Kết quả định lượng

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm wincc để xây dựng bài giảng điện tử mô đun plc trong trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 93 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Kết quả định lượng

Kết quả nhận được qua các ý kiến chuyên gia như sau.

Để thực hiện đề tài tác giả đã xin ý kiến của các chuyên gia và nhận được sự hợp tác, đóng góp rất nhiệt tình. Số lượng người được hỏi ý kiến là 20, trong đó người làm công tác quản lý giáo dục là 4, người vừa làm quản lý và giáo viên là 15, vừa làn cán bộ quản lý và lao động trực tiếp tại các nhà máy là 1 người. Sau khi thu lại các phiếu kết quả nhận được như sau:

1. Sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên về đào tạo theo hình thức sử dụng giáo án điện tử là:

a. Hiểu và vận dụng được ngay vào điều kiện thực tế: 14/20 = 70% b. Chỉ hiểu được những vấn đề cơ bản, cần tiếp tục nghiên cứu: 6/20 = 30% c. Chưa hiểu biết gì về hình thức dạy học này: 0

2. Tính cần thiết của đề tài với việc phát triển đào tạo của nhà trường:

a. Rất cần thiết: 15/20 = 75% b. Cần thiết: 5/20 = 25% c. Không cần thiết: 0 d. Không rõ: 0

92 a. Hoàn toàn phù hợp: 16/20 = 80%

b. Cần nghiên cứu thêm nhưng có khả năng áp dụng: 4/20 = 20% c. Cần nghiên cứu kỹ hơn, tổ chức tập huấn và tiêp tục xem xét: 0 d. Không phù hợp: 0

4. Nếu cần phải điều chỉnh nội dung chương trình và phương pháp dạy học để phù hợp hơn với điều kiện dạy và học, theo ý kiến của ông bà những vấn đề nào cần được quan tâm:

Triển khai chắt lọc hơn nữa để giảm bớt một phần kiến thức lý thuyết, tăng thời gian cho thực hành.

5. Mức khả thi của đề tài với điều kiện của trường:

a. Hoàn toàn khả thi: 16/20 = 80 %

b. Khả thi nhưng tính khả thi thấp: 4/20 = 20% c. Không khả thi: 0

d. Không rõ: 0

6. Việc “Ứng dụng phần mềm WinCC để thiết kế bài giảng điện tử cho module PLC trong trường cao đẳng nghềcông nghiệp Thanh Hóa” là:

a. Khoa học: 14/20 = 70% b. Khả thi: 4/20 = 20%

c. Chưa thực sự phù hợp vớithực tiễn hiện có của trường: 2/20 = 10% d. Chưa rõ ràng: 0

8. Hiệu quả của việc vận dụng bài giảng điện tử dạy học đối với nhà trường: a. Hiệu quả cao: 16/20 = 80%

b. Hiệu quả trung bình: 4/18 = 20% c. Không có hiệu quả: 0

d. Không rõ: 0

9. Hiệu quả của việc vận dụng bài giảng điện tử dạy học đối với xã hội: a. Hiệu quả cao: 16/20 = 80%

b. Hiệu quả trung bình: 4/18 = 20% c. Không có hiệu quả: 0

d. Không rõ: 0

10. Theo ý kiến của ông (bà), khi tổ chức dạy học chương trình theo cấu trúc module, đội ngũ giáo viên tại cơ sở đào tạo nghề sẽ gặp những khó khăn:

93

a. Thiếu kinh nghiệm để tổ chức dạy học theo hình thức mới: 15/20 = 75% b. Vướng mắc khi lựa chọn phương pháp dạy học: 2/20 = 10%

c. Những giáo viên có tay nghề thực hành yếu ngại thực hiện: 3/20 = 15%

11. Cần làm gì để thực hiện ứng dụng WinCC để thiết kế bài giảng điện tử cho module PLC được tốt hơn:

a. Tập huấn cho giáo viên: 16/20 = 80% b. Giải thích cho học sinh: 0

c. Đầu tư thêm về cơ sở vật chất: 4/20 = 20%

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Thực hiện ý tưởng nghiên cứu của đề tài, trong chương 3 tác giả đã trình bày tóm tắt về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp thực nghiệm đánh giá, kết quả nhận được từ các phương pháp thựcnghiệm.

