Giới thiệu về Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 42 - 45)

a) Quá trình hình thành và phát triển

Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu ngày 27/01/2006 theo Quyết định số 27/2006/ QĐ-TTg. Trải qua gần 14 năm xây dựng và phát triển, BVU đã nỗ lực đóng góp nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và từng bước trở thành niềm tự hào của người dân thành phố biển Vũng Tàu.

Sau khi gia nhập Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhanh chóng triển khai đổi mới mọi mặt hoạt động của nhà trường nhằm kịp thời đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn tới. Với Sứ mệnh Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu là trường đại học định hướng ứng dụng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, trên cơ sở liên kết chiến lược giữa nhà trường với doanh nghiệp, giữa đào tạo với sản xuất và dịch vụ. Năm 2020, Ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng lại cơ cấu tổ chức mới gọn nhẹ và vận hành một cách hiệu quả theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng, sáp nhập và thành lập một số Phòng, Viện mới, đổi tên Viện thành Khoa để phù hợp với định hướng của trường.

b) Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học BR-VT hiện nay, gồm: - Hội đồng trường.

- Ban Giám hiệu trường, gồm: 01 Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng

- Các đơn vị chuyên môn, gồm: 05 Khoa (Khoa Kinh tế - Luật - Logistics, Khoa Ngoại ngữ và Khoa học Xã hội, Khoa Công nghệ Kỹ thuật - Nông nghiệp - Công nghệ cao, Khoa Du lịch, Khoa Khoa học sức khỏe), 01 Viện (Viện Đào tạo Quốc tế và Sau Đại

32

học), 04 Trung tâm (Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Đào tạo liên tục, Trung tâm Phát triển Kỹ năng mềm, Trung tâm Đào tạo tại Thành phố Bà Rịa, Trung tâm Khởi nghiệp - VL - Cung ứng NNL).

- Các đơn vị chức năng, gồm: 07 phòng (Phòng Truyền thông - Tuyển sinh, Phòng Đào tạo - Khoa học công nghệ, Phòng Đảm bảo chất lượng - Hợp tác quốc tế, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Quản trị Trải nghiệm sinh viên, Phòng Quản lý cơ sở vật chất).

Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường hiện có 271 cán bộ, giảng viên, nhân viên (bao gồm: 43 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và 133 thạc sĩ). Trong đó, có nhiều giảng viên được cử đi học cao học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài cũng đã quay trở về tiếp tục giảng dạy tại trường.

c) Quy mô đào tạo

Số lượng sinh viên: Khóa sinh viên đại học đầu tiên tốt nghiệp năm 2010 là 451. Tổng số học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (thời điểm hiện tại): 15.967 trong đó trình độ đại học: 11.085. Tổng số học sinh, sinh viên, học viên hiện tại: 5200. Quy mô đào tạo đến năm 2020 dự kiến 15.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Các ngành, chuyên ngành đào tạo: Trường đang đào tạo 14 ngành (đại học); 05 ngành thạc sĩ. Trường đang tiếp tục làm thủ tục mở thêm 2 ngành thạc sĩ và 2 ngành tiến sĩ. Trình độ và hệ đào tạo: Trường đào tạo từ trình độ Đại học – Cao học với các hệ chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên thông. Ngoài ra, trường còn tổ chức đào tạo nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ, chứng nhận cho học viên.

d) Chính sách hỗ trợ sinh viên

Cùng với Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng hàng năm nhà trường xây dựng rất nhiều các chính sách hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên vượt khó học tập, sinh viên gia đình có 2-3 anh chị em cùng trường, sinh viên mồ côi không có điều kiện đi học được miễn học phí … với tiêu chí không để sinh nào bỏ học vì khó khăn trong việc trang trải chi phí học tập. Nhà trường chủ động tìm kiếm nguồn học bổng từ các doanh nghiệp và quỹ hỗ trợ sinh viên. Xây dựng chương trình tặng máy tính, tặng xe máy cho sinh viên khó khăn tạo phương tiện học tập, đi lại cho em.

33

f)Thực trạng hoạt động tín dụng sinh viên BVU

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng CSXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Biểu đồ 2.1: Thống số lượng sinh viên vay vốn qua các năm 2017-2019

( Nguồn: NHCSXH tỉnh BRVT)

Theo số liệu từ NHCSXH tỉnh Bà Rịa Vũng tàu số lượng sinh viên vay vốn năm 2017-2018 có 269 SV tương ứng 3.2 tỷ đồng, năm 2017-2018 là 215 SV tương ứng 2.6 tỷ đồng, năm 2018-2019 là 154 SV tương đương 2 tỷ đồng. Qua biểu đồ cho thấy sinh viên vay vốn tại NHCSXH đang có chiều hướng giảm và năm học 2018-2019 giảm 46% so với 2017-2018. Số lượng sinh viên vay vốn qua các năm giảm cho thấy một bức tranh về hoạt động tín dụng sinh viên tại trường Đại học Bà Rịa Vũng tàu chưa thực sự phát huy thế mạnh của nó mặc dù hàng năm số lượng sinh viên bỏ học hàng năm dao động 500 sinh viên. 0 50 100 150 200 250 300 2017 2018 2019 Số lượng SV vay vốn

34

Bảng 2.3 Thống kê số lượng sinh viên vay vốn từ 2017-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng số SV BVU vay

Doanh số cho

BVU vay Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn

2017 269 3.277 20.388 53.5 0,26%

2018 215 2.686 17.750 31.5 0,18%

2019 145 2.007 15.588 5 0,032%

( Nguồn: Ngân hàng chính sách tỉnh BRVT) Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh mức độ rủi ro mất vốn của chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV. Tỷ lệ này càng về 0% có nghĩa là 100% vay vốn đều trả đúng kỳ hạn. Nhìn số liệu bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn toàn tỉnh qua các năm ở mức thấp, năm 2017 là 0.26%, năm 2019 là 0.032%, điều này cũng cho thấy chính sách tín dụng SV BVU là hiệu quả về kinh tế, đảm bảo an toàn tài chính, tính phát triển bền vững của chương trình tín dụng sinh viên.

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)