Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động DN nhỏ và vừa trên địa bàn

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 56 - 58)

địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

4.1.2.1. Quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu

Trong những năm qua các DN nhỏ và vừa phát triển với số lượng tương đối khá, mỗi năm khoảng 1.000 DN thành lập mới (09 tháng đầu năm 2020 đã cấp giấy chứng nhận đăng ký DN cho 937 DN, tăng 19,82% so cùng kỳ - trích Báo cáo số 257/BC-UBND), tuy nhiên khả năng cạnh tranh trên thị trường thiếu sự liên kết, thị trường nhỏ hẹp, tinh thần kinh doanh còn hạn chế. Do tình hình kinh tế suy giảm, dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến số DN làm ăn thua lỗ phải ngừng hoạt động lớn (Hằng năm, có trên 300 DN phải giải thể và ngừng hoạt động, 8 tháng 2020 có 214 DN giải thể và ngừng hoạt động, tăng 4,5% so cùng kỳ - trích báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT).

4.1.2.2. Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh

Trong nhiều năm qua, DN nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn vay do phải gắn với yêu cầu có tài sản thế chấp, thời hạn cho vay ngắn cộng với lãi suất cao so với các nhóm DN khác. Do đó DN nhỏ và vừa rất khó thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn hoặc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Chính phủ và tỉnh đã có nhiều chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ cho DN. Tuy nhiên, trên thực tế các DN còn e dè, khó khăn trong việc tiếp cận, như các quỹ: Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển KH&CN, Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh... do đó đã hạn chế khả năng đầu tư phát triển của DN.

Hiện tại, hầu hết các DN nhỏ và vừa rất thiếu thông tin liên quan đến thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Thiếu nắm bắt về nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ đã ký với các nước, đồng thời DN còn hạn chế trong việc tiếp cận và cập nhật những thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhất là những thông tin về thông lệ, thuế suất, luật pháp, nhu cầu, giá cả của nước nhập khẩu.

4.1.2.4. Hạn chế trong tiếp cận thông tin

Đa phần DN nhỏ và vừa đều thiếu thông tin về hội nhập quốc tế, ít hiểu biết tác động của các Hiệp định FTA thế hệ mới, không được chuẩn bị, hạn chế trong tiếp cận các thông tin về hỗ trợ để xây dựng chương trình hành động cho việc thực hiện các hiệp định về kinh tế, hội nhập toàn cầu mới. Khi các hiệp định có hiệu lực thì các DN đều lúng túng, bị động, không đủ sức cạnh tranh trong điều kiện mở cửa thị trường mới, không tận dụng được những điều khoản ưu đãi như giảm thuế, giảm rào cản thương mại hoặc những ưu đãi từ kết quả các cuộc đàm phán kinh tế.

4.1.2.5. Về vấn đề mặt bằng cho sản xuất kinh doanh

Các DN nhỏ và vừa hạn chế về quy mô, vốn nên rất khó được thuê đất để sản xuất kinh doanh, một số khó khăn để đáp ứng các điều kiện thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp. Giá thuê mặt bằng tăng cao và các nhân tố tác động khác như: tìm nguồn nhân công, nguồn nguyên liệu chưa bảo đảm, chi phí vận chuyển tăng cũng làm cho sản xuất kinh doanh của các DN càng khó khăn hơn.

4.1.2.6. Về cơ chế chính sách của nhà nước

Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước đã có những cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho phát triển DN, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đã có phát huy tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, còn hạn chế, một số chính sách tuy đã ban hành nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn hiện nay. Trong thời đại của kỷ nguyên cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư cần một sự tác động lớn, hiệu quả của một số chủ trương mới.

Việt Nam, đang trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng hơn sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do VN - EU (EVFTA); Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA. Tham gia các hiệp định kinh tế quốc tế trên, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, cơ hội và thách thức mới của việc tăng cường năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, với thực trạng nền kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế về đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.

4.2. Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự tác động của cạnh tranh và hợp tác giữa các phòng ban chức năng đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)