Ngôn ngữ chính luận

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 105 - 108)

Ba xu hướng đều sử dụng lớp từ ngữ chính trị mang phong cách chính luận để phục

hiện nhân vật lịch sử có thật, tường thuật sự kiện lịch sử có nhật, làm sống lại lịch sử dân tộc, thể hiện quan điểm chính trị sâu sắc

Trong TTLS, ngôn từ là chất liệu xây dựng các hình tượng nghệ thuật giàu hình ảnh, cảm xúc thẩm mỹ có tác động sâu sắc, bồi dưỡng, thanh lọc tâm hồn, hướng đến những tình cảm thẩm mỹ, nâng cao phẩm cách, sáng tạo, cải tạo các hoạt động sống theo cái đẹp, cái thiện: “Nhờ tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, con người dễ nhận ra cái hay cái đẹp của văn chương, có được những kinh nghiệm thẩm mỹ để nhìn ra cái đẹp đời sống xã hội và tâm hồn con người Văn học nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ” , “làm cho con người biết yêu quý, trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết căm ghét cái xấu, cái ác” , “giúp con người vươn đến cái đẹp, cái hoàn thiện, nhân đạo hóa con người, làm con người trở thành Người hơn”, “ứng xử phù hợp với tình thương, trách nhiệm, phù hợp với những yêu cầu chính đáng của những hoàn cảnh lớn nhỏ có tính lịch sử cụ thể” [202; 217, 222] Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng để tạo nên tác phẩm, tôi làm rõ một số đặc điểm cơ bản về ngôn ngữ qua tác phẩm tiêu biểu như “Tám triều vua Lý”, “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải

Trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, lớp từ ngữ mang phong cách chính

luận cũng được dùng nhiều nhằm mục đích giáo huấn, truyền cho người đọc tinh thần dân

tộc Việt, niềm tin yêu, tự hào về nền văn hiến, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc, các quan điểm chính trị sâu sắc, những bài học kinh nghiệm của lịch sử được đúc rút từ các cuộc đấu tranh cách mạng, bảo vệ đất nước của các vị vua sáng suốt, các bậc anh hùng và nhân dân ở thời Lý để vận dụng vào cuộc sống hiện tại Tiếp xúc với lớp từ ngữ

chính trị dày đặc để xây dựng các hình tượng nghệ thuật trong Tám triều vua Lý, người đọc

còn nