Theo lý thuyết nguồn lực (Barney, 2011), thứ nhất là để đạt được lợi thế cạnh tranh trong DN, nguồn lực đóng vai trò quan trọng, công ty thành công khi có trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với chiến lược kinh doanh của DN. Thứ hai là lý thuyết nguồn lực không những tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà còn liên kết năng lực bên trong với môi trường bên ngoài. Cụ thể là, năng lực đổi mới, cạnh tranh sẽ thu hút khi DN nào sở hữu những nguồn lực và năng lực tốt nhất. Năng lực đổi mới nhằm tạo ra những đặc điểm độc đáo, hiếm có, khó bắt chước phức tạp nó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả đổi mới cho DN (Barney, 2011). Vì các công ty hoạt động trong môi trường bên ngoài, nên môi trường bên ngoài thường ảnh hưởng đến cơ hội và kiềm chế sự đổi mới (Tidd, 2001) và bởi vì “đổi mới
thành công yêu cầu một sự tập trung chủ động vào môi trường bên ngoài”
(Droge, Calantone, & Harmancioglu, 2008). Bối cảnh môi trường có thể ảnh hưởng đến kết quả của sự đổi mới (Jansen, Van Den Bosch, & Volberda, 2006). Hơn nữa, công việc chủ đạo của nhà tiên phong RBV (Penrose, 1959) đưa ra một số lập luận ngẫu nhiên. Một công ty sử dụng các nguồn lực sản xuất độc đáo của mình để theo đuổi tăng trưởng dựa trên các cơ hội tăng trưởng tiềm năng trong môi trường bên ngoài được cảm nhận bởi ban quản lý của công ty. Penrose (1959) cũng lập luận rằng đối với bất kỳ công ty cụ thể nào có nguồn lực chuyên ngành, sự thay đổi môi trường có thể thay đổi tầm quan trọng của nguồn lực đối với DN. Ngoài ra, các quan điểm RBV gần đây ngày càng nhấn mạnh đến ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với giá trị nguồn lực của DN. Lý thuyết nguồn lực truyền thống chỉ ra rằng “các quy tắc
trong một ngành công nghiệp vẫn tương đối cố định” (Barney, 2011). Tuy
nhiên, môi trường công nghiệp trong thế giới thực không phải lúc nào cũng ổn định hoặc không cạnh tranh. Bởi vì giá trị nguồn lực vững chắc có thể thay
đổi đáng kể trong môi trường không ổn định và không thể đoán trước (Barney, 2011). Các nhà nghiên cứu phải chuyển theo RBV truyền thống để giải thích cách các công ty có thể duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách nào (Kraaijenbrink, Spender, & Groen, 2010; Miller & Shamsie, 1996). Bởi vì nguồn lực duy nhất của công ty xác định hành vi của nó, được điều chỉnh bởi môi trường (Barney, Ketchen & Wright, 2011). Quản lý nguồn lực của DN phải được đánh giá trong bối cảnh môi trường mà công ty hoạt động (Barney, 2011). Nếu một công ty có nguồn lực riêng để đạt được lợi thế cạnh tranh trong một thị trường tương đối ổn định nhưng thị trường đột nhiên thay đổi, thì những nguồn tài nguyên này không có giá trị và do đó không còn là nguồn lợi thế cạnh tranh. Trong tình huống như vậy, công ty phải sửa đổi hoặc thay đổi nguồn lực của mình để đáp ứng với những thay đổi của thị trường để giữ lại lợi thế của nó. Sự kết hợp với nhau, DN không những cần có nguồn lực để tạo ra giá trị độc đáo mà cũng cần thích ứng thay đổi tạo ra những sáng kiến mới để đáp ứng môi trường thay đổi. Tức là, DN cần có đủ năng lực đổi mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, tăng kết quả đổi mới cho DN. Một số điều kiện của môi trường bên ngoài cũng là những nhân tố tác động, kích thích tạo cơ hội hoặc kìm hãm đến sự đổi mới của DN.