Thời gian thực nghiệm sư phạm còn ngắn, số lượng các chuyên gia, số lượng sinh viên được hỏi ý kiến ít, đối tượng chưa rộng.Số lượng bài dạy thực nghiệm chưa nhiều. Do đó độ tin cậy của kết quả trên có thể chưa sát với thực tế. Tuy nhiên từ kết quả bước đầu nghiên cứu tác giả nhận thấy:

- Việc ứng dụng WinCC thiết kế bài giảng điện tử cho mô đun PLC nâng cao tại Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu của người học và xu thế phát triển của dạy nghề hiện nay cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

- Nội dung chương trình môn PLC nâng cao xây dựng là phù hợp với yêu cầu cập nhật bổ sung kiến thức để đáp ứng được yêu cầu của trình độ Caođẳng nghề.

- Nội dung hai bài mà đề tài đã soạn có thể sử dụng được trong quá trình giảng dạy cho nghề điệncông nghiệp trình độ Cao đẳng và một số hình thức đào tạo ngắn hạn.

Ngoài ra, căn cứ vào kết quả của phương pháp thực nghiệm kết hợp với phương pháp chuyên gia đều cho thấy việc ứng dụng WinCC vào thiết kế bài giảng điện tử cho môn học PLC nâng cao là hoàn toàn phù hợp và có khả năng phát huy tính sáng tạo của người học, từ đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng bài giảng điện tử mô đun PLC trong trường Cao Đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa”. So với mục đích nghiên cứu và các nhiệm vụ của đề tài đặt ra, tác giả đã đạt được những kết quả sau:

1.1. Về mặt lý luận:

- Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng tác động lớn vào người học, hình thành một nhân cách nhất định;

- BGĐT là một chương trình dạy học được số hóa và cài đặt vào máy tính, ở đó thể hiện toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy và học của giáo viên và học viên. Ở đó giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học cùng với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể kết hợp với các hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học;

- Phương tiện dạy học trong công nghệ dạy học hiện đại là các vật mang thông tin được sáng tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được sử dụng một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt thông tin đến người học.

BGĐT bao gồm một hệ thống kiến thức cơ bản, cần thiết cho người học nắm vững. Mặt khác, tri thức được truy cập nhanh chóng theo trật tự đã định sẵn theo kế hoạch giúp cho giáo viên trình bày bài giảng một cách logic, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quá trình dạy học nhằm minh họa, trực quan hóa, cụ thể hoá nội dung giúp người học dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm. Phát hiện được những mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức, tăng niềm tin của người học với nội dung bài học. Qua đó, giúp phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, trí tò mò khoa học, nâng cao tinh thần hứng thú nhận thức học tập cho người học.

Chức năng liên kết của bài giảng điện tử cho phép truy cập nhanh chóng đến bài học bất kỳ, một mục bất kỳ, một kết luận hay tóm tắt nội dung của bài học trước đó hay mở rộng kiến thức, ra bài tập kiểm tra... thông qua một thao tác nháy chuột đơn giản.

95

Ngoài ra BGĐT còn là tài liệu đắc lực giúp người học có thể tự học, tự nghiên cứu khi người học không thể đến lớp để nghe giảng, hoặc do trễ học hoặc học theo hệ tín chỉ.

Tuy vậy, khả năng và hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng và phương pháp sử dụng, cách khai thác bài giảng của người giáo viên trong quá trình dạy học. Điều này không chỉ phụ thuộc vào trình độ sử dụng phương tiện của giáo viên mà còn phụ thuộc vào khả năng sư phạm của họ, khả năng khéo léo trong việc phối hợp giữa trình chiếu, giảng giải với các phương pháp giảng dạy khác mới có thể phát huy tối đa việc sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học.

