Biên độ cài đặt dòng Idm giữa các cài đặt dòng Ids cho nghịch lưu và cho chỉnh lưu thường được giữ ở khoảng 10% đến 20% cho dòng cài đặt. Các thiết lập của bộ biến đổi hoạt động như chỉnh lưu được giữ cao hơn các cài đặt của bộ nghịch lưu bởi cài đặt biên độ Idm
43
Hình 2.20: Đặc tính hoàn chỉnh của bộ biến đổi
Các điểm hoạt động bình thường chuyển giao công suất là giao điểm của điều khiển dòng điện không đổi CC của chỉnh lưu và điều khiển góc tắt không đổi CEA của nghịch lưu. (Để so sánh đặc điểm của bộ biến đổi nghịch lưu B đã được rút ra từ hình 2.20.). Nó phải đảm bảo rằng dây nhánh thay đổi của đặc tính NV của bộ biến đổi hoạt động trong chế độ chỉnh lưu là cao hơn đặc tính CEA của nghịch lưu, như V0 của 2 thiết bị cuối không nhất thiết phải bằng nhau.
Với bộ biến đổi A hoạt động như là bộ chỉnh lưu và bộ biến đổi B như là bộ nghịch lưu, trạng thái ổn định dòng điện trong mọi trường hợp sẽ vẫn nằm trong giới hạn trên (Ids+Idm) và giới hạn dưới Ids. Đó là hệ thống dòng điện 1 chiều sẽ không thay đổi nhiều so với Idm trong mọi điều kiện. Bằng cách đảo ngược biên độ cài đặt đó là làm cho các cài đặt của bộ biến đổi B vượt qua A, lượng công suất có thể tự động đảo ngược bộ biến đổi B sẽ hoạt động như 1 bộ chỉnh lưu và A như một bộ nghịch lưu. Sự đảo ngược của công suất xảy ra là kết quả sự đảo chiều phân cực của điện áp [8].
2.3 Kết luận
Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển hoàn toàn dùng Thysistor được sử dụng trong truyền tải HVDC. Mạch có chức năng biến đổi năng lượng xoay chiều sang
44
một chiều và ngược lại thông qua việc thay đổi góc điều khiển mà ta có thể thay đổi được công suất truyền tải.
Điện áp đầu ra của bộ chỉnh lưu phụ thuộc vào góc điều khiển α và dòng điện tải Id theo đặc tuyến ngoài của bộ chỉnh lưu. Với cùng một dòng điện tải nếu góc α tăng thì điện áp đầu ra giảm.
Trong chế độ nghịch lưu góc sớm pha β = π – α = θ + γ phải có giá trị thích hợp để đảm bảo cho góc dập tắt lớn hơn góc dập tắt tối thiểu γ = β – θ ≥ γ0 (Trong đó γ0=ωt0 với t0 là khoảng thời gian đảm bảo cho các Thysistor khóa chắc chắn tính từ thời điểm Thysistor kết thúc dẫn điện).
Khi tăng góc điều khiển α các thành phần đập mạch trong điện áp chỉnh lưu cũng tăng theo. Do đó khi tăng góc điều khiển α phải tăng tham số của bộ lọc san phẳng trong mạch chỉnh lưu lên tương ứng.
45
CHƢƠNG 3: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI ĐIỆN CAO ÁP MỘT CHIỀU
3.1. Nguyên lý của hệ thống HVDC
Quá trình truyền tải điện năng giữa trạm truyền (Trạm Rectifier) tới trạm đến (Trạm inverter) là quá trình truyền tải điện năng giữa hai trạm biến đổi. Tại trạm biến đổi này điện áp xoay chiều được cho qua trạm biến áp để cung cấp một điện áp xoay chiều thích hợp cung cấp cho bộ biến đổi. Bộ biến đổi biến đổi điện xoay chiều thành một chiều và được truyền trên đường dây một chiều đến trạm biến đổi kia. Điện áp và dòng một chiều được làm phẳng bằng cuộn san dòng và khử sóng hài bằng bộ lọc một chiều trên đường dây một chiều. Tại trạm biến đổi dòng điện và điện áp một chiều từ đường dây tải điện qua bộ biến đổi chuyển thành dòng và điện áp xoay chiều. Điện áp xoay chiều này được cho qua trạm biến áp để biến đổi thành điện áp xoay chiều mong muốn.
Trong quá trình truyền tải điện năng giữa hai trạm nói trên vai trò của các mạch điện biến đổi tại hai trạm có thể thay đổi cho nhau dẫn đến sự đảo chiều của luồng công suất. Tại các trạm biến đổi, công suất phản kháng được cung cấp bởi các nguồn phản kháng. Ta có thể quan sát sơ đồ nguyên lý của hệ thống truyền tải HVDC ở hình 3.1