Các hình thức nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết lịch sử dụ ngôn hóa sử liệu

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 102)

Điểm nổi bật thể hiện sự cách tân nghệ thuật của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu là sự hoán đổi liên tục từ người kể chuyện toàn tri ẩn mình sang người kể chuyện là các nhân vật để gửi gắm các nội dung giáo huấn Người kể chuyện toàn tri đứng ngoài câu chuyện, có thể kể tất cả những sự vật, hiện tượng, các nhân vật lịch sử, các sự việc bên

ngoài, diễn ra theo quy luật tất yếu khách quan của lịch sử bằng thái độ tôn trọng các sự

thật lịch sử Chủ thể trần thuật toàn tri biết trước tất cả, kể một cách trung thực bằng điểm nhìn bên ngoài, điều khiển mạch truyện hợp với logic lịch sử, kể về mọi điều nằm ngoài ý muốn của chính anh ta, đảm bảo nguyên tắc về “tính chân thật lịch sử” của thể loại tiểu thuyết lịch sử

Người trần thuật có những ưu thế nhất định để làm tăng tính khách quan, chân thực của câu chuyện mà anh ta đang kể: “Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những gì họ biết, còn ngôi thứ nhất thì chỉ được kể những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể biết được, như vậy mới tạo được cảm giác chân thực” khách quan [271; 61] Ví dụ như

điểm nhìn khách quan của người kể chuyện toàn tri trong tác phẩm “Tám triều vua Lý” của

Hoàng Quốc Hải có vai trò quan trọng trong việc tạo nên các lớp kết cấu của thể loại, xác định khoảng cách, cự ly của người kể với các câu chuyện lịch sử được kể Nhà văn sắp xếp, đan cài khéo léo, tài tình các điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri bên ngoài của các nhân vật, di chuyển điểm nhìn liên tục, làm tăng tính chân thật lịch sử Mở đầu tác phẩm là điểm

nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba ẩn mình kể một cách khách quan về sự kết thúc của triều đại do

vua Lê Long Đĩnh- tên vua ngu tối, độc ác trị vì và sự lên ngôi của vua Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ) Người kể chuyện toàn tri đứng ngoài để quan sát và miêu tả khách quan các hành động bên ngoài của nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn khi được tín nhiệm lên ngôi: “Lý Công Uẩn cảm động rơm rớm nước mắt; ông đứng lên chắp tay vái hai vái để tỏ lòng biết ơn bá quan” [121; 41] Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm “Tám triều vua Lý”, ta thấy sự đan cài, hoán đổi, luân phiên điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện ẩn mình và điểm nhìn hạn

tri bên ngoài của hàng trăm nhân vật xưng “tôi” hoặc “ta” như sư Vạn Hạnh, sư Viên

Chiếu, vua Lý Thái Tổ, Lê Long Đĩnh, Điểm nhìn hạn tri bên ngoài của các nhân vật được di chuyển liên tục trong sự tương tác lời, đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật qua sự ghép nối, lồng truyện, xâu chuỗi của người kể chuyện toàn tri, làm đời sống quá khứ, các nhân vật có thật và các sự kiện lịch sử của thời Lý hiện lên tự nhiên, chân thật hơn, làm tăng tính khách quan của lịch sử và phát huy được tính hư cấu sáng tạo trong cấu trúc thể loại

Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu tuân thủ chặt chẽ tính khách quan của lịch sử qua các nhân vật, sự kiện có thật và các mốc thời gian cụ thể, xác tín được thiết lập cân đối, hài hòa, hợp lý trong điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri của người kể chuyện Trục thời gian tuyến tính thường bị chen ngang bởi các lớp thời gian đa chiều mang tính hư cấu qua

điểm nhìn hạn tri liên tục di chuyển qua các nhân vật, nên các sự kiện lịch sử và nhân vật có thật được soi chiếu dưới nhiều chiều kích nhằm truyền đến người đọc các bài học giáo huấn sâu sắc Việc đan cài điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri, trao điểm nhìn cho nhân vật, liên tục di chuyển điểm nhìn hạn tri trong trường nhìn của các nhân vật đã biến thời gian của sự kiện lịch sử bên ngoài trở thành thời gian tâm lý trong cảm nhận của con người Điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện giấu mình ở ngôi thứ ba có thể bao quát, điều chỉnh cấu trúc trần thuật của toàn bộ các lớp truyện trong cả tác phẩm Sự lựa chọn điểm nhìn toàn tri xuất phát từ yêu cầu về nguyên tắc thể loại “kể một mạch truyện về cái đã xẩy ra một cách chân thực, gợi suy tư để đối tượng rút ra bài học” [123; 90] Trong “Tám triều vua Lý”, người kể chuyện toàn tri xuất hiện ẩn mình trong ngôi thứ ba, biết trước, biết hết mọi chuyện, đứng ngoài để quan sát các nhân vật một cách rất khách quan, chân thực Hoàng Quốc Hải dùng lời dẫn gián tiếp để nói về điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba, đứng ngoài quan sát và kể lại rất khách quan, chân thực cuộc chiến của Lý Kế Nguyên khi giặc thách đánh, ông đã “phê gọn một chữ son to tướng trùm hết lá thư: CHIẾN!” [121; 444]: “Hai đoàn thuyền từ hai phía đối nghịch đang phăng phăng như sắp đâm vào nhau” và “Giặc hò nhau đuổi”, khi nước thủy triều xuống, “thuyền giặc lớn và nước trong Cửa Đối đổ ra như thác tuôn”, bỗng “một tiếng nổ ầm như tiếng sấm Tiếng nổ lan truyền như một hồi sấm rền, hiện ra đại hạm thuyền của ta” lao ra “vừa chặn đầu vừa khóa đuôi quân giặc lại”, làm cho “thuyền giặc bốn phía đều bị quân ta áp sát” [121; 446] Việc di chuyển điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện sang điểm nhìn chủ quan, hạn tri của các nhân vật sẽ làm cho các nhân vật tự xưng “tôi” trong các cuộc đối thoại sinh động, hiện lên đúng như bản chất câu chuyện, có cơ hội tự bộc lộ trạng thái tâm lý của chính mình một cách chân thực, tái hiện lại lịch sử thời Lý một cách khách quan Đây là những dòng ngắn ngủi nhân vật lịch sử Lý Kế Nguyên xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất, tự bộc bạch tâm lý, suy nghĩ của mình trong cuộc đối thoại với tướng lĩnh về kế hoạch đánh giặc một cách chân thực: “điều tôi quan ngại nhất là tuyến phên giậu mà quan thái tể xếp vào tuyến một để ngăn giặc Quan ngại ở chỗ các vị châu mục này rất hay dao động, thấy lợi liền quên nghĩa [ ] Vậy xin chủ tướng và chư vị có kế gì để neo giữ họ lại Tôi vẫn [ ] không dám đặt trọn niềm tin vào họ” [121; 380] Tập hợp nhiều điểm nhìn chủ quan của các nhân vật với tư cách là nhân chứng lịch sử trong “Tám triều vua Lý” có vai trò quan trọng để làm cho các nhân vật có thật tự hiện lên trực tiếp qua các hành động, lời nói hoặc suy nghĩ của chính mình như bản chất vốn có của chính nhân vật, làm tăng tính khách quan, độ tin cậy cho câu chuyện, đảm bảo nguyên tắc thể loại quy định về mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu trong giới hạn cho phép Khi đọc tác phẩm này, ta thấy có lúc điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện cũng có lúc bình đẳng, ngang hàng, được chập lại, trùng với điểm nhìn hạn tri của

nhân vật Khi đó, ý nghĩa câu chuyện sẽ được soi sáng từ các dòng ý thức khác nhau qua

trường nhìn của nhiều nhân vật với các điểm nhìn khác nhau, làm tăng tính đối thoại khách quan và tạo ra giọng phức điệu đa thanh của tiểu thuyết lịch sử Đây là điểm nhìn chủ quan

của nhiều nhân vật khác về Lý Thái Tổ, với sư Vạn Hạnh: “Đây đích thị là bậc minh vương thánh đế trời ban cho nước ta, ban cho Đạo ta, để gỡ cho thế nước” [121; 50]; với người kể chuyện toàn tri: “Lý Công Uẩn [ ] học đâu nhớ đấy, [ ] không chỉ tiếp nhận các điều thầy giảng, hoặc các điều sách nói, mà ông còn biết suy nghiệm để tìm nhẽ phải quấy, đục trong” [121; 83]; với Đào Thạc Phụ: “Bệ hạ anh minh, định đô nơi linh địa ấy, dân sẽ được hưởng phúc muôn đời” và “Đại La là nơi đất bằng mà rộng rãi” [121; 90]; với Ngô Đinh: “bệ hạ lấy đức thiện để chiêu hóa thiên hạ, giáo hóa thiên hạ” [121; 172] Song, ngôi kể thứ

nhất nhân vật xưng “tôi” được các nhà văn cũng dùng nhiều trong các cuộc đối thoại, độc

thoại hay độc thoại nội tâm mà tác giả trao điểm nhìn cho nhân vật để tạo ra nhiều tiếng nói khách quan, soi chiếu các vấn đề lịch sử từ vô vàn tiếng nói khác nhau của các nhân vật lịch sử với tư cách là người trong cuộc Lúc này ranh giới của người kể chuyện toàn tri bị xóa nhòa, di chuyển sang điểm nhìn hạn tri của nhân vật, đồng nghĩa với việc nhân vật được tự do bình luận, nhận xét, đánh giá về nhân vật khác, tự bộc lộ suy nghĩ cá nhân về các vấn đề lịch sử: “Đó chính là một trong những biểu hiện sâu sắc về ý thức dân chủ, bình đẳng, sự thức tỉnh của cái tôi và chủ thể sáng tạo làm nên dấu ấn đặc biệt của TTLS Việt Nam sau năm 1986” [123]

Đan xen vào điểm nhìn hạn tri của nhân vật là điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri

bình luận trực tiếp về lịch sử một cách chân thật Nghệ thuật tổ chức đan xen điểm nhìn

cho thấy sự nỗ lực đổi mới các lớp cấu trúc thể loại của nhà văn để khái quát hiện thực lịch sử và phân tích chiều sâu tâm hồn con người Đây là lời bình luận của người kể chuyện

toàn tri về nguyên nhân suy thoái đi đến suy tàn của nhà Lý trong lịch sử để con người

hôm nay rút ra các bài học, tránh các sai lầm của lịch sử: “nhà Lý có dấu hiệu suy vong từ thời Lý Thần tông và các triều đại sau đó đều trượt dài vào con đường u tối Nhân tài ngày một cạn kiệt, các vua lên ngôi trong tuổi ấu thơ, quyền binh nằm trong tay mấy bà thái hậu ngu hèn, tham ố, chuyên bè đảng, mê đắm dục lạc Thật ra sự mất còn của một triều đại tựa như sự chuyển xoay của thời tiết, điều đáng bàn là khi tồn tại nó đã làm được gì cho dân, cho nước, nó đóng góp được những gì cho tiến trình tiến hóa của dân tộc hay nó kéo lùi tiến trình đó lại khiến cho lịch sử phải bận tâm chê trách” [121; 942, 983] Nhìn chung, điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện ẩn mình ở ngôi thứ ba để kể chuyện, dẫn dắt, xâu chuỗi điểm nhìn nhân vật, tổng kết, đánh giá, bình luận một cách khách quan, trực tiếp các vấn đề lịch sử ở thời đại nhà Lý, tránh những thất bại, sai lầm của lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Ngôi kể thứ ba được sử dụng nhiều trong vai của người kể toàn tri ẩn mình trong toàn tác phẩm, biết hết, biết trước tất cả mọi chuyện để chủ động dẫn dắt sự phát triển của các mạch truyện, đảo tuyến nhân vật và kể về toàn bộ cuộc đời, số phận của các nhân vật lịch sử Các nhà văn đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc đổi mới

hình thức trần thuật, kết hợp điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri của các nhân vật, di

chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt, làm tăng tính khách quan, chân thật của lịch sử Đặc biệt là tổ chức điểm nhìn của người kể chuyện trong sự kết hợp ngôi kể thứ ba và ngôi kể

thứ nhất để tái hiện, làm sống lại lịch sử một cách khách quan, chân thực, đảm bảo nguyên

tắc thể loại Sự cách tân trong việc tổ chức nhiều điểm nhìn khách quan và chủ quan, kiến tạo nên nhiều lớp trần thuật qua nhiều hình thức người kể chuyện phong phú được đan cài, di chuyển từ điểm nhìn toàn tri sang điểm nhìn hạn tri của các nhân vật qua các ngôi kể đã thể hiện sự cố gắng của các nhà văn trong việc đổi mới thể loại

Tóm lại, bố cục trần thuật có sự đổi mới, đan xen, kết hợp, di chuyển từ điểm nhìn toàn

tri ẩn mình sang nhiều điểm nhìn chủ quan hạn tri của các nhân vật, làm người đọc hiểu

sâu sắc hiện thực lịch sử và đối thoại với nhiều nhân vật lịch sử của quá khứ, làm tăng tính chân thật lịch sử, đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc thể loại Qua sự di chuyển điểm nhìn của chủ thể trần thuật toàn tri ẩn mình ở ngôi thứ ba sang điểm nhìn của các nhân vật, đặc biệt là chọn nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”, “ta” ở ngôi thứ nhất, nhà văn đã tạo ra những đối thoại, tương tác lượt lời của các “dòng ý thức” độc lập, làm tăng tính đối thoại ngay trong sự độc thoại nội tâm của chính nhân vật lịch sử, phân tích sâu sắc tâm lý nhân vật Sự di chuyển điểm nhìn nói trên làm cho nòng cốt thể loại luôn vận động linh hoạt, uyển chuyển, nhịp nhàng, không “đông cứng lại” Điều này thể hiện những nỗ lực đáng kể

trong việc cách tân thể loại TTLS của các nhà văn từ sau Đổi Mới (sau 1986) đến nay

3 3 2 Ngôn ngữ chính luận

Ba xu hướng đều sử dụng lớp từ ngữ chính trị mang phong cách chính luận để phục

hiện nhân vật lịch sử có thật, tường thuật sự kiện lịch sử có nhật, làm sống lại lịch sử dân tộc, thể hiện quan điểm chính trị sâu sắc

Trong TTLS, ngôn từ là chất liệu xây dựng các hình tượng nghệ thuật giàu hình ảnh, cảm xúc thẩm mỹ có tác động sâu sắc, bồi dưỡng, thanh lọc tâm hồn, hướng đến những tình cảm thẩm mỹ, nâng cao phẩm cách, sáng tạo, cải tạo các hoạt động sống theo cái đẹp, cái thiện: “Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, con người dễ nhận ra cái hay cái đẹp của văn chương, có được những kinh nghiệm thẩm mỹ để nhìn ra cái đẹp đời sống xã hội và tâm hồn con người Văn học nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ” , “làm cho con người biết yêu quý, trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết căm ghét cái xấu, cái ác” , “giúp con người vươn đến cái đẹp, cái hoàn thiện, nhân đạo hóa con người, làm con người trở thành Người hơn”, “ứng xử phù hợp với tình thương, trách nhiệm, phù hợp với những yêu cầu chính đáng của những hoàn cảnh lớn nhỏ có tính lịch sử cụ thể” [202; 217, 222] Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng để tạo nên tác phẩm, tôi làm rõ một số đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ qua tác phẩm tiêu biểu như “Tám triều vua Lý”, “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải

Trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, lớp từ ngữ mang phong cách chính

luận cũng được dùng nhiều nhằm mục đích giáo huấn, truyền cho người đọc tinh thần dân

tộc Việt, niềm tin yêu, tự hào về nền văn hiến, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc, các quan điểm chính trị sâu sắc, những bài học kinh nghiệm của lịch sử được đúc rút từ các cuộc đấu tranh cách mạng, bảo vệ đất nước của các vị vua sáng suốt, các bậc anh hùng và nhân dân ở thời Lý để vận dụng vào cuộc sống hiện tại Tiếp xúc với lớp từ ngữ

chính trị dày đặc để xây dựng các hình tượng nghệ thuật trong Tám triều vua Lý, người đọc

còn nghiệm ra hệ thống lý luận chặt chẽ về xây dựng tổ chức, chính quyền cách mạng, đạo trị bình, nghệ thuật quân sự, các bài học nhân sinh thế sự, đạo lý làm người qua các nhân vật lịch sử như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành Các từ ngữ chính trị như “quân”, “binh”, “dân”, “quốc thổ”, “quốc gia”, “nước nhà” giàu hình ảnh và sức biểu cảm trong các luận điểm, luận cứ của từng đoạn và các đoạn miêu tả lời của các nhân vật lịch sử chính diện được liên kết chặt chẽ, mạch lạc, hài hòa trong giọng điệu hùng hồn, hào sảng, làm sống lại lịch sử dân tộc, các cuộc kháng chiến chống giặc Tống và giặc Chiêm oanh liệt, hào hùng của cha ông ta, ví như lời của vua Lý Thái Tông: “Tống Chân tông cũng lá mặt lá trái, xúi giục đám quân man Tống do hai tên đầu lĩnh Dương Trường Huệ và Đoàn Chí Kính đem cả chục vạn binh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w