Kỹ thuật đa điểm nhìn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 58 - 65)

Một trong những biểu hiện nỗ lực cách tân thể loại của các nhà văn viết theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu là dùng k thuật đa điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn toàn tri ở ngôi

thứ ba sang điểm nhìn hạn tri ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, để cho nhiều nhân vật xưng tôi ở

ngôi thứ nhất trực tiếp kể chuyện Nhà văn bước đầu dần khám phá nhân vật có thật từ góc nhìn đời tư, dần hướng tới xây dựng nhân vật hư cấu hoàn toàn đan xen với nhân vật có thật để đi vào các vấn đề thế sự

Đặc trưng cơ bản của xu hướng TTLS bám sát sử liệu là sự kiện lịch sử có thật được nhà văn đặc biệt quan tâm, đẩy lên bình diện hàng đầu trong khi tái hiện lại lịch sử và đời sống quá khứ qua kỹ thuật đa điểm nhìn Vì thế, xu hướng TTLS bám sát sử liệu thiên về tính chất mô tả lịch sử, nhưng với kỹ thuật đa điểm nhìn rất hiện đại, Nguyễn Mộng Giác nói riêng và các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu nói chung đã đáp ứng đòi hỏi sự chính xác, khách quan của sử liệu, tạo ra sự trùng khít với cái nhìn của cộng đồng biết trước về các sự kiện lịch sử và những nhân vật có thật Ví dụ như trong tư liệu lịch sử chỉ viết ngắn gọn về sự kiện lịch sử có thật, đó là quân Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh liên kết với quân Bồ Đào Nha như sau: “Trang bị, ngoài vũ khí truyền thống như quân đội các thời trước, quân đội Nguyễn đã được trang bị một số loại vũ khí mới như hỏa pháo, súng hỏa mai, quả nổ ném (tạc đạn) […] tự sản xuất dưới sự giúp đỡ của người Bồ Đào Nha Quân Nguyễn đã 7 lần giao chiến lớn với quân của chúa Trịnh và phần lớn đã tan rã trước quân khởi nghĩa Tây Sơn trong những năm 1772 - 1777 Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, những năm đầu quân Nguyễn chỉ còn lại một bộ phận ít ỏi ở đồng bằng Nam Bộ, do

Nguyễn Ánh cầm đầu Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc (một cha cố đạo Thiên chúa giáo) và người Pháp, Nguyễn Ánh tổ chức lại lực lượng vũ trang của mình (trong đó có cả quân đánh thuê), chống lại nhà Tây Sơn” [43] Trong khi đó, xu hướng TTLS bám sát sử liệu cũng miêu tả sự kiện lịch sử ấy một cách đầy đặn, sống động hơn, ví dụ nh ư trong

“Sông Côn mùa lũ”, Nguyễn Mộng Giác đã dành tới gần 50 trang để miêu tả sự kiện lịch

sử có thật này bằng kỹ thuật đa điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba sang điểm thủy nhìn của nhân vật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” Đây là điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện ở ngôi thứ ba kể về Nguyễn Ánh liên kết với quân Bồ Đào Nha: “Nguyễn Ánh đã có ba vạn quân thủy bộ, tám mươi chiếc thuyền hạng vừa, ba chiến thuyền lớn, hai chiếc tàu kiểu châu Âu và ba tàu Bồ Đào Nha do các sĩ quan và thủy thủ Bồ Đào Nha điều khiển Cả ba tàu này được đặt dưới quyền chỉ huy của của một sĩ quan Pháp là cai cơ Mạn Hòe” [113; 760] và “Mạn Hòe, một tên phiêu lưu thân tín của giáo sĩ Pháp Bá Đa Lộc âm mưu giết cả thuyền trưởng, thủy thủ lẫn giáo sĩ tuyên úy người Bồ Đào Nha để cướp tàu cho Nguyễn Ánh Bấy giờ Ánh giao cả ba chiếc tàu Bồ Đào Nha thuê được để đi đánh Tây Sơn cho tên thanh niên Mạn Hòe người Pháp, tay chân của Bá Đa Lộc điều khiển” [113; 762] Người kể chuyện ở ngôi thứ ba ẩn mình tiếp tục kể một cách rất khách quan, chân thực về sự kiện lịch sử quân Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh câu kết với bọn phiêu lưu

