Các kết quả nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 45 - 50)

2.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đề tài nghiên cứu liên quan đến chương trình tín dụng dành cho sinh viên đã được một số tác giả trong nước nghiên cứu. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên là một trong những vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu. Trong số các công trình đã được công bố thì có một số công trình có nội dung tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau:

1. Tác giả Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thùy Linh [12] đã nghiên cứu đề tài “Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra”. Bài viết đưa ra các ưu cũng như nhược điểm của chính sách đồng thời giới thiệu, trình bày các phương thức, thủ tục cho vay vốn thông qua hộ gia đình, đại diện hộ gia đình là người trực tiếp đứng ra vay vốn và có trách nhiệm trả nợ với Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đó, bài viết tổng kết những kết quả đạt được từ năm 2007 đến năm 2017 với một số nội dung như sau: chính sách đã tạo cơ hội cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đã của nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra các hạn chế, bất cập còn tồn tại của chính sách như chủ trương định hướng mới của chính sách mới chỉ được xem xét trong phạm vi hẹp là vai trò tín dụng; đối tượng vay không áp dụng đánh giá năng lực tài chính

35

của sinh viên; mức giải ngân chưa hợp lý. Cuối cùng, bài viết đưa ra các kiến nghị cũng như đề xuất.

2. Nguyễn Quốc Nghi (2010)[7], trong nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên tại Cần Thơ đã đưa một số kết luận liên quan đến nhu cầu vay vốn của sinh viên như sau: (1) Sinh viên có nhu cầu vay vốn khi bắt đầu học năm thứ hai và năm thứ ba; (2) Thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng là thu nhập bình quân hầu hết của các sinh viên có nhu cầu vay vốn; (3) Vay vốn được lựa chọn là giải pháp của nhiều sinh viên trong việc giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính; (4) Mức vay chủ yếu của sinh viên nằm trong khoảng từ 5 đến 8 triệu đồng; (5) Nhu cầu vay vốn của sinh viên tương quan thuận với số người phụ thuộc trong gia đình. Ngược lại, quyết định vay vốn của sinh viên có tương quan nghịch với thu nhập của gia đình sinh viên và thu nhập của bản thân sinh viên. Trong bài nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trên địa bàn Cần Thơ thông qua phương pháp thống kê mô tả và tác giả sử dụng mô hình Probit để đưa ra các kết luận.

3. Huỳnh Thanh Nhã (2015) [9] trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường cao đẳng công lập tại Cần Thơ đã đưa ra kết quả chương trình vay vốn đã được triển khai rộng rãi đến các sinh viên nhưng với mức độ đáp ứng các chi phí chỉ mới một phần nào đó. Vì vậy nhu cầu vay vốn của sinh viên đòi hỏi sẽ tăng lên nên chính sách cần có những điều chỉnh phù hợp. Từ những phân tích trên cho thấy các yếu tố như chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập của HSSV, số lượng thành viên trong gia đình đang đi học, đối tượng hộ gia đình của HSSV, trình độ đào tạo, khối ngành đào tạo, chỗ ở của HSSV để đi học, có ảnh hưởng trực tiếp đến mức vay vốn của HSSV. Vì vậy Huỳnh Thanh Nhã (2015) [9] đã đề xuất mô hình nghiên cứu:

NCVAY= β0+ β1CPHT+ β2CPSH+ β3TNSV+ β4SLTV+ β5DTGD+ β6TDDT+ β7KHOI DT+ β8NOIO

Trong đó các biến độc lập bao gồm chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập sinh viên, số lượng thành viên đang đi học của một hộ gia đình, đối tượng của hộ gia đình sinh viên, khối ngành đào tạo và cuối cùng là nơi ở.

36

Cả hai bài nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2010) [7] và Huỳnh Thanh Nhã (2015) [9] đều phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên cùng ở địa bàn Cần Thơ, các nhân tố được hai tác giả lựa chọn có thể được tóm tắt trong bảng.

Bảng 2.4: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan

(Nguồn tổng hợp từ các nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã & Nguyễn Quốc Huy)

STT Nhân tố ảnh Diễn giải Đơn vị tính Nghi

(2005)

Nhã (2015)

1 Thu nhập của gia đình Tổng thu nhập của gia

đình sinh viên Triệu đồng/năm X 2 Thu nhập của SV Tổng thu nhập của sinh

viên

Triệu

đồng/tháng X X

3 Chi phí học tập Chi phí cho việc học Đại học

Triệu

đồng/tháng X

4 Chi phí sinh hoạt Chi phí sinh hoạt trong thời gian đi học

Triệu

đồng/tháng X

5 Số thành viên đang đi học

Số người trong gia đình

đang đi học Người X

6 Đối tượng gia đình Đối tượng hộ gia đình của Sinh viên

=1 nếu là hộ nghèo, cận nghèo =0 nếu thuộc các đối tượng khác X

7 Nơi ở Sinh viên Chỗ ở của SV trong thời gian đi học

=1 nếu sinh viên ở trọ.

=0 nếu SV không ở trọ.

