Đặc điểm của tín dụng sinh viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 27 - 29)

Tín dụng đối với HSSV Ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007. Sự ra đời của chính sách góp phần hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí: Học tập, chi phí sinh hoạt trong thời gian sinh viên học sinh theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề.

TDSV có một số đặc điểm sau:

Một là, TDSV thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước đồng thời cũng chịu sự chi phối của cơ chế thị trường. Để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, TDSV cần tuân

17

thủ các quy luật thị trường nhằm bảo toàn vốn và bù đắp đủ chi phí hoạt động. Tuy nhiên, khác với tín dụng thương mại với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, TDSV lại hướng vào mục tiêu chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Điều này được thể hiện cho vay đối với sinh viên giúp họ đóng học phí và các chi phí liên quan đến học tập từ đó sinh viên có điều kiện vươn lên trong học tập. Mục tiêu phi lợi nhuận làm cho TDSV phụ thuộc vào chính sách nhà nước, từ đối tượng được vay, mức vay, lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ…

Hai là, đối tượng vay vốn là sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ở mỗi quốc gia có quy định khác nhau về đối tượng sinh viên được vay vốn. Tuy nhiên, đa số các quốc gia trong đó có Việt Nam có quy định là những sinh viên có khó khăn về tài chính cần được hỗ trợ từ Chính phủ. Đó là những sinh viên sinh sống trong những gia đình nghèo khổ, thiếu thốn các điều kiện sống cơ bản hoặc không may gặp phải hoạn nạn, thiên tai, mồ côi… gọi chung là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Do đó TDSV có một số điểm khác với tín dụng chính sách khác: (1) Người đi vay không có tài sản đảm bảo. Đa phần gia đình sinh viên muốn vay vốn nhưng họ không có điều kiện thế chấp tài sản thông thường như đất đai, nhà cửa, máy móc và các tài sản khác. Chính điều này đã làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng ở khu vực tín dụng chính thức. (2) Người vay vốn về cơ bản không phải là người trực tiếp sử dụng vốn vay. Không giống chương trình tín dụng thông thường, người đi vay trực tiếp nhận nợ là hộ gia đình, nhưng người sử dụng vốn vay là sinh viên (con em họ), số tiền vay chuyển trực tiếp cho con, em mình để phục vụ cho việc học tập như nộp học phí, ăn ở, đi lại và chi phí học tập cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Trừ trường hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ mà một trong hai người đó lại không có khả năng lao động thì sinh viên được vay vốn trực tiếp tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở và là người trực tiếp sử dụng vốn vay.

Ba là, vốn tín dụng sinh viên có từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn tín dụng cho

sinh viên ở Việt Nam hiện nay bao gồm: (1) Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp: Đây là nguồn chủ yếu, nguồn vốn này chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn của ngân hàng mỗi năm. (2) Vốn vay lãi suất thấp bao gồm: vốn ODA và các nguồn vốn tín dụng khác. Chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ Việt Nam được tài trợ từ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn tín dụng khác của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước, nguồn vốn này thường có khối lượng lớn, lãi suất thấp, thời gian sử dụng dài, có thời gian

18

ân hạn, kèm theo chuyển giao công nghệ, chuyên gia, cung cấp thông tin và đào tạo. Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước nhận nguồn vốn vay này, cho NHCSXH vay với lãi suất ưu đãi (thường là không phải chịu lãi suất, hoặc lãi suất rất thấp so với thị trường) để phục vụ cho các chương trình cho vay của mình. (3) Nguồn vốn nhàn rỗi được huy động từ các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước theo lãi suất thị trường bao gồm nhận tiền gửi từ các tài chính tín dụng Nhà nước và vốn huy động của tổ chức, cá nhân trên thị trường.

Bốn là, số tiền giải ngân nhỏ, lãi suất ưu đãi. Về mức cho vay, TDSV được triển

khai với mục đích tạo nguồn kinh phí trang trải việc học tập, vì vậy mức cho vay của tín dụng thường là món vay nhỏ dùng chi trả học phí và các khoản chi phí khác cho học tập, là khoản kinh phí đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của sinh viên khi học tập tại trường. Mức chi trả của các khoản này đối với mỗi ngành học, mỗi địa phương các trường cư trú có sự khác nhau; vì vậy, mức cho vay có thể khác nhau. Bên cạnh đó, tính ưu việt của TDSV thể hiện ở sự hỗ trợ về lãi suất. Vì vậy, lãi suất cho vay đối với sinh viên là lãi suất ưu đãi – lãi suất thấp so với các mức lãi suất tín dụng thương mại trong cùng thời kỳ. Đối tượng vay là sinh viên có khó khăn về tài chính và mục đích cho vay là hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng về tài chính cho những sinh viên này, cho nên mức lãi suất cho vay thường được quy định thấp hơn lãi suất thị trường và mức chênh lệch lãi suất thường được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Năm là, đây là món vay dài hạn, thu hồi nợ trong thời gian dài và chia làm nhiều kỳ. Do đối tượng vay vốn là sinh viên để chi trả cho việc học tập nên trong thời gian đi học

không phải trả nợ, chỉ đến khi sinh viên tốt nghiệp có việc làm, có thu nhập mới bắt đầu thời gian trả nợ món vay. Vì vậy, đây là những món vay dài hạn. Mặt khác, diện cho vay rộng, phân tán với những món vay nhỏ, phụ thuộc vào việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi ra trường, nên thu hồi nợ thường phải mất một thời gian dài, với nhiều kỳ. Bên cạnh đó, việc theo dõi của NHCSXH rất phức tạp, nên việc thu hồi nợ của chương trình cần có sự phối hợp của các đơn vị nơi cha mẹ sinh viên cư trú, của đơn vị nơi sinh viên làm việc, của các đơn vị đã được hưởng lợi từ chương trình tín TDSV và của nhiều cấp, nhiều ngành.

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 27 - 29)