, thu nhập ổn định; cần áp dụng một cách linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay; tiếp tục giữ quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, có uy tín, đồng thời mở thêm quan hệ với khách hàng mới làm ăn có hiệu quả, vay vốn lớn có tài sản đảm bảo.
Trong công tác nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng cần giám sát chặt chẽ vốn vay từ khâu kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay; xếp loại và đánh giá khách hàng, thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh; nâng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dƣ nợ; hàng tháng, hàng quý tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng để đánh giá, phân loại nợ để có biện pháp xử lý với từng loại nợ; Ngoài ra, cần phải nâng cao chất lƣợng thẩm định cho cán bộ tín dụng, cũng nhƣ cần thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra theo chuyên đề nhằm bảo đảm thực hiện đúng thủ tục, chế độ quy định, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn.
Đối với công tác thu nợ quá hạn và xử lý rủi ro, chi nhánh cần cơ cấu lại các khoản nợ để xử lý tích cực. Đối với các khách hàng có điều kiện kinh tế nhƣng cố ý chây ỳ, không chịu trả nợ thì cần phải có biện pháp xử lý kiên quyết nhƣ khởi kiện ra tòa.
Đối với các mặt hoạt động dịch vụ khác, chi nhánh cần tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ đã triển khai nhƣ: phục vụ tốt và mở rộng thêm các khách hàng có nhu cầu chuyển tiền; mở rộng chi lƣơng, máy POS/QR code, phát hành thẻ ATM đến khách hàng; phục vụ tốt khách hàng có nhu cầu bảo lãnh để tăng thu phí dịch vụ.
Chi nhánh cần phải chú trọng trong công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tạo mọi điều kiện giúp các cán bộ tín dụng hiểu biết
hơn về mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trong nền kinh tế.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong toàn chi nhánh, góp phần hạn chế những biến động tiêu cực và hạn chế rủi ro đạo đức của các CBTD trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở vận dụng nhƣng lý luận chung về tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng đã đề cập trong chƣơng 1 của luận văn, kết hợp với tình hình thực tiễn về hoạt động tín dụng tại VietinBank CN7, chƣơng 3 đã đƣa ra những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDCN nói riêng tại VietinBank CN7. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc, đối với NHNN, đối với VietinBank nói chung, VietinBank CN7 cũng với mục đích không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Đó là những biện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực của bản thân VietinBank CN7 cũng nhƣ sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình thực hiện. Hy vọng trong tƣơng lai, VietinBank CN7 sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đã đạt đƣợc, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình, góp phần cung cấp vốn một cách hiệu quả nhất cho kinh tế TP.HCM nói riêng và đất nƣớc nói chung.
KẾT LUẬN
Có thể nói, tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là một phần trong hệ thống kinh doanh tiền tệ của mỗi ngân hàng. Và vấn đề hoạt động tín dụng chƣa và không bao giờ là vấn đề cũ đối với các NHTM nói chung và đối với VietinBank CN7 nói riêng. Nó luôn luôn đòi hỏi phải đƣợc nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi hệ thồng cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính, tín dụng phải đƣợc hoàn hiện, thống nhất và đồng bộ, đồng thời là sự nỗ lực phân đấu của từng NHTM. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội và có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu, với mục đích nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân tại Ngân hang Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam – Chi nhánh 7 TP.HCM”, luận văn đã tập trung và hoàn thành một số nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về TDCN, hiệu quả hoạt động TDCN, ảnh hƣởng của hoạt động TDCN tới sự phát triển kinh tế cũng nhƣ sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN của ngân hàng.
Thứ hai: Phân tích thực trạng tín dụng và hiệu quả hoạt động TDCN tại VietinBank CN7. Từ đó rút ra những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động TDCN của chi nhánh. Đồng thời xác định đƣợc những nguyên nhân ảnh hƣởng tới hoạt động TDCN của VietinBank CN7.
Thứ ba: Trên cơ sở đề cập những định hƣớng hoạt động tín dụng tại VietinBank CN7 từ nay đến năm 2025, luận văn đƣa ra một số giải pháp chủ yếu và đề xuất kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDCN nói riêng tại VietinBank CN7.
Nội dung của luận vẫn chỉ là những giải pháp, đề xuất, đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN của ngân hàng. Tuy vậy,
đây là những biện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực của bản thân VietinBank CN7 cũng nhƣ sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá thình thực hiện. Hy vọng trong tƣơng lai, VietinBank CN7 sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đã đạt đƣợc, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình, góp phẩn cung cấp vốn một cách hiệu quả nhất cho kinh tế Quận Bình Thạnh – TP.HCM nói riêng và TP.HCM nói chung.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN là một đề tài có phạm vi rộng và tƣơng đối nhạy cảm. Do kiến thức bản thân còn hạn hẹp và sự hạn chế của tài liệu thực tế nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và các cô chú, anh chị cán bộ của VietinBank CN7 về luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
hội.
Lê Thị Mận (2010), Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ, NXB Lao động – Xã hội. Lê Thị Mận (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động – Xã
Đỗ Thị Kim Hảo (2015), Slide bài giảng quản trị ngân hàng, Học viện ngân hàng Hà Nội.
Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tín dụng - ngân hàng (Tiền tệ ngân hàng), NXB Thống kê.
Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động.
Louzis, D. P., Vouldis, A. T., & Metaxas, V. L. (2012). Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking & Finance, 36(4), 1012-1027.
Richard, E. (2010). Factors that cause non-performingloans in commercial banks in Tanzania and strategies to resolve them. Moving Africa Toward Sustainable Growth and Technological Development, 11, 16-23.
Abd Karim, M. Z., Chan, S. G., & Hassan, S. (2010). Bank efficiency and
non-performing loans: Evidence from Malaysia and Singapore. Prague Economic Papers, 2(1).
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPTT và