8. Cấu trúc luận văn
2.3.1 Các bước thiết kế và xây dựng BGĐT
2.3.1.1. Xác định mục tiêu của bài học
Căn cứ vào từng nội dung của từng bài học trong chương trình để xác định đúng mục tiêu. Từ đó nghiên cứu giáo trình và các tài liệu tham khảo để xây dựng và thiết kế bài giảng.
64
2.3.1.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài
Để chọn đúng kiến thức cơ bản của một bài học cần phải
- Xác định được đối tượng học và nhiệm vụ nghiên cứu của môn học; - Xác định được mục tiêu của mô đun và mục tiêu của bài học;
- Bán sát vào chương trình dạy học và giáo trình của mô đun ở bộ môn;
- Phải khái quát chung được toàn bộ chương trình để thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. Từ đó, xác định được những vấn đề cần giảng kỹ, cần đi sâu cũng như giảm bớt để HSSV tự nghiên cứu... trên cơ sở đó chọn lọc các kiến thức cơ bản. - Dựa vào độ nhận thức của người học, cần phải biết được kiến thức và kỹ năng người học đã làm được gì để lựa chọn nội dung kiến thức của bài nào cần bổ sung, cải tạo hoặc phát triển và đi sâu.
2.3.1.3. Hình thành ý tưởng
Sử dụng phương pháp công não (brainstorming) để tạo ra các ý tưởng sáng tạo nhằm thiết kế BGĐT. Phương pháp này là một trong những phương pháp kích thích sự sáng tạo và nhanh chóng cho ra được nhiều ý tưởng thú vị.
2.3.1.4. Sử dụng các chương trình công cụ để thiết kế
Dựa trên những ý tưởng đã lựa chọn, xây dựng BGĐT với phần mềm WinCC và những phương pháp sư phạm phù hợp.
2.3.1.5. Lưu đồ tiến trình bài học
Mức độ chi tiết của biểu đồ với tiến trình khác nhau, tùy thuộc vào từng phương pháp, phương tiện cụ thể được áp dụng khi thiết kế. Ta phải xác định được tiến trình của bài học để thành lập biểu đồ. Biểu đồ tiến trình gồm các thông tin khi nào máy tính cung cấp tư liệu, khi nào kết thúc bài học...