quốc tế: “Địch dàn hàng ngang trên sông, từ xa dùng súng lớn bắn tới để chặn đường” và “Súng của ta nổ giòn, phía thuyền địch bắt đầu có nhiều đám cháy”, “chiến thuyền của ta tiến lên vây chiếc tàu của Bồ Đào Nha vào giữa”, rồi “binh lính tận dụng hỏa công để đốt cho được chiếc tàu Tây dương” [113;768] Chủ thể trần thuật biết trước ở ngôi thứ ba giấu mình đã kể lại trận chiến kinh thiên động địa giữa quân Tây Sơn và liên quân của Nguyễn Ánh vào những phút căng thẳng, quyết cuối cùng của trận đánh theo tinh thần bám sát sử liệu: “Thấy chiếc tàu Bồ Đào Nha của Mạn Hòe bị nạn, Nguyễn Ánh dẫn đội thuyền chiến dự bị trở lại cứu viện Đạn của Tây Sơn bắn dữ dội quá, đến nỗi chính thuyền của Nguyễn Ánh cũng bị gãy cột buồm Nguyễn Ánh hoảng sợ rút chạy về Bến Nghé” [113; 769] Kết quả của trận đánh được tổng kết một cách trung thực bằng điểm nhìn toàn tri của chủ thể trần thuật ở ngôi tứ ba: “Như vậy trong vòng có vài ngày, gần hết lực lượng hùng hậu trang bị vũ khí tối tân của Nguyễn Ánh đã bị đập tan Quân Tây Sơn cho các đội chiến thuyền tỏa khắp các sông rạch tiêu diệt nốt các đám tàn quân, kiểm soát hoàn toàn các trục giao thông và cứ điểm quân sự của Gia Định” [113;770] Nhìn chung, khi người kể chuyện trần thuật từ điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba, sự kiện lịch sử có thật và nhân vật lịch sử có thật được tái hiện lại chính xác, bám sát theo sử liệu và mang tính chất mô tả lịch sử

Trong “Sông Côn mùa lũ”, Nguyễn Mộng Giác đã nhiều lần trao điểm nhìn cho nhân vật, di chuyển điểm nhìn trong một trường nhìn lưu động qua các nhân vật để tạo ra các cấp độ trần thuật mới trong kết cấu ghép mảnh, lồng truyện, nhiều lần chủ thể trần thuật

toàn tri ở ngôi thứ ba sẽ vắng mặt để cho nhiều nhân vật tự kể chuyện, soi chiếu, quan sát,

đánh giá lẫn nhau trong các cuộc đối thoại Khi đó, có sự chuyển đổi linh hoạt giữa các

điểm nhìn của nhân vật tự soi chiếu vào nhau, làm sáng tỏ lịch sử, làm tăng tính khách quan và gia tăng độ tin cậy của người đọc Nguyễn Mộng Giác nhiều lần trao điểm nhìn hạn tri cho nhân vật tự kể chuyện, tự quan sát thế giới và các sự kiện lịch sử bằng điểm

nhìn của nhân vật ở ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” hoặc ngôi thứ 3 ẩn mình Ví dụ như người kể chuyện hạn tri là nhân vật Lãng- nhân vật hư cấu đã xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất để viết những dòng “Ghi chú riêng” sau các dòng nhật ký về các chiến dịch, đặc biệt là trận chiến bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh liên kết với quân Bồ Đào Nha “Tôi” đã kể lại tất cả những gì diễn ra bên ngoài mình bằng điểm nhìn khách quan, miêu tả chân thực những gì “tôi” đã trực tiếp quan sát được ở bên ngoài, “tôi” không thâm nhập, ít khi đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong của các nhân vật khác : “Chưa bao giờ tôi phải chứng kiến những người bị phỏng thê thảm như vậy” [113; 768] “Tôi” kể lại các sự thật lịch sử tàn khốc bằng bằng điểm nhìn khách quan, nỗi ám ảnh, sự dằn vặt, đau đớn trước những mất mát của đồng loại ở cả hai bên chiến tuyến “Tôi” còn trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ chân thật của mình khi chứng kiến cảnh khốc liệt của chiến tranh, suy cảm về những nỗi khổ của con người qua những câu hỏi tu từ và nghệ thuật độc thoại nội tâm: “Tôi có một thắc mắc rắc rối không tìm ra lời đáp

thuộc về cái gì trong ý muốn của Trời? Trời phạt họ ư? [ ] Trời thương xót họ ư? [ ] Trời hành hạ đau đớn như bây giờ?” [113; 768] “Tôi” khỏa lấp nỗi kinh hoàng, ám ảnh ấy bằng những “lý luận đơn giản” của triết học về quy luật vận động, phát triển đi lên khách quan,

tất yếu của lịch sử: “bất cứ sự thay đổi cải tiến nào” đều đưa đến “sự trưởng thành một cái

