Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 55)

Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng được đo lường 11 biến quan sát được ký hiệu từ CTPB1 đến CTPB11 theo thang đo Likert được lấy từ nghiên cứu của tác giả Luo và cộng sự (2006). Rất nhiều nghiên cứu cho đến nay vẫn kế thừa thang đo về sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng của Luo và cộng sự (2006), nhà nghiên cứu của các tác giả Nguyên và cộng sự (2018). Điều này cho thấy việc sử dụng thang đo cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng từ nghiên cứu của Luo và cộng sự (2006) vẫn còn phù hợp với thực tế hiện nay. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng trong nghiên cứu, với 1 = “rất ít"," đến 5 = “rất nhiều".

Bảng 3.4: Thang đo sự cạnh tranh giữa các phòng ban chức năng Kí hiệu

biến Biến quan sát

CTPB1 Các phòng ban thường cạnh tranh vì nguồn lực có hạn

CTPB2

Khi các thành viên của các phòng ban nói về sự phân bố nguồn lực (ví dụ: nguồn vốn, nhân sự,…) giữa các phòng ban thì thường xuyên xảy ra căng thẳng cao

CTPB3 Các phòng ban chức năng thường cạnh tranh với nhau để thu hút sự quan tâm và thời gian từ lãnh đạo trong công ty

CTPB4 Để có được nhiều nguồn lực hơn từ phòng ban của chúng tôi, các phòng ban khác phải có sự hi sinh đánh đổi

CTPB5

Các phòng ban cố gắng để nhận được sư quan tâm chú ý từ lãnh đạo công ty cho dù điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến các phòng ban khác

Kí hiệu

biến Biến quan sát

CTPB7 Hầu hết các phòng ban đều cố gắng gia tăng tầm quan trọng chiến lược và quyền lực trong công ty

CTPB8 Những mục tiêu phòng Marketing theo đuổi thường không thích hợp với các phòng ban khác (Ví dụ: sản xuất, IT, Vận hành,…) CTPB9 Bảo vệ bộ mặt của phòng ban được cho là một cách sống còn

trong công ty

CTPB10 Các phòng ban riêng lẻ đều muốn làm tốt hơn các phòng ban khác để nhận được đặc quyền tốt hơn

CTPB11 Nhân viên từ các phòng ban khác nhau đều cảm thấy mục tiêu phòng ban của họ là tương đồng với nhau (mã hóa đảo chiều)

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã thể hiện phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, các bước trong thiết kế nghiên cứu gồm xây dựng giả thiết làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu, phương pháp chọn mẫu và các kỹ thuật được sử dụng trong phân tích dữ liệu. Nghiên cứu cũng trình bày những tiêu chí của đối tượng khảo sát gồm nhà quản lý cấp trung và cấp cao đang làm việc trong các DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh BR-VT, thâm niên công tác ở vị trí hiện tại là 01 năm trở lên. Khảo sát còn lại 339 mẫu, đại diện mẫu sau khi loại bỏ những yếu tố không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)