Sinh viên không trực tiếp đi vay mà người trực tiếp đi vay vốn là đại diện hộ gia đình và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH; Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận. NHCSXH thực hiện cho vay qua việc uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội theo cơ chế hiện hành của NHCSXH. Sinh viên mất cha lẫn mẹ hoặc một trong hai bố hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trường đóng trụ sở.
28
(1) Người vay Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.
(2) Sau khi nhận hồ sơ xin vay, Tổ TK&VV tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay. Kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, nếu đáp đứng các điều kiện vay vốn chính sách của chính phủ. Trường hợp người đi vay chưa phải là thành viên của Tổ TK&VV thì tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Sau đó Tổ TK&VV (mẫu số 03/TD) lập danh sách người vay vốn đính kèm Giấy báo nhập học hoặc Giấy xác nhận của nhà trường, Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.
(3) UBND cấp xã sau khi xác nhận thì chuyển cho Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
(4) NHCSXH nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn. Hồ sơ sau khi được phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.
(5) UBND cấp xã gửi hồ sơ được duyệt cho tổ tiết kiệm và vay vốn.
(6)- (7) Sau khi nhận thông báo phê duyệt từ UBND cấp xã, Tổ TK và vay vốn thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.
Hình 2.1 Quy trình vay vốn tín dụng sinh viên Ngân hàng Chính sách Xã Hội 2.4. Nhu cầu chi cho quá trình học tập của sinh viên
2.4.1. Chi phí sinh hoạt
Với một SV từ nơi khác lên thành phố học tập thì tiền sinh hoạt hằng tháng đáng lo hơn nhiều, nhất là thời buổi giá cả leo thang như hiện nay. SV thuộc diện chính sách, gia đình khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt có thể được bố trí vào ở ký túc xá (KTX) của
29
trường. Loại hình KTX xã hội hóa dành cho SV không thuộc diện ưu tiên (như tại trường ĐH Bách khoa) thì mức phí là 230 ngàn đồng/tháng. Cũng có khi SV phải trả tới 500 - 600 ngàn đồng/tháng như tại KTX trường CĐ Saigontech. Đối với trường Đại học Bà Rịa Vũng tàu thì mức lệ phí KTX trung bình khoảng 350.00-500.000 ngàn đồng/tháng/SV. Nếu tính thêm tiền điện, nước, tiền đổ rác…, mỗi SV ở KTX phải đóng thêm từ 30 - 50 ngàn đồng/ tháng. Ngoài ra, tiền gửi xe đạp khoảng 45 ngàn đồng/tháng, gửi xe máy 60-80 ngàn đồng/tháng…
Phí thuê nhà bên ngoài cũng rất đa dạng tùy theo diện tích, địa diểm, mức độ tiện nghi và số người ở. Ví dụ, phòng trọ bình thường sẽ dao động từ 400 - 800 ngàn đồng/tháng, nhà nguyên căn sẽ từ 1,5 - 4 triệu đồng/tháng. SV Trường Đại học Bà Rịa Vũng tàu nói: “Để thuê phòng trọ, trả tiền điện, nước, rác, internet thì mỗi tháng cần phải có tối thiểu từ 1000 - 1200 ngàn đồng/tháng. Nhưng muốn ở thoải mái và gần trung tâm một chút thì phải mất từ 800 ngàn - 1 triệu đồng/tháng”.
Tiền ăn cũng không giống nhau giữa SV ở KTX hay thuê phòng trọ. Thông thường các KTX quy định không cho phép SV nấu ăn trong phòng. Vì thế, SV phải ăn cơm trong căn-tin KTX hoặc quán cơm bên ngoài, mỗi ngày ít nhất cũng tốn từ 45 - 55 ngàn đồng. Nếu SV ở trọ và nấu ăn cố định thì mỗi ngày chỉ tốn từ 30 - 45 ngàn đồng/người.
