Như chúng ta đã biết, F De Saussure cho rằng “ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu tạo thành một kho tàng dự trữ trong tư duy con người”, là “phương tiện giao tiếp chung của xã hội” Mỗi kí hiệu ngôn ngữ bao gồm “cái biểu đạt và cái được biểu đạt” gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau như hai mặt của một tờ giấy Ngôn ngữ là chất liệu, công cụ quan trọng để tạo nên tác phẩm: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm” [108; 185] Ngôn ngữ của nhân vật bộc lộ rõ nét nhất những phẩm chất đạo đức, ý thức, suy nghĩ nội tâm, tính cách của nhân vật, nên nhà văn rất chú trọng vào ngôn ngữ của nhân vật
Khi bàn về đặc điểm ngôn ngữ và chỉ ra đặc điểm riêng nổi bật về sự khác biệt ngôn ngữ trong từng xu hướng TTLS, Nguyễn Văn Dân khẳng định rằng: “về ngôn ngữ thì trong xu hướng 1 (chương hồi khách quan) có sự nổi bật của ngôn ngữ tường thuật” [75] Ta
thấy xu hướng TTLS bám sát sử liệu chú ý nhiều đến lớp ngôn ngữ mang tính chất tường
thuật lại các sự kiện lịch sử có thật, mô tả hành động của nhân vật trong những trận chiến căng thẳng, quyết liệt với giặc ngoại xâm Về sau, ta thấy có một số tác giả như Nguyễn
Mộng Giác, Nguyễn Thế Quang, dần quan tâm khám phá nhân vật với tư cách là con
người trần thế ở những mặt bình dị nhất của đời thường, thì lớp lớp ngôn ngữ thân thể và
lớp ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày mang sắc thái mộc mạc, dân dã mới dần được đan cài trong lời của người kể chuyện và lời của các nhân vật Nhìn chung, lớp ngôn ngữ thân thể và lớp ngôn ngữ sinh hoạt cho thấy sự đổi mới của xu hướng TTLS bám sát sử liệu khi bước đầu dần khám phá nhân vật lịch sử có thật trong cảm hứng thế sự
Các nhà văn đổi mới thể loại qua việc bước đầu dần phát huy tính hư cấu để khám phá nhân vật từ góc nhìn thế sự, vì thế họ dần quan tâm đến lớp ngôn ngữ sinh hoạt mang tính khẩu ngữ để miêu tả nhân vật trong cuộc sống đời thường với tất cả những gì bình thường nhất của con người trần thế Ví dụ như trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, ta thấy nhà văn đã dùng lớp ngôn ngữ sinh hoạt mang tính khẩu ngữ, sắc thái mộc mạc, dân dã, thông tục, trần trụi, suồng sã, thể hiện các trạng thái cảm xúc của các nhân vật trong các vấn đề đời tư thế sự của con người đời thường một cách tự nhiên, chân xác, gần với con người hôm nay Ví dụ như trong tình yêu, các nhân vật Huệ - An ở “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác cũng xưng “anh”- “em”, lúc giận hờn xưng “tôi”- “cô”, lúc đời thường An cũng xưng hô “tao”- “mày”, Nhạc cũng gọi Huệ bằng “thằng” Ta thấy cách nói của nhiều nhân vật rất thoải mái, hồn nhiên, vô tư, không câu nệ qua ngôn ngữ đối thoại bằng các từ ngữ phi chuẩn mực, thậm chí là các câu chửi thô tục, suồng sã, xô bồ, bình đẳng ngang hàng trong lời ăn tiếng nói, cung cách giao tiếp ứng xử: “nói mẹ ra cho người ta nhờ”, “Tiên sư đứa nào bép xép” [105; 1010], “Đồ hư thân mất nết! Cút đi cho khuất mắt tao!” [113; 195], “nói khoác! Im cái mồm đi chưa chi đã chê bai” [113; 1023], Ngoài ra, ta thấy ngôn ngữ dân gian qua các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ kết hợp với ngôn ngữ sinh hoạt- ngôn ngữ nói hằng ngày mộc mạc, bình dị để miêu tả chân thực lời ăn tiếng nói, làm toát lên tính cách của các nhân vật trong cuộc sống thường nhật với những mặt tốt- xấu, cao thượng- thấp hèn… gắn với nhiều trạng thái tâm lý vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, thất vọng… như con người hôm nay Nhìn chung, lớp ngôn từ mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cho thấy sự đổi mới khi khám các nhân vật có thật trong
cảm hứng thế sự, làm cho các nhân vật lịch sử chính diện được soi chiếu từ nhiều góc nhìn,
vừa vĩ đại vừa rất đời thường, đầy giá trị nhân văn
Ngoài ra, Nguyễn Mộng Giác còn dùng ngôn ngữ chính luận kết hợp với ngôn ngữ
sinh hoạt và ngôn ngữ dân gian qua các thành ngữ, tục ngữ, ca dao được đúc kết từ cuộc
sống lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày Nguyễn Mộng Giác còn dùng các lớp ngôn từ giàu hình ảnh với các từ tượng hình, tượng thanh, nhiều từ thuần Việt trong sáng, m ộc mạc, giản dị, dễ hiểu với nhiều màu sắc của đời thường kết hợp với ngôn ngữ dân gian để diễn
tả tâm hồn, tính cách Việt, chuyển tải những chuyện thế sự đời tư Ngoài ra, nhà văn thuộc xu hướng này còn dùng các từ ngữ cổ kính được phiên âm Hán Việt rất ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, giàu ý tại ngôn ngoại, tạo sắc thái trang trọng để phục dựng không khí lịch sử cổ xưa với các nhân vật và sự kiện lịch sử có thật Nhưng các nhà văn trong xu hướng TTLS
bám sát sử liệu cũng không quá “nệ cổ” khi khám phá các vấn đề lịch sử từ mọi góc nhìn đa diện, nhiều chiều, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút, gây hứng thú, thuyết phục người đọc