Các yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm wincc để xây dựng bài giảng điện tử mô đun plc trong trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.3.Các yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử

- Quán triệt mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng thái độ; - Hiểu được các yêu cầu đổi mới trong việc thiết kế bài học;

- Hiểu biết sâu sắc nội dung bài học, trên cơ sở xác định đúng đắn phần trọng tâm của bài;

- Biết lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới; - Nắm chắc đặc điểm tâm lý của HS-SV để có những tác động phù hợp; - Có kiến thức thực tiễn phong phú để minh họa cho bài học.

27

1.3.1.4. Phân biệt sự khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền thống. * Sự giống nhau

Giáo án (bao gồm giáo án điện tử và giáo án truyền thống) là một phương tiện vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với người GV khi lên lớp làm nhiệm vụ dạy học. Nó được xem như phương tiện bắt buộc đối với GV trong hoạt động dạy học.

Bản thiết kế bài giảng đều phải thể hiện rõ hai hoạt động chủ yếu: hoạt động của GV và hoạt động của HS-SV. Nội dung của bài học được chia làm các đơn vị hoạt động: hoạt động 1, hoạt động 2, hoạt động 3…

* Sự khác nhau

Giáo án truyền thống Giáo án điện tử Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri

thức trong giáo trình, sách giáo khoa hiện hành, được diễn đạt dưới dạng văn bản là chủ yếu, đôi khi có sử dụng mô hình, sơ đồ, hình vẽ…

Nội dung dạy học bao gồm toàn bộ tri thức cô đọng, chủ yếu của chương trình đại trà và những tri thức mở rộng, được diễn đạt dưới dạng văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, âm thanh, video-clip…

Kế hoạch hoạt động của thày và trò được GV ghi ra giấy.

Kế hoạch hoạt động của thày và trò được GV biên soạn và đưa vào máy tính dưới dạng một chương trình trong đó có sử dụng các siêu liên kết nhằm kết nối giữa các mục, các chương trình cần sử dụng trong bài giảng với nhau, giữa bài mới và bài cũ có liên quan, giữa lý thuyết và bài tập, giữa nội dung kiến thức cơ bản và mở rộng, giữa các mục và hỗ trợ…

Thời lượng dành cho việc truyền đạt lý thuyết là nhiều hơn.

Thời lượng dành cho việc truyền đạt lý thuyết giảm hẳn, tăng thời gian thực hành.

Phần kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc bài học có thể là các câu hỏi vấn đáp hoặc viết, khó có thể kiểm tra được toàn lớp và cho biết kết quả tức thời.

Bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, được số hóa và đưa vào máy tính, cho biết kết quả tức thời về kết quả học tập, những sai sót, ưu nhược điểm…để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy.

28

* Khi thiết kế BGĐT cần chú ý những đặc điểm sau

- BGĐT phải quán triệt mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ; - BGĐT phải bao gồm những nội dung lý thuyết cô động nhất;

- Đảm bảo cấu trúc logic hợp lý của bài học;

- Cấu trúc của BGĐT phải bao quát được tổng thể các phương pháp dạy học đa dạng và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phương pháp dạy học, kể cả những phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học không truyền thống, đặc biệt là tăng cường thảo luận nhóm;

- Cấu trúc của BGĐT phải thể hiện được hai hoạt động chủ yếu: hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS-SV, trong đó phải làm nổi bật hoạt động của người học như là thành phần cốt yếu;

- Đưa các dạng dữ liệu khác nhau vào bài giảng; - Sử dụng các siêu liên kết;

- Khi sử dụng BGĐT phải kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực sáng tạo của người học. GV phải đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình dạy học nhằm giúp HS-SV chủ động tìm tòi tri thức, hình thành cho họ kỹ năng tự hcọ, tự nghiên cứu;

- Giảm thời gian truyền đạt tri thức lý thuyết, tăng thời gian thực hành luyện tập; - Việc trình chiếu của GV phải kết hợp với tự nghiên cứu có hướng dẫn, thảo luận nhóm;

- Phải đảm bảo phù hợp với lời giảng, sự trình diễn của GV và sự theo dõi của HS- SV.

- Màn hình của BGĐT phải được chia làm 3 phần: phần trên cùng chứa tiêu đề của bài giảng xuất hiện từ đầu đến cuối giờ học. Phần bên trái là các đề mục của bài giảng.Phần bên phải chiếm phần lớn diện tích của màn hình, là nơi lần lượt xuất hiện nội dung bài giảng thao đúng kịch bản của quá trình dạy học.

1.3.2. Ứng dụng mô phỏng trong xây dựng bài giảng điện tử

Mô phỏng được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như trong công nghiệp nhằm tối ưu chất lượng, kỹ thuật an toàn, kiểm tra; trong giáo dục và đào

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo, đặc biệt gần đây được ứng dụng khá rộng rãi trong thiết kế xây dựng các bài giảng điện tử phục vụ cho giảng dạy.

Việc ứng dụng kỹ thuật mô phỏng để xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học tạo nên một phương pháp dạy học hiện đại, đó là việc dạy về các khía cạnh khác nhau của thế giới bằng việc bắt trước hoặc sao chép nó. Sinh viên không những hình thành động cơ học tập từ việc mô phỏng mà còn học bằng cách tương tác với chúng theo cách tương tự mà họ sẽ tương tác trong các tình huống thực tế. Trong hầu hết các trường hợp, mô phỏng thường được đơn giản hóa thực tế bằng cách bỏ qua hoặc thay đổi một vài chi tiết. Trong thế giới đã được đơn giản hóa, sinh viên giải quyết các vấn đề, học các khái niệm, quy trình, và hiểu được bản chất của hiện tượng cũng như việc điều khiển chúng, hoặc qua đó học cách xử lý trong các tình huống khác nhau.

Với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, với tốc độ xử lý, bộ nhớ của máy tính ngày càng được nâng cao một cách nhanh chóng, sự phát triển đa dạng của các ngôn ngữ sử dụng để lập trình cho mô phỏng ngày càng thân thiện hơn, mà không đòi hỏi cao về kỹ năng lập trình của người sử dụng thì việc sử dụng mô phỏng trong xây dựng BGĐT cần phải được nhân rộng. Áp dụng kỹ thuật mô phỏng để xây dựng BGĐT sẽ phù hợp với xu thế lấy người học làm trung tâm.Trong e- learning là một trong những môi trường học tập cần phải ứng dụng công nghệ mô phỏng, khi đó máy tính là công cụ kết nối các người học với nhau với việc học tập suốt đời.

Khi sử dụng bài giảng điện tử có kết hợp với các bài thí nghiệm ảo, mô phỏng học viên được tiếp nhận với kiến thức mới thông qua việc nghe, nhìn, trực tiếp làm việc, hoạt động nhóm, trình bầy ý kiến, giải thích cho nhau nghe một vấn đềnào đó. Đặc biệt với các vấn đề trừu tượng trong vật lý không thể quan sát được bằng mắt thường, khó tiếp thu ví dụ như: Chuyển động cơ học, chuyển động của electron, song ánh sang, các hiện tượng quang học như phản xạ, khúc xạ, ảnh qua các loại gương, … thì bằng cách mô phỏng, các thí nghiệm ảo sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu hơn. Vì ậy, khi sử dụng bài giảng điện tử có kết hợp với mô phỏng và thí

30

nghiệm ảo là một công cụ hỗ trợ đắc lực để nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên.

1.4. Thực trạng sử dụng bài giảng điện tử trong đào tạo nghề

1.4.1. Nhận thức của giáo viên về bài giảng điện tử

Để tìm hiểu nhận thức của GV về dạy học sử dụng bài giảng điện tử áp dụng cho module PLC, tác giả tiến hành phương pháp hỏi đáp, tác giả sử dụng các câu hỏi như:

Anh (chị) có biết sử dụng giáo án điện tử được áp dụng trong các trường dạy nghề không? Anh (chị) có thường xuyên tìm hiểu các nội dung có liên quan đến sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy không? Khi dạy module PLC anh (chị) có sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực không và có sử dụng giáo án điện tử không?...Để lấy ý kiến của giáo viên ở một số trường dạy nghề thuộc địa bàn. Tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Có nhiều giáo viên cho rằng sử dụng bài giảng điện tử là một xu thế dạy học tích cực mới, hiện đại và cần phải được áp dụng rộng rãi trong nhà trường, nhất là dạy học module PLC bởi lẽ sử dụng bài giảng điện tử sẽ làm giảm thời gian thuyết trình, giảng giải của giáo viên. Vì vậy giáo viên có thời gian để quan sát, uốn nắn các kỹ năng cơ bản của sinh viên, có thời gian phát vấn để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, cung cấp được nhiều kiến thức phục vụ thực tiễn cuộc sống.

Với những hiểu biết như trên, nhiều giáo viên đã có ý thức tìm hiểu, xây dựng những kế hoạch dạy học module PLC cho phù hợp, áp dụng các PPDH mới cho tiết dạy của mình để mỗi giờ học đều đạt được kết quả như mong muốn.

Tuy vậy, đối với nhiều giáo viên chưa hiểu rõ về bài giảng điện tử còn gặp nhiều khó khăn, trình độ, nghiệp vụ còn hạn chế thì hầu hết họ thường làm theo sự chỉ dẫn của giáo trình và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy khác, dạy bài nào biết bài đó, môn nào biết môn đó, với mỗi tiết học chỉ cần xây dựng mục tiêu theo đúng nội dung bài học đó đưa ra mà chưa chú ý đến những mối quan hệ, những nội dung có liên quan của các bài học khác. Thậm chí còn có giáo viên cho rằng sử dụng bài

31

giảng điện tử gây ra sự mất tập trung trong lớp học, sinh viên chỉ chăm chú nhìn hình ảnh mà không ghi chép được gì.

Thực tế cho thấy, việc dạy sử dụng các bài giảng điện tử cho module PLC nói chung hay các nội dung, kĩ năng các phân môn khác phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tổ chức của giáo viên. Nếu như chương trình môn học đã thể hiện rõ nội dung trìu tượng thì nhiều giáo viên vẫn chưa có kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học thích hợp, do đó giờ học sử dụng bài giảng điện tử vẫn chưa thực sự diễn ra.

Dạy học sử dụng bài giảng điện tử là xu thế chung của các nước phát triển trên thế giới bởi tính khả thi của nó. Để việc dạy học nói chung và dạy học module PLC nói riêng đạt hiệu quả, là giáo viên cần phải:

+ Có thói quen nhìn một cách hệ thống các mảng kiến thức - kĩ năng - phương pháp dạy học. Đối với module PLC cần thiết phải nắm vững nội dung chương trình (cả lý thuyết lẫn thực hành), nắm được các kiến thức có liên quan với nhau giữa các phân môn (Điện kỹ thuật, Điện tử cơ bản, Đo lường điện tử, Kỹ thuật xung - số…).

+ Đối với từng bài học và mối quan hệ giữa các phân môn, cần phải có cái nhìn linh hoạt các mảng kiến thức - kĩ năng SV đã, đang và sẽ học để xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cho từng phần học, từ đó lựa chọn PPDH thích hợp để tổ chức quá trình tiếp nhận bài học của học sinh sao cho đảm bảo đặc thù và yêu cầu riêng của từng phân môn, vừa đảm bảo mục đích chung của môn học.

+ Mặt khác, giáo viên cũng cần chủ động thiết kế các bài giảng điện tử làm cho các giờ học nhẹ nhàng, tránhsự nhàm chán cho học sinh.

1.4.2. Thực trạng giảng dạy module PLC tại các trường và cơ sở đào tạo nghề

Để có số liệu cụ thể về thực trạng giảng dạy module PLC ở các trường và các cơ sở đào tạo nghề tác giả đã xây dựng phiếu xin ý kiến giáo viên (Phụ lục 1) và

nhận được sự hợp tác, đóng góp rất nhiệt tình của các giáo viên tại các trường, cơ sở dạy nghề cũng như tại trường CĐN CN Thanh Hóa.