Tiền di chuyển cũng không cố định mà tùy thuộc vào loại phương tiện và khoảng cách khác nhau. Theo như nghiên cứu khảo sát 90% Sinh viên BVU là sinh viên thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng tàu thì chi phí trung bình 1 tháng là 150.000-200.00 đ/tháng. Ngoài ra, mỗi SV cũng cần một khoản tiền từ 200 - 500 ngàn đồng/tháng dùng tiêu vặt và mua các đồ dùng cần thiết.
Như vậy, tính trung bình mỗi SV BVU xa nhà đi học cần tối thiểu từ 2 - 3 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt (chưa kể tiền học phí, học thêm, các khoản thu khác và chi phí phát sinh). Mỗi năm thời gian học tập trung bình của các trường là 10 tháng. Vì vậy chi phí sinh hoạt một sinh viên từ 20 - 30 triệu đồng/năm.
2.4.2. Học phí
Trong ngày đầu nhập học, Các trường sẽ tiến hành thu học phí học kỳ 1, mức này ở mỗi trường khác nhau. Ví dụ, trường ĐH Hutech là 15 triệu đồng/SV, trong khi trường ĐH Tôn Đức Thắng là 9tr-11tr triệu đồng/SV, trường ĐH Bách khoa(ĐH Quốc gia TP.HCM)
30
trung bình gần 6 triệu đồng/ SV-30 triệu đồng/tháng. Sự khác nhau này là do số tiền cho mỗi tín chỉ các môn học được sắp xếp ở mỗi trường khác nhau, và cũng còn tùy vào chương trình học quy định của mỗi trường: Có trương trình đại trà, chương trình tiên tiến, chất lượng cao mà sinh viên chọn lựa. Đối với Trường Đại học Bà Rịa Vũng tàu mức học phí trung bình 9 triệu-10 triệu đồng/sinh viên cho mỗi học kỳ. BVU đào tạo theo hệ tín chỉ với 3 học kỳ mỗi năm.
Như vậy chi phí học tập chính trung bình cho 1 năm học đối với sinh viên BVU giao động 27 triệu -30 triệu đồng/sinh viên. Với mức vay theo chính sách của chính phủ hàng năm cho một sinh viên là 25 triệu đồng thì không đáp ứng đủ chi phí học tập.
2.4.3. Nhu cầu khác
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, sinh viên thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế với mức phí 500 ngàn đồng/năm/SV. Bảo hiểm tai nạn có nhiều mức khác nhau từ 23 - 45 ngàn đồng/SV/năm. Cũng ngay khi nhập học, trường tổ chức khám sức khỏe cho SV tại trường hoặc đến bệnh viện. Lệ phí này tại trường Đại học Bà Rịa Vũng tàu là 50 ngàn đồng/SV; với trường ĐH Sài Gòn là 65 ngàn đồng (SV khối sư phạm) và 30 ngàn đồng (SV ngoài sư phạm). Ngoài ra Trường ĐH Bà Rịa Vũng Tàu quy định cụ thể các khoản khác như: đồng phục thể dục 150 ngàn đồng, đồng phục sinh viên 100 ngàn đồng/áo/sinh viên.
Ngoài chi phí cho học tập chính đầu năm, bên cạnh đó còn có các chương trình học thêm như kỹ năng sống chi phí học trung bình 500 ngàn -1000 ngàn/ sinh viên/ khóa học 1 tháng -2 tháng. Chi phí học Anh văn và tin học cũng khá tốn kém tùy theo nhu cầu của mỗi sinh viên. Chi phí đi tour thực tế đối với sinh viên học ngành Du lịch trung bình 1 triệu -1.5 triệu/ 1 lần đi. Với ngành học này cần đi thực tế nhiều mới có kinh nghiệm do đó cũng khá tốn kém….
Bên cạnh chi phí cho việc học thì nhu cầu nghiên cứu khoa học cũng được nhiều sinh viên quan tâm. Mặc dù hàng năm nhà trường hỗ trợ 5 triệu -7 triệu đồng/ đề tài cho các bạn sinh viên tham gia thêm vào lĩnh vực này. Tuy nhiên để làm ra công trình nghiên cứu có giá trị thực tế ngoài việc bỏ công sức, thời gian thì với mức hỗ trợ trên là không đủ do đó sinh viên rất cần sự hỗ trợ từ các đơn vị khác ngoài trường như các Doanh nghiệp, tổ chức xã hội….
31
Với những phân tích ở trên cho thấy chi phí một sinh viên BVU hoàn thành khóa học từ 3.5-4 năm tính trung bình 150 triêu -160 triệu. Đây là số tiền rất lớn đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy sinh viên rất cần nguồn vốn cho vay từ chính phủ, cũng như tổ chức tín dụng khác với mục đích hỗ trợ tài chính để sinh viên có điều kiện đi học.
2.5. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.5.1. Giới thiệu về Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
a) Quá trình hình thành và phát triển
Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu ngày 27/01/2006 theo Quyết định số 27/2006/ QĐ-TTg. Trải qua gần 14 năm xây dựng và phát triển, BVU đã nỗ lực đóng góp nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và từng bước trở thành niềm tự hào của người dân thành phố biển Vũng Tàu.
Sau khi gia nhập Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhanh chóng triển khai đổi mới mọi mặt hoạt động của nhà trường nhằm kịp thời đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn tới. Với Sứ mệnh Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu là trường đại học định hướng ứng dụng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, trên cơ sở liên kết chiến lược giữa nhà trường với doanh nghiệp, giữa đào tạo với sản xuất và dịch vụ. Năm 2020, Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng lại cơ cấu tổ chức mới gọn nhẹ và vận hành một cách hiệu quả theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng, sáp nhập và thành lập một số Phòng, Viện mới, đổi tên Viện thành Khoa để phù hợp với định hướng của trường.
b) Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học BR-VT hiện nay, gồm: - Hội đồng trường.
- Ban Giám hiệu trường, gồm: 01 Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng
- Các đơn vị chuyên môn, gồm: 05 Khoa (Khoa Kinh tế - Luật - Logistics, Khoa Ngoại ngữ và Khoa học Xã hội, Khoa Công nghệ Kỹ thuật - Nông nghiệp - Công nghệ cao, Khoa Du lịch, Khoa Khoa học sức khỏe), 01 Viện (Viện Đào tạo Quốc tế và Sau Đại
32
học), 04 Trung tâm (Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Đào tạo liên tục, Trung tâm Phát triển Kỹ năng mềm, Trung tâm Đào tạo tại Thành phố Bà Rịa, Trung tâm Khởi nghiệp - VL - Cung ứng NNL).
- Các đơn vị chức năng, gồm: 07 phòng (Phòng Truyền thông - Tuyển sinh, Phòng Đào tạo - Khoa học công nghệ, Phòng Đảm bảo chất lượng - Hợp tác quốc tế, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Quản trị Trải nghiệm sinh viên, Phòng Quản lý cơ sở vật chất).
Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường hiện có 271 cán bộ, giảng viên, nhân viên (bao gồm: 43 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và 133 thạc sĩ). Trong đó, có nhiều giảng viên được cử đi học cao học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài cũng đã quay trở về tiếp tục giảng dạy tại trường.
c) Quy mô đào tạo
Số lượng sinh viên: Khóa sinh viên đại học đầu tiên tốt nghiệp năm 2010 là 451. Tổng số học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (thời điểm hiện tại): 15.967 trong đó trình độ đại học: 11.085. Tổng số học sinh, sinh viên, học viên hiện tại: 5200. Quy mô đào tạo đến năm 2020 dự kiến 15.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Các ngành, chuyên ngành đào tạo: Trường đang đào tạo 14 ngành (đại học); 05 ngành thạc sĩ. Trường đang tiếp tục làm thủ tục mở thêm 2 ngành thạc sĩ và 2 ngành tiến sĩ. Trình độ và hệ đào tạo: Trường đào tạo từ trình độ Đại học – Cao học với các hệ chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên thông. Ngoài ra, trường còn tổ chức đào tạo nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ, chứng nhận cho học viên.