đẹp hơn, tốt hơn” [113; 769] Nhân vật Lãng và nhiều nhân vật khác trong tác phẩm là người kể chuyện hạn tri sẽ trần thuật từ điểm nhìn bên trong hoặc ngoài, tự phơi bày tất cả thế giới nội tâm của mình hoặc kể về các hành động, sự kiện và lời nói bên ngoài của các nhân vật khác trong một ranh giới phân định rõ ràng, có cự ly khoảng cách giữa chủ thể trần thuật và đối tượng được trần thuật Kỹ thuật đa điểm nhìn đan cài, di chuyển điểm nhìn của chủ thể trần thuật ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba nhằm tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về hiện thực lịch sử, làm tăng tính khách quan, tin cậy của câu chuyện mà anh ta đang kể Nhìn chung, với kỹ thuật đa điểm nhìn, người kể chuyện xưng “tôi” chính là là nhân chứng tham gia trực tiếp, chứng kiến trực tiếp các sự kiện, biến cố của câu chuyện, làm lịch sử trở nên gần gũi, đáng tin cậy, vì lịch sử được cảm nhận khách quan bằng chính cảm xúc, tâm trạng, sự nếm trải của người trong cuộc, nên câu chuyện lịch sử được đặt ở thời hiện tại với người kể chuyện xưng “tôi”, tạo cho người đọc cảm giác như đang trở về sống cùng nhân vật lịch sử và trực tiếp chứng kiến các sự kiện lịch sử có thật ấy Kỹ thuật đa điểm nhìn với nhiều cái tôi tự thuật ấy sẽ giúp người đọc có một niềm tin lớn lao đối với các sự kiện lịch sử có thật mà người kể chuyện xưng “tôi” đang tự thuật Sự xuất hiện của ngôi thứ nhất xưng “tôi” trong những cảnh huống, biến cố lịch sử góp phần đa dạng hóa cách nhìn, cách đánh giá, nhìn nhận về các sự kiện lịch sử có sự thật gắn với những con người có thật của quá khứ Kỹ thuật đa điểm nhìn đan cài người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” với người kể chuyện ở ngôi thứ ba làm rõ đặc trưng về tính khách quan, chân thật lịch sử gắn với các sự kiện lịch sử có thật và những con người có thật trong nghệ thuật kể chuyện, tổ chức điểm nhìn khá hiện đại của các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, thể hiện sự đổi mới mang tính “đột phá” trong chiến lược tự sự của các nhà văn sau năm 1986 đến nay

Kỹ thuật đa điểm nhìn giúp nhà văn bao quát được các khoảng không- thời gian lịch sử rộng lớn với nhiều sự kiện lịch sử có thật gắn với những con người có thật của quá khứ trước các biến cố, bước ngặt của lịch sử Ví dụ trong “Hào kiệt Lam Sơn”, ta thấy Vũ Ngọc Đĩnh chọn điểm nhìn toàn tri của chủ thể trần thuật là người kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với điểm nhìn hạn tri của nhân vật sẽ làm tăng tính khách quan cho các sự kiện lịch sử được kể và tái hiện lại các nhân vật lịch sử có thật, làm sống lại không khí thời Tiền Lê một cách cụ thể, xác tín nhất theo tinh thần bám sát sử liệu Đây là điểm nhìn của các nhà sử học trong tư liệu lịch sử ghi chép về sự kiện các tướng nhà Minh là Lý An và Phương Chính mang quân cứu viện cho Trần Trí chống lại nghĩa quân của Lê Lợ i rất ngắn gọn sau: “Lý An chỉ huy quân thủy, cùng Phương Chính mang quân từ thành Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An” [30] Trong khi đó, Vũ Ngọc Đĩnh dành tới 1181 trang viết để miêu