Số lượng người được hỏi ý kiến là 30, số phiếu thu lại là 30. Sau khi thu lại các phiếu kết quả nhận được như sau:

1. Xin ý kiến nhận xét về nội dung chương trình đào tạo module PLC tại đơn vị như thế nào?

32

- Số giờ học lý thuyết của module PLC NC: 30 tiết; PLC CB: 60 tiết a. Nhiều: 2/30 = 6,7%

b. Vừa đủ: 28/30 = 93,3% c. Ít: 0

- Số giờ học thực hành của module PLCNC: 60 giờ; PLC CB: 90 giờ a. Nhiều: 0

b. Vừa đủ: 20/30 = 66,7% c. Ít: 10/30 = 33,3% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung chương trình của module PLC phù hợp với yêu cầu đào tạo công nhân kĩ thuật hiện nay:

a. Tốt: 15/30 = 50%

b. Trung bình: 10/30 = 33,3% c. Chưa, cần cập nhật: 5/30 = 16,7%

- Máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập module PLC của trường đáp ứng được nội dung chương trình hiện hành.

a. Tốt: 2/30 = 6,67%

b. Trung bình: 11/30 = 36,66% c. Kém: 17/30 = 56,67%

2. Vui lòng cho biết hình thức giảng dạy hiện nay của module PLC tại trường?

a. Phấn, bảng: 12/30 = 40% b. Bài giảng điện tử: 09/30 = 30%

c. Kết hợp phấn, bảng và bài giảng điện tử: 09/30 = 30% d. Ý kiến khác

3. Phương pháp giảng dạy hiện nay tại trường

a. Tốt: 3/30 = 10% b. Phù hợp: 15/30 = 50% c. Chưa phù hợp: 12/30 = 40%

4. Bài giảng điện tử mà Thầy, cô sử dụng trên lớp được soạn như thế nào?

a. Toàn chữ: 0/30 = 0%

33

c. Có phim mô phỏng: 10/30 = 33,33%

1.5. Thực trạng sử dụng bài giảng điện tử cho mô đun PLC chuyên ngành Điện công nghiệp tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.

Chương trình mô đun PLC (bao gồm PLC cơ bản và PLC nâng cao) của trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa được biên soạn và xây dựng theo chương trình khung của Tổng Cục Dạy Nghề năm 2011. Nhìn nhận từ góc độ chất lượng và hiệu quả một cách khách quan thì việc giảng dạy môn PLC tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm và chú ý, đặc biệt là đổi mới PPDH và việc sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học chưa được chú trọng.

PLC là một môn học chuyên môn sâu và khó của nghành Điện công nghiệp (bao gồm cả Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Điện công nghiệp), đặc thù của môn học mới và mang tính hiện đại trong lĩnh vực Tự động hóa. Với thời lượng từ 90 đến 150 giờ/lớp tùy thuộc vào từng hệ đào tạo.

Do thiết bị phục vụ cho môn học bao gồm các mô hình điều khiển với các thiết bị đính kèm giá thành rất cao. Vì vậy, việc gắn lý thuyết với thực tế chưa được nhiều, có nhiều bải giảng đã rơi vào tình trạng “dạy chay” hoặc chỉ mô phỏng các tín hiệu vào, ra một cách thông thường bằng phần mềm PLCSIM. Điều này dẫn đến tình trạng bài giảng chưa kích thích và lôi cuốn được sự hứng thú của HS-SV.

Qua thử nghiệm ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng BGĐT cho một số bài giảng trong mô đun PLC cho 2 lớp cao đẳng Điện công nghiệp thì nhận thấy rằng, SV đã hiểu và phân tích được yêu cầu công nghệ của bài toán. Từ đó mỗi SV đều có ý tưởng viết chương trình điều khiển hệ thống theo cách hiểu và ngôn ngữ lập trình riêng của mình. Một số SV đã lập trình rất tốt, đã đáp ứng được yêu cầu bài toán đưa ra mặc dù chương trình viết chưa ngắn gọn và chưa khoa học. Sau mỗi giờ học tác giả đã dùng phiếu lấy ý kiến sinh viên (phụ lục 2) về ứng dụng phần mềm WinCC để xây dựng BGĐT cho bài giảng trong mô đun PLC kết quả rất tích cực, cụ thể như sau:

34

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

90% 09% 01%

- Lớp C7 Đ2 ( 30 SV)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

85% 13% 02%

Kết quả phiếu lấy ý kiến SVlớp C7Đ1 Kết quả phiếu lấy ý kiến SV lớp C7 Đ2

Hình 1.2. Biểu đồ phiếu lấy ý kiến sinh viên

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm wincc để xây dựng bài giảng điện tử mô đun plc trong trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 28)