Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 70)

So sánh kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã, 2015 ta có bảng sau:

Bảng 4.6 So sánh kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã, 2015

STT Diễn giải Nghiên cứu của tác giả Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã Ghi chú

1 Đối tượng

nghiên cứu

Yếu tố tác động đến nhu cầu vay của SV

Yếu tố tác động đến nhu cầu vay của SV

2 Phạm vi

nghiên cứu Trường Đại học BRVT

Các trường cao đẳng công lập tại Cần Thơ

3 Yếu tố nghiên cứu 6 yếu tố bao gồm: CPHT, CPSH, TNSV, SLTV, DTGD, NOSV 8 yếu tố bao gồm: CPHT, CPSH, TNSV, DTGD, NOSV, TDDT, KHOIDT

BVU đào tạo trình độ Đại học, không có Trung cấp, Cao đẳng. Chi phí học tập các ngành như nhau, nên tác giả không đưa hai biến TDDT, KHOIDT vào nghiên cứu để phân tích, nếu đưa vào sẽ dễ rơi vào hiện tượng đa cộng tuyến.

4 Phương trình hồi quy NCVAY=0,77+ 0,239CPHT+ 1,274CPSH - 0,31TNSV+ 0,172SLTV+ 0,253DTGD + 0,022NOSV NCVAY=+206,614 + 0.171CPHT+ 1,00CPSH - 1,031TNSV+ 0,126SLTV+ 0,071DTGD + 0,061NOSV 5 Yếu tố chi phí học tập Khi các yếu tố khác không đổi CPHT tăng lên 1 triệu đồng thì NCVAY tăng lên 239.000 đ/tháng

Khi các yếu tố khác không đổi CPHT tăng lên 1 triệu đồng thì NCVAY tăng lên 171.000 đ/tháng

Điều này là hợp lý bởi vì chi phí học tập trung bình của BVU: 3tr/tháng, các trường CĐ tại Cần Thơ BVU: 0,85 triệu/tháng

6 Yếu tố chi phí sinh hoạt

Khi các yếu tố khác không đổi CPSH tăng lên 1 triệu đồng thì NCVAY tăng lên 1,274.000 đ/Tháng

Khi các yếu tố khác không đổi CPSH tăng lên 1 triệu đồng thì NCVAY tăng lên 1,000,000 đ/tháng

Tương tự CPSH trung bình 1 tháng tại BVU: 2,2 triệu, tại Cần Thơ: 1,69 triệu

7 Yếu tố TNSV

Khi các yếu tố khác không đổi TNSV tăng lên 1 triệu đồng thì

NCVAY giảm lên

310.000 đ/tháng

Khi các yếu tố khác không đổi TNSV tăng lên 1 triệu đồng thì NCVAY giảm lên 1.031.000 đ/tháng

Kết quả N/C của yếu tố này là phù hợp bởi vì chinh sách vay vốn của sinh viên hiện nay

60

STT Diễn giải Nghiên cứu của tác giả Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã Ghi chú

chỉ đáp ứng nhu cầu cho học phí.

8 Yếu tố SLTV

Khi các yếu tố khác không đổi SLTV trong gia đình tăng 1 người thì

NCVAY tăng lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

172.000 đ/tháng

Khi các yếu tố khác không đổi SLTV trong gia đình tăng 1 người thì NCVAY tăng lên

126.000 đ/tháng Các yếu tố này đưa vào nghiên cứu để thấy được sự ảnh hưởng của nó tác động đến nhu cầu vay của sinh viên, không đánh giá đúng thực tế.

9 Yếu tố

DTGD

Khi các yếu tố khác không đổi, DTGD thuộc hộ nghèo, khó khăn thì

NCVAY tăng lên

253.000 đ/tháng so với đối tượng khác

Khi các yếu tố khác không đổi, DTGD thuộc hộ nghèo, khó khăn thì NCVAY tăng lên 71.000 đ/tháng so với đối tượng khác

10 Yếu tố

NOSV

Khi các yếu tố khác không đổi, sinh viên ở trọ thì NCVAY tăng lên 22.000 đ/tháng so với sinh viên ở KTX và người thân

Khi các yếu tố khác không đổi, sinh viên ở trọ thì NCVAY tăng lên 61.000 đ/tháng so với sinh viên ở KTX và người thân

TÓM TẮT CHƯƠNG 04

Chương 04 đã trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định hồi quy đa biến. Sau đó kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết đã được đưa ra.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 06 yếu tố tác động đến yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và mức vay vốn sinh viên tại Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận.

Chương tiếp theo đề xuất hàm ý cho nhà quản trị cũng như những hạn chế của nghiên cứu và định hướng các nghiên cứu tiếp theo.

61

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Hàm ý quản trị

5.1.1. Tăng hạn mức cho vay

Cụ thể, đối với mức giải ngân từ 15/06/2017 đến ngày 30/11/2019 1,5 triệu đồng/tháng không hoàn toàn hỗ trợ được học sinh sinh viên tập trung hoàn toàn vào việc học. Bởi lẽ, mức học phí trung bình hàng năm/1 sinh viên là 28tr-30tr. Đề xuất tăng mức cho vay hằng năm là một trong những đề xuất cần thiết.

Cho nên từ ngày 01/12/2019 Thủ tướng đã ký quyết định 1656/QĐ-TTg điều chỉnh mức vay tối đa 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh sinh viên. Như vậy so với mức cũ áp dụng từ ngày 15/06/2017 đã tăng thêm 1 triệu đồng/tháng/học sinh sinh viên. Tuy nhiên qua khảo sát, chi phí học tập trung bình của sinh viên là 3 triệu đồng/tháng, chi phí sinh hoạt trung bình là 2,1 triệu đồng. Tổng chi phí trung bình cho một sinh viên là 5.1 triệu đồng/tháng, chi phí này lớn gấp đôi so với mức được vay. Vì vậy, tác giả kiến nghị nên tăng mức vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng để sinh viên có thể trang trải việc học. Qua khảo sát tác giả nhận thấy, chi phí học tập không chỉ đơn thuần là học phí chính khóa mà còn bao gồm chi phí hỗ trợ cho việc như tài liệu, sách vớ, văn phòng phẩm. Chi phí học ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm…

5.1.2. Tăng số lần giải ngân

BVU hiện nay đào tạo theo tín chỉ, vì độ dài của chương trình học được tính theo năm, tổ chức đào tạo mỗi năm gồm ba học kỳ. Do đó đề xuất tăng số lần giải ngân để phù hợp với phương thức đào tạo của từng trường là hết sức cần thiết và tạo điều kiện về mọi mặt cho sinh viên trong việc xin các giấy xác nhận vay vốn để giải ngân kịp thời, giúp sinh viên không bị gián đoạn về việc học.

5.1.3 Ổn đình nguồn vốn vay

Thực tế hiện nay trong khi số lượng sinh viên ngày càng tăng và nhu cầu vay vốn ngày càng cao cho nên việc tạo lập, ổn định và mở rộng nguồn vay vốn là một trong những việc hết sức cần thiết. Bằng những biện pháp là thành lập các hội khuyến học huy động sự đóng góp từ các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn thông qua hình thức

62

tặng không hoàn lại, góp vốn ngắn hoặc dài hạn không tính lại hoặc với mức lãi suất thấp hoặc dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động tiền nhàn rỗi từ kho bạc Nhà nước để nhằm tập hơp sự đón góp của toàn xã hội, từ đó giúp mở rộng và tạo lập nguồn vốn ổn định lâu dài cho chương trình.

5.2. Kiến nghị

5.2.1 Về phía Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngân hàng chính sách xã hội tại từng địa phương nên thông tin đến nhà trường số liệu sinh viên hiện đang vay vốn để nhà trường nắm bắt và có những sự hỗ trợ cũng như can thiệp kịp thời.

Thời gian giải ngân hằng năm nên cụ thể, linh hoạt tùy thuộc vào phương thức đào tạo của từng trường.