d) Chính sách hỗ trợ sinh viên
Cùng với Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng hàng năm nhà trường xây dựng rất nhiều các chính sách hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên vượt khó học tập, sinh viên gia đình có 2-3 anh chị em cùng trường, sinh viên mồ côi không có điều kiện đi học được miễn học phí … với tiêu chí không để sinh nào bỏ học vì khó khăn trong việc trang trải chi phí học tập. Nhà trường chủ động tìm kiếm nguồn học bổng từ các doanh nghiệp và quỹ hỗ trợ sinh viên. Xây dựng chương trình tặng máy tính, tặng xe máy cho sinh viên khó khăn tạo phương tiện học tập, đi lại cho em.
33
f)Thực trạng hoạt động tín dụng sinh viên BVU
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng CSXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Biểu đồ 2.1: Thống số lượng sinh viên vay vốn qua các năm 2017-2019
( Nguồn: NHCSXH tỉnh BRVT)
Theo số liệu từ NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng tàu số lượng sinh viên vay vốn năm 2017-2018 có 269 SV tương ứng 3.2 tỷ đồng, năm 2017-2018 là 215 SV tương ứng 2.6 tỷ đồng, năm 2018-2019 là 154 SV tương đương 2 tỷ đồng. Qua biểu đồ cho thấy sinh viên vay vốn tại NHCSXH đang có chiều hướng giảm và năm học 2018-2019 giảm 46% so với 2017-2018. Số lượng sinh viên vay vốn qua các năm giảm cho thấy một bức tranh về hoạt động tín dụng sinh viên tại trường Đại học Bà Rịa Vũng tàu chưa thực sự phát huy thế mạnh của nó mặc dù hàng năm số lượng sinh viên bỏ học hàng năm dao động 500 sinh viên. 0 50 100 150 200 250 300 2017 2018 2019 Số lượng SV vay vốn
34
Bảng 2.3 Thống kê số lượng sinh viên vay vốn từ 2017-2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng số SV BVU vay
Doanh số cho
BVU vay Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn
2017 269 3.277 20.388 53.5 0,26%
2018 215 2.686 17.750 31.5 0,18%
2019 145 2.007 15.588 5 0,032%
( Nguồn: Ngân hàng chính sách tỉnh BRVT) Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh mức độ rủi ro mất vốn của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Tỷ lệ này càng về 0% có nghĩa là 100% vay vốn đều trả đúng kỳ hạn. Nhìn số liệu bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn toàn tỉnh qua các năm ở mức thấp, năm 2017 là 0.26%, năm 2019 là 0.032%, điều này cũng cho thấy chính sách tín dụng SV BVU là hiệu quả về kinh tế, đảm bảo an toàn tài chính, tính phát triển bền vững của chương trình tín dụng sinh viên.
2.5.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan
2.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đề tài nghiên cứu liên quan đến chương trình tín dụng dành cho sinh viên đã được một số tác giả trong nước nghiên cứu. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên là một trong những vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu. Trong số các công trình đã được công bố thì có một số công trình có nội dung tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau:
1. Tác giả Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thùy Linh [12] đã nghiên cứu đề tài “Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra”. Bài viết đưa ra các ưu cũng như nhược điểm của chính sách đồng thời giới thiệu, trình bày các phương thức, thủ tục cho vay vốn thông qua hộ gia đình, đại diện hộ gia đình là người trực tiếp đứng ra vay vốn và có trách nhiệm trả nợ với Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đó, bài viết tổng kết những kết quả đạt được từ năm 2007 đến năm 2017 với một số nội dung như sau: chính sách đã tạo cơ hội cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đã của nhà nước, góp phần thực