X

8 Năm đang đi học Tính từ năm nhập học

đến khi phỏng vấn Năm X

9 Việc làm thêm Tình hình làm thêm trong thời gian đi học

=1 nếu sinh viên đi làm thêm =0 nếu SV không đi làm thêm X 10 Số người phụ thuộc của gia đình SV

Số người phụ thuộc của gia đình SV không tính người ở nhờ

37

4. Theo nghiên cứu của Ziderman (2004)[6], Nguyễn Quốc Nghi (2005)[7], Võ Thị Phương Lan (2005) [8] cho rằng nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên bị tác tác động bởi các yếu tố chủ quan cũng như khách quan; các yếu tố đến từ bản thân sinh viên như trình độ đào tạo, khối ngành đào tạo…; yếu tố đến từ gia đình sinh viên như số lượng thành viên đang theo học…; các yếu tố từ xã hội có thể kể đến như chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, chi phí phát sinh khác…

2.5.2.2. Tình hình nghiên cứu quốc tế

Đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài thì vay vốn đối với học sinh sinh viên là một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và xem xét dưới nhiều góc độ như khả năng hoàn trả, thu hồi các khoản vay cũng như các chế tài áp dụng đối với việc không thanh toán, nợ quá hạn. Hiện nay cũng đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành áp dụng chính sách vay vốn dành cho học sinh sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên là một trong những vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu. Các công trình có thể kể đến như sau:

Nghiên cứu của Hua Shen và Adrian Zidem về “Mức phải trả và khả năng thu hồi những khoản vay sinh viên, so sánh với quốc tế”. Bài viết nghiên cứu về 44 chương trình từ 39 nước cho thấy chương trình cho sinh viên vay chủ yếu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, tỷ lệ phải trả từ sinh viên khoảng 40% nhưng tỷ lệ thu hồi vốn còn thấp hơn cả tỷ lệ này.

Bài báo của Tim Leunig và Gill Wyness, về trả nợ vay sớm của sinh viên: Chính phủ có nên thực hiện chế tài về kinh tế, nghiên cứu trong bối cảnh chính phủ Anh nâng hạn mức thu nhập bắt đầu trả nợ của sinh viên từ 15.000 lên 20.000 Bảng Anh và đi cùng với đó là lãi suất cao hơn, chính phủ Anh lo ngại sinh viên trốn trả lãi cao bằng cách trả tiền vay sớm và với số lượng lớn, vì vậy đang nghiên cứu hệ thống tính thêm phí cho những sinh viên trả tiền vay sớm. Tuy nhiên, tác giả bài viết cho rằng việc này không phù hợp vì những người trả tiền vay sớm thường là sinh viên nghèo và trả một lượng số tiền nhỏ chia ra thành nhiều đợt. Nguyên nhân chủ yếu của hành động trả sớm là vì sợ bị nợ chứ không phải có thừa tiền.

Nghiên cứu của Maureen Woodhall 1992, về vay nợ sinh viên: triển vọng, bất cập và những bài học kinh nghiệm từ quốc tế cho rằng có rất nhiều chương trình, mô hình cho sinh viên vay vốn nhưng không có bất cứ mô hình nào thích hợp với các quốc gia. Chính

38

phủ các nước thường không hài lòng với các chương trình này và có nhiều ý kiến tiêu cực về chương trình này, những chương trình có những đóng góp đến quá trình đa dạng hóa thu nhập và chia sẻ khó khăn cho sinh viên. Điều quan trọng là nâng cao hiệu quả và ảnh hưởng của chương trình.

Tác giả Dynarski và Scott (2008) đề cập tới nhân tố “Chi phí giao dịch” ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên. Sự phức tạp, rườm rà của quy trình thủ tục xin vay vốn là những biểu hiện cho việc chi phí giao dịch cao. Nghiên cứu về chương trình hỗ trợ sinh viên tại Mỹ của các tác giả Bettinger, Long, Oreopoulos và Sanbanmatsu (2009) chỉ ra rằng việc phổ biến và cung cấp đầy đủ thông tin các điều kiện xét duyệt học bổng là chưa đủ để khuyến khích sinh viên xin hỗ trợ khi quy trình thủ tục còn khá rườm rà, gây khó khăn cho người nộp hồ sơ. Kết quả nghiên cứu một lần nữa đưa ra rằng mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Chi phí giao dịch” trong quyết định vay vốn của sinh viên.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả Gross J.,O.Cekic,D. Hossler, N.Hillman (2009) phân tích những nguyên nhân sinh viên không trả được nợ ở Mỹ, kết quả nghiên cứu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên bởi ý thức về khả năng trả nợ của bản thân là yếu tố quan trọng đưa ra quyết định vay vốn hay không. Những nhân tố đó là khả năng học tập và kết quả học phổ thông, thu nhập và các khoản nợ sau khi ra trường, tuổi tác của những người vay vốn đi học, hoàn cảnh gia đình ảnh hướng đến khả năng trả nợ và quyết định vay vốn của sinh viên.

Theo Tilak (1992) [3] cho rằng tiềm năng tài nguyên, tính công bằng trong việc chia sẻ chi phí giáo dục đại học và hiệu quả bằng cách làm cho sinh viên cảm thấy được tầm quan trọng của giáo dục và nghề nghiệp của bản thân, đây là những cơ sở mà chương trình tín dụng sinh viên được ủng hộ, bên cạnh đó chương trình góp phần chuyển được gánh nặng từ thế hệ hiện tại sang thế hệ tương lai.

Tín dụng dành cho học sinh sinh viên là khoản vay để chi trả các chi phí như học phí, chi phí nghiên cứu, chi phí sinh hoạt trong suốt quá trình theo học tại trường (Jackson, 2002) [4].

Song song đó, Yeu Ping Chung (2003) [5] cho rằng chương trình vay vốn sinh viên là sự hỗ trợ về tài chính được phân bố dựa trên nhu cầu. Sự hỗ trợ tài chính này nhằm giúp học sinh sinh viên có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

39

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)