Nghiên cứu ban hành các quyết định để phù hợp với nhu cầu vay vốn thực tế của học sinh sinh viên, thường xuyên khảo sát để có những điều chỉnh về mức giải ngân phù hợp với từng thời điểm. Bên cạnh đó, thông qua hình thức như phát hành trái phiếu, huy động nguồn vốn vay từ doanh nghiệp.

5.2.2. Về phía chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương nên rà soát thống kê thường xuyên và xác nhận đúng các đối tượng như hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc các đối tượng gia đình có những biến cố đột xuất như thiên tai, bệnh tật…hoặc các đối tượng có nhiều con cùng đi học, có nhu cầu vay vốn để có phương pháp xử lý hiệu quả.

5.2.3 Về phía nhà trường

Nhà trường cố gắng tạo điều kiện và hỗ trợ cho sinh viên có nhu cầu được tiếp cận tối đa với nguồn vốn tín dụng. Song song đó, nhà trường nên phối hợp tăng cường với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại trong việc giúp sinh viên tiếp cận các nguồn vốn chính sách của từng ngân hàng, cũng như việc thu hồi nợ được đẩy nhanh. Đồng thời nhà trường và các ngân hàng nên có thông tin qua lại lẫn nhau để phối hợp được đồng bộ.

63

Nhà trường đã thành lập Trung tâm trải nghiệm việc làm sinh viên với mục đích ngoài việc chăm sóc sinh viên về nơi ăn chốn ở, học hành, tổ chức hoạt động ngoại khóa đồng thời tìm kiếp các đối tác doanh nghiệp trong việc tìm việc làm cho sinh viên. Sinh viên ra Trường có việc làm ngay thì rủi ro tín dụng sẽ hạn chế thúc đẩy hiệu quả hoạt động tín dụng đối với bản thân sinh viên và tổ chức cấp tín dụng.

5.2.4 Về phía sinh viên và gia đình

Sinh viên có nhu cầu vay vốn nếu gặp khó khăn nên trình bày để nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương hoặc nhà trường.

Khi tham gia vay vốn, sinh viên và gia đình nên sử dụng đúng mục đích ban đầu đó là đầu tư vào việc học cho chính bản thân và con cái, không nên sử dụng vào việc riêng.

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1 Tác giả nhận thấy đề tài còn những hạn chế sau

- Nghiên cứu chỉ giải thích được 75,05% sự biến thiên nhu cầu vay vốn của HSSV. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung thêm các biến độc lập có liên quan như mở rộng vùng nghiên cứu toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

-Có thể chưa đưa vào các biến quan sát trong những nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên dẫn đến bộ thang đo chưa hoàn thiện.

-Hạn chế về không gian và thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế về số lượng mẫu nghiên cứu.

-Do hạn chế về ngôn ngữ nên tất cả tài liệu tham khảo tập trung chủ yếu là tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, chưa bao quát hết được tất cả các nghiên cứu liên quanđến đề tài trên toàn thế giới.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Hoàn thiện tiếp tục bộ thang đo các nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên đồng thời mở rộng quy mô và đa dạng các đối tượng mẫu như là các trường đại, cao đẳng, trung cấp khác trong toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

64

5.4. Kết Luận

Muc tiêu nghiên cứu được xác định ở chương 01, trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tác giả đã xác định được 06 các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên BVU bao gồm: 1) Chi phí học tập, (2) Chi phí sinh hoạt (3) Thu nhập sinh viên, (4) Thành viên đi học, (5) Đối tượng gia đình, (6) Nơi ở sinh viên. Kết hợp thống kê, mô tả xử lý dữ liệu, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Kết quả phân tích hồi quy trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa, P>|t| p-value, giá trị này bé hơn 5% (0.05) cho thấy các biến sử dụng trong mô hình là phù hợp. Bình phương hệ số tương quan bội hiệu chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0,7505, nghĩa là 75,05% sự biến thiên nhu cầu vay vốn của sinh viên có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính với các biến được sử dụng trong mô hình. Trong 6 biến đưa vào mô hình thì cả 6 biến đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó có 1 biến nghịch chiều và có 5 biến tác động thuận chiều với nhu cầu vay vốn của sinh viên.

