Một số đặc trưng của bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm wincc để xây dựng bài giảng điện tử mô đun plc trong trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 25 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.2. Một số đặc trưng của bài giảng điện tử

BGĐT là một chương trình hỗ trợ đồng thời cho hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò. Sự hỗ trợ ấy tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có thể tổ chức và điều khiển tốt các hoạt động nhận thức của sinh viên, để sinh viên phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo và lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

Nội dung của BGĐT bao gồm các tri thức được trình bày dưới dạng văn bản (sự giải thích, minh họa, chỉ dẫn, các câu hỏi, câu trả lời), tranh, ảnh, hình vẽ, phim, bảng biểu, biểu đồ, đồ thị… Những văn bản, tranh ảnh… đó lần lượt được xuất hiện theo tiến trình giảng dạy nhờ vào thao tác đơn giản (nháy chuột hoặc ấn phím). Nhờ vậy, giáo viên (GV) giảm nhẹ được việc thuyết giảng, tiết kiệm thời gian trên lớp. Sinh viên (HS-SV) không phải chờ GV viết bảng quá lâu hay vẽ bản vẽ hay thuyết trình mô tả nguyên lý làm việc của hệ thống… GV dành thời gian của tiết học để sử dụng vào việc tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS-SV như: tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, nêu thêm các câu hỏi phụ để đào sâu, mở rộng vấn đề, tổ chức cho HS-SV tham gia xây dựng bài, hoạt động của từng nhóm, từng

24

cá thể sinh viên; hướng dẫn, gợi mở HS-SV phát hiện hay giải quyết các vần đề đặt ra trong quá trình học tập.

BGĐT bao gồm một hệ thống kiến thức cơ bản, cần thiết mà HS-SV cần nắm vững. Mặt khác, nhờ có khả năng biểu diễn thông tin bằng đồ họa như các hình vẽ, các mô hình…các kiến thức của môn học được minh họa sinh động, trực quan hóa, tất cả các tri thức được truy nhập nhanh chóng, theo trật tự đã được định trước giúp GV trình bày bài một cách logic, đáp ứng kịp thời của quá trình dạy học nhằm minh họa, trực quan hóa, cụ thể hóa nội dung giúp cho HS-SV hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, phát hiện được những mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức dễ dàng hơn, tăng lòng tin của HS-SV với nội dung của bài học, giúp HS-SV phát triển tư duy sáng tạo, trí tò mò khoa học, nâng cao hứng thú và nhận thức khoa học.

Nội dung xuất hiện trong BGĐT đã được biên soạn kỹ lưỡng về mặt cú pháp, ngữ nghĩa, chuẩn tắc nhất về kích thước (size), kiểu dáng (style), màu sắc (color), loại chữ (font), có cấu trúc logic, nội dung chặt chẽ. Điều này giúp HS-SV rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, trình bày nội dung bài học vào vở ghi của mình một cách khoa học, chính xác và có thẩm mỹ.

Nội dung của môn học được chia thành các bài học cụ thể, được liên kết với nhau (link) và liên kết với các tệp tin khác, các CD tưliệu… Chức năng liên kết của BGĐT cho phép truy nhập nhanh chóng đến bài học bất kỳ, một kết luận hay tóm tắt nội dung của bài học trước đó hay mở rộng kiến thức, ra bài tập, kiểm tra… chỉ thông qua một thaotác nháy chuột đơn giản. Yêu cầu này trong các tiết giảng thông thường chỉ được thực hiện bằng cách thông qua lời phát biểu của HS-SV hoặc GV.Đồng thời, khả năng hỗ trợ này cũng được đáp ứng yêu cầu của GV trong việc ôn tập, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức của bài học.

Ngoài ra, BGĐT còn là tài liệu đắc lực giúp HS-SV có thể tự học, tự nghiên cứu (khi các em không thể đến lớp nghe giảng, hoặc do học trễ, học vượt theo hệ tín chỉ).