tả các sự kiện lịch sử gắn với những nhân vật có thật theo tinh thần tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử, bám sát sử liệu, miêu tả các nhân vật lịch sử theo đúng nguyên mẫu Đây là điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện kể lại một cách trung thực sự kiện lịch sử có thật, đó là việc Lý An dẫn quân từ thành Đông Quan theo đường biển vào viện binh, yểm trợ cho Trần Trí ở thành Nghệ An: “Lý An điều binh xem xét các chiến thuyền lớn có bốn cột buồm Lý An lại lấy thêm mười hai thuyền lớn chở theo lương thực, chiến cụ Lý An dàn thuyền trận trên bến Bồ Đề phía Bắc Đông Quan kín cả một khúc sông, trống nện ầm ầm, cờ bay phất phới” và “Trần Trí đã liên lạc được với Lý An, hẹn nhau hai mặt cùng tiến đánh quân Nam [ ] Trên sông, đoàn thuyền chiến của Lý An gấp rút ngược dòng tiến lên, Lý An quyết hành động thật nhanh, ào ạt, để quân Nam không thể có sức đón đỡ, phải giạt ra xa Lý An liên lạc được với trấn thành, ước hẹn cùng với Trần Trí hai mặt sẵn sàng ra tay tiếp chiến, cùng một lúc, đánh kẹp quân Nam vào giữa” [101; 146- 185] Người kể chuyện thông suốt, biết hết còn kể lại một cách chân thật sự kiện lịch sử Phương Chính mang quân từ thành Đông Quan vào cứu Trần Trí bằng điểm nhìn bên ngoài rất khách quan: “danh tướng Phương Chính trấn giữ thành Nghệ An được lệnh hợp binh với Trần Trí mà xuống Nam chặn đường tiến ra Bắc của của Bình Định Vương (tức Lê Lợi) [ ] Quân Nam hò reo ầm ầm trợ chiến, vây lấy Phương Chính mà đâm chém, Chính bình tĩnh lạ thường một ngựa một trùy tung hoành chẳng chút nao núng đánh giạt quân Nam ra xa” [101; 73] Sau nhiều trận thua, giặc Minh dồn quân chủ lực, tinh nhuệ về thành Đông Quan Nhà văn Vũ Ngọc Đĩnh đã miêu tả sự kiện lịch sử Minh dồn hết quân về thành Đông Quan, Lý An và Phương Chính kéo về hội quân với Trần Trí và Vương Thông ở thành Đông Quan theo sát sự ghi chép của sử liệu, phản ánh đúng bản chất lịch sử dân tộc: “Tham tướng Minh là Trần Trí cho là thành Đông Quan trơ trọi có thể nguy hiểm, mới đắp thêm lũy, đào thêm hào, làm kế cố thủ, lại gửi thư cho Lý An và Phương Chính bảo bỏ thành Nghệ An, về cứu căn bản Tháng 9, ngày 17, bọn Lý An, Phương Chính bỏ thành Nghệ An vượt biển về thành Đông Quan, chỉ để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An Vua (Lê Lợi) tiến quân đánh bên ngoài thành, phá được” [77; 492] Trong đó, viện binh của Vương Thông là lực lượng nòng cốt Sau mỗi trận phản công của ta, các đạo quân của giặc Minh gồm Sơn Thọ, Mã Kì, Phương Chính, Lý An đều bị đánh tan, chúng thua chạy, về co cụm ở thành Đông Quan Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri đã thuật lại sự thật lịch sử ấy một cách khách quan, xác tín, sinh động theo tinh thần bám sát sử liệu: “Những lúc lên vọng lâu các cửa thành nhìn ra ngoài, binh tướng nhà Minh đều vẫn thấy cái quang cảnh quân Nam vây hãm, trận không mở nhưng Đông Quan rõ ràng là đang bị hãm vào cái thế khô kiệt lương thực, mòn hết sức lực, cuối cùng tất phải mở cửa xin hàng” [101; 523]

Có thể nói, trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, kỹ thuật đa điểm nhìn đã soi chiếu lịch sử qua những cuộc đấu trí đấu lực trong các trận chiến căng thẳng, quyết liệt, qua các sự kiện lịch sử có thật, biến cố, mâu thuẫn, xung đột của dân tộc Một dẫn chứng khác, người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba giấu mình đã đứng ngoài để trần thuật lại một cách

chính xác, khách quan sự kiện lịch sử có thật: đó là sự kiện Lê Lợi đánh tan các đạo quân của giặc Minh, vây thành Đông Quan, làm tướng giặc Minh là Vương Thông phải cố thủ trong thành: “Bình Định Vương (tức Lê Lợi) chia quân cùng một lúc vây đánh bốn mặt thành Đông Quan, tình hình trong thành lại càng cấp bách, khốn quẫn Vương Thông sai chia súng thần công ra các mặt thành mà cự với quân Nam Bình Định Vương thân cầm quân đánh mặt Bắc, quân của Bình Định Vương thay nhau khắp bốn mặt thành vây đánh” [101; 591] Người kể chuyện hạn tri cũng kể lại một cách chân thật việc các tướng của giặc Minh cử sang Đại việt bị vây chặt ở thành Đông Quan: “những danh tướng bậc thầy của Liễu Thăng như Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Sơn Thọ, mới đây lại đến ngài Vương

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w