1.2. Về mặt ứng dụng

Luận văn đã ứng dụng phần mềm WinCC để thiết kế thành công BGĐT cho mô đun PLC và khẳng định tính đúng đắn giả thiết khoa học. Trong quá trình ứng dụng và thiết kế, luận văn đã đưa ra tương đối đầy đủ các yêu cầu của BGĐT, điều kiện sử dụng hiệu quả BGĐT, cũng như các bước ứng dụng phần mềm WinCC để thiết kế bài giảng điện tử.

Nếu ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng và sử dụng BGĐT mô đun PLC theo quan điểm dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt động dạy và học của giáo viên và học viên nhằm tích cực hóa hoạt động học của người học. Do đó, cần phải tiến hành nghiên cứu ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng hoàn thiện cho các bài còn lại của mô đun PLC nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong bộ môn Tự động hóa - chuyên ngành Điện công nghiệp - nói riêng và trong trườngCao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa nói chung.

2. KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn nhận thấy cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề tiếp theo:

- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, lấy các ý kiến chuyên gia và được thực nghiệm trên đối tượng học sinh, sinh viên thực để hoàn thiện và được áp dụng trong giảng dạy tại trường.

96

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, mở rộng đối tượng và phạm vi ứng dụng của đề tài cho các môn học khác của trường nhất là dạy học ứng dụng WinCC thiết kế bài giảng điện tử để nâng cao tính trực quan trong giảng dạy.

- Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên về sử dụng phương tiện hiện đại và áp dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học.

- Chương trình khung môn PLC do TCDN biên soạn và ban hành cho khối các trường dạy nghề trên toàn quốc cần tinh giảm hơn về tri thức lý thuyết, tăng cường hoạt động thực hành nội khóa môn học.

- Cần triển khai ứng dụng WinCC thiết kế bài giảng điện tử thực hiện giảng dạy với các mô đun khác có thể xây dựng giảng dạy theo hình thức dạy học này như các MĐ, Điều khiển điện khí nén, Kỹ thuật cảm biến, điều khiển lập trình cỡ nhỏ, ...

- Các trường dạy nghề nói chung và trường CĐN CN Thanh Hóa nói riêng cần liên kết nhiều hơn nữa với các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp để nắm yêu cầu về nhân lực giúp cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi ra trường.

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Khánh Đức. Bài giảng đánh giá trong giáo dục. Trường ĐHBK Hà Nội. Năm 2014

2. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học.NXB Giáo dục.năm 1997

3. TS. Trần Thu Hà, KS.Phạm Quang Huy.Lập trình với S7&WinCC.NXB Hồng Đức.năm 2008.

4. TS. Trần Thu Hà, KS.Phạm Quang Huy.Giao diện người và máy tính HMI.NXB Hồng Đức.năm 2008.

5. Lê Văn Hồng. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB ĐHQG Hà Nội.năm 2001.

6. Nguyễn Văn Khang. Bộ điều khiển logic khả trình PLC và ứng dụng. NXB Bách khoa –Hà Nội.Năm 2014

7. GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc. Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học hiện đại.Trường ĐHBK Hà Nội.năm 2014

8. TS. Vũ Thị Lan. Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật.Trường ĐHBK Hà Nội.năm 2014.

9. Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong. E-learning hệ thống đào tạo từ xa.NXB Thống kê.Năm 2004.

10. Lưu Xân Mới. Lý luận day học.NXB Giáo dục.năm 2000.

11. Mạc Văn Trang. Bài giảng tâm lý học sư phạm kỹ thuật.Trường ĐHBK Hà Nội. Năm 2014

12. TS. Lê Huy Tùng. Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học công nghệ và giáo dục. Trường ĐHBK Hà Nội.Năm 2014

13. TS. Lê Huy Tùng, Lương Thị Hạnh. Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục, tạp chí giáo dục, số 316, tháng 8/2013

14. TS. Lê Huy Tùng, Nguyễn Thị Thanh. Sử dụng phần mềm mô phỏng trong dạy học kỹ thuậtnăm 2014

15. Haji Razali bin Ahmad. Constructive teaching and learning by information technology. Malaysia. Năm 2000

16. Michelli Selinger. Teaching mathematics with ICT. Malaysia. Năm 2000. 17. http://www.el.edu.net.vn.

18. http://www.answers.com.

19. http://www.howstuffworks.com. 20. http://www.derekstockley.com.au.