Ngoài khả năng trình bày lý thuyết, BGĐT cho phép mô phỏng chuyển động của các đối tượng. Việc mô phỏng giúp:

25

- Truyền thụ kiến thức: Thông qua việc mô phỏng bằng hình ảnh trên máy tính (bằng cách sử dụng các phần mềm), đặc biệt các hình ảnh này có thể lặp lại nhiểu lần, tạo điều kiện cho HS-SV tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. So với phương tiện dạy học truyền thống, mô phỏng trên máy tính còn biểu diễn các hiện tượng trong sự phối hợp với màu sắc âm thanh, lời giải thích, tạo sự cuốn hút HS-SV, kích thích hứng thú học tập, đưa HS-SV vào chủ thể chú ý hành động. Do đó, hiệu quả bài giảng và chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS-SV được nâng cao. Hơn nữa, mô phỏng bài giảng còn tạo cơ hội phát huy tư duy sáng tạo của HS-SV. Cụ thể thông qua các hình vẽ sinh động, GV có thể rèn luyện cho HS-SV các thao tác tư duy: cách quan sát, khả năng mô tả và diễn đạt tư duy, tạo điều kiện cho họ hình thành năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát hóa và trừu tượng hóa.

- Rèn luyện kỹ năng thực hành: Bài giảng mô phỏng không chỉ là phương tiện biểu diễn, trình bày bài giảng mà qua đó HS-SV được rèn luyện kỹ năng tư duy thuật toán, kỹ năng lập trình… tạo khả năng thích ứng với xã hội thông tin trong tương lai.

- Giáo dục nhân cách: Bằng phương pháp học này, HS-SV rèn luyện tính độc lập, tự chủ kiên trì, cần cù và chăm chỉ. Đặc điểm của phương pháp mô phỏng gây hứng thú cho HS-SV, làm cho HS-SV yêu thích môn học tạo tiền đề cho việc định hướng nghề nghiệp.

- Ngoài ra, BGĐT cho phép kiểm tra từng vấn đề nhỏ bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xây dựng dưới nhiều loại hình như các câu hỏi nhiều sự lựa chọn, câu hỏi đúng – sai, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền khuyết nhằm kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của sinh viên ngay sau khi kết thúc bài học. Giúp GV thu được tín hiệu phản hồi nhanh chóng để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời hoạt động của cả thày và trò, thúc đẩy HS-SV cố gắng, tích cực làm việc một cách liên tục có hệ thống.

Tuy nhiên, khả năng và hiệu quả sử dụng của BGĐT phụ thuộc nhiều vào khả năng và phương pháp sử dụng, cách khai thác bài giảng của từng GV trong quá trình dạy học. Điều này không chỉ phụ thuộc vào trình độ sử dụng phương tiện của GV mà còn phụ thuộc vào khả năng sư phạm của họ, khả năng khéo léo trong việc

26

phối hợp giữa BGĐT với các phương pháp giảng dạy khác mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng BGĐT trong quá trình dạy học.

BGĐT được thiết kế bao gồm toàn bộ hoạt động của GV và hoạt động học của HS-SV đối với một bài học trên lớp theo một cấu trúc chặt chẽ, logic và hợp lý, được quy định logic của môn học và logic nhận thức của HS-SV, được cài đặt vào máy tính dưới dạng một chương trình cụ thể nhằm thực hiện tốt mục đích dạy học. Xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế BGĐT là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể, đó là: thực hiện dạy và học với sự hỗ trợ của máy tính.

Nét đặc trưng cơ bản của BGĐT để phân biệt với bài giảng truyền thống, đó là: các kiến thức trong bài giảng được trình bày dưới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video- clip…và được đặt liên kết giữa các đối tượng trong bài giảng.

Khi hoạt động dạy học ở trên lớp, BGĐT được GV điều khiển theo tiến trình dạy học, từ đó góp phần đạt được mục tiêu của bài học. Trong quá trình sử dụng BGĐT, GV phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau. BGĐT có thể được sử dụng dưới hình thức dạy học đồng loạt hoặc dưới hình thức học tập theo nhóm tại lớp, hình thức dạy học cá nhân..vv.

Vậy, bài giảng điện tử là một chương trình dạy học được số hóa và cài đặt vào máy tính. Nó thể hiện toàn bộ kế hoạch hoạt động của giáo viên và HS-SV, được giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học, cùng với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể, với hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm wincc để xây dựng bài giảng điện tử mô đun plc trong trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)