Từ những phân tích ở trên giúp sinh viên tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, trường hạn chế sinh viên bỏ học, đồng thời có sự tiếp cận qua lại với các Ngân hàng và các tổ chức tài chính giúp sinh viên vay vốn dễ dàng hơn, đồng thời các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, thông qua đề xuất như là tăng hạn mức cho vay, số lần giải ngân, mở rộng nguồn cho vay.

Điểm mới của đề tài là đã mở rộng phạm vi nghiên cứu là Trường dân lập tại tỉnh khác ngoài Tỉnh Cần Thơ. Tuy nhiên các yếu tố phân tích còn hạn chế và chỉ gói gọn trong việc thu thập số liệu ở trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, các nghiên cứu tiếp theo nên hoàn thiện bổ sung thang đo, mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các Trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học khác trong khu vực Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trên cơ sở đó mở rộng thu thập thêm số liệu ở các bậc đào tạo khác. Đồng thời đưa thêm các yếu tố về chính sách tín dụng để làm tăng khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 05

Chương 05, tác giả đề xuất hàm ý giúp sinh viên tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, trường hạn chế sinh viên bỏ học, đồng thời có sự tiếp cận qua lại với các Ngân

65

hàng và các tổ chức tài chính giúp sinh viên vay vốn dễ dàng hơn, đồng thời các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình, thông qua đề xuất như là tăng hạn mức cho vay, số lần giải ngân, mở rộng nguồn cho vay, chính sách thông qua các đề xuất, kiến nghị. Nghiên cứu cũng nêu ra những hạn chế về phạm vi và nội dung nghiên cứu, từ những hạn chế này đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hồ Diệu, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, 2001, Tr 20

2. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Nguyễn Quốc Nghị, 2010, Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh

viên trên địa bàn Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Cần Thơ.

4. Võ Thị Phương Lan, 2011. Những tồn tại trong tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên và một số kiến nghị. Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 4, trang 8 - 11

5. Huỳnh Thanh Nhã, 2015, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường cao đẳng công lập Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 40, trang 66 – 74.

6. Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh, 2019. Chính sách tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài chính.

7. Phạm Trần Bảo Hòa, 2019. Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

8. Luật số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017 9. Khoản 8 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

10.http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/chuong-trinh-tin-dung-sinh-vien-va-mot-so- van-de-dat-ra-302426.html

Tiếng Anh:

11.Jandhyala B. G. Tilak, 1992. Student Loans in Financing Higher Education in India.Higher Education, Vol. 23, No. 4, Student Loans in Developing Countries, (Jun.,1992), pp. 389-404.

12.Jackson, R, 2002. The national student financial aid scheme of South Africa (NSFAS): How and why in works. Welsh Journal of Education Special issue International Issues,11(1), 82-94.

67

13.Chung, Y.P, 2003.The student loans scheme in Hong Kong, International Institute for Educational Planning.

14.Ziderman, A, 2004. Policy options for student loan schemes; lesson from five Asian case studies. Policy Research and Dialogue, Student Loans Schemes in Asia, Vol 1, No.6.

15.Erik Cantona & Andreas Blomb, 2004. Can Student Loán Improve ccessibility to Higher education and student Performance? An Impact Study of the Case of SOFES, Mexico

16.Gross, J. P. K., Cekic, O., Hossler, D., & Hillman, N. (2009). What matters in student loan default: A review of the research literature. Journal of Student Financial Aid, 39(1).

17.Maureen Woodhall,1992. Student loans in developing countries: feasibility, experience and prospects for reform, 23, 347–356.

68

PHỤ LỤC 01: BẢNG KHẢO SÁT

Bảng câu hỏi mà bạn sắp trả lời dưới đây là nhằm khảo sát về nhu cầu vay vốn cũng như đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của sinh viên, để từ đó tìm ra giải pháp đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên BVU.

Rất mong nhận được sự cộng tác của các bạn để hoàn tất phiếu điều tra dưới đây:

Khoa: ... Khóa: ... Giới tính: Nam Nữ

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 70)