98

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN THẠC SĨSƯ PHẠM KỸ THUẬT

Đề tài “Ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng bài giảng điện tử cho mô đun PLC trong trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa”

Luận văn đã đề cập đến những nội dung sau:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng BGĐT trong trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa;

2. Phân tích thực trạng ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng BGĐT mô đun PLC tại trườngCao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa;

3. Đề tài tập chung nghiên cứu ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng BGĐT mô đun PLC chuyên ngành Điện công nghiệp tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa;

4. Ứng dụng và khai thác phần mềm WinCC để xây dựng BGĐT cho Bài 4 - mô đun PLC chuyên ngành Điện công nghiệp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mô đun PLC trong bộ môn Tự động hóa chuyên ngành Điện công nghiệp tại trườngCao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa;

ABSTRACT

TECHNICAL PEDAGOGIC MASTER THESIS

Title:“Application of WinCC software to design the electronic lecture for PLC module at Thanh Hoa Vocational College of Industry”.Thesis has mentioned the following matters:

1. Studying on theoretical andpractical basis of applying WinCCsoftware to build e- lectures forthePLCmoduleat Thanh Hoa Vocational College of Industry

2. Analysising the real situation of applying WinCCsoftware to build e-lectures forthePLCmoduleat Thanh Hoa Vocational College of Industry

3. Focusing mainly on the application of WinCCsoftwaretobuilde-lectures forthePLCmoduleIndustrial Electrical Major at Thanh Hoa Vocational College of Industry

4. Applying and exploiting WinCCsoftwareto builde-lectures forlesson 5- PLCmoduleIndustrialElectrical Major, therefore improving thequalityofteachingandlearningPLCmodule inAutomaticSubject, Industrial Electrical Major atThanh Hoa Vocational College of Industry

99

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Để có số liệu cụ thể về thực trạng giảng dạy module PLC tại trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa nói riêng và các cơ sở đào tạo nghề nói chung, xin Quý thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời hoặc ghi ý kiến vào các dòng đểtrống, xin trân trọng cảm ơn.

1. Xin ý kiến nhận xét về nội dung chương trình đào tạo module PLC tại đơn vị như thế nào?

- Số giờ học lý thuyết của module PLC NC: 30 tiết; PLC CB: 60 tiết a. Nhiều

b. Vừa đủ c. Ít

- Số giờ học thực hành của module PLC NC: 60 giờ; PLC CB: 90 giờ a. Nhiều

b. Vừa đủ c. Ít

- Nội dung chương trình của module PLC phù hợp với yêu cầu đào tạo công nhân kĩ thuật hiện nay:

a. Tốt

b. Trung bình

c. Chưa, cần cập nhật

- Máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tậpmodule PLC của trường đáp ứng được nội dung chương trình hiện hành.

a. Tốt

b. Trung bình c. Kém

2. Vui lòng cho biết hình thức giảng dạy hiện nay của module PLC tại trường?

100 b. Bài giảng điện tử

c. Kết hợp phấn, bảng và bài giảng điện tử

d. Ý kiến khác: ... ……..

3. Phương pháp giảng dạy hiện nay tại trường

a. Tốt b. Phù hợp c. Chưa phù hợp

4. Bài giảng điện tử mà Thầy, cô sử dụng trên lớp được soạn như thế nào?

a. Toàn chữ

b. Chỉ có hình tĩnh c. Có phim mô phỏng

101

Phụ lục 2

PHIẾU LẤY Ý KIẾN SINH VIÊN

Nhằm đánh giá tính khả thi khi ứng dụng WinCC để thiết kế bài giảng điện tử cho module PLC và khả năng tiếp cận của người học, xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến đối với các câu hỏi trong phiếu lấy ý kiến dưới đây:

1. Anh (chị) nhận thấy sự phù hợp về nhận thức của kiến thức mà các bài đề cập đến là:

a. Phù hợp với trình độ nhận thức. b. Quá cao với trình độ nhận thức. c. Đơn giản với trình độ nhận thức.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm wincc để xây dựng bài giảng điện tử mô đun plc trong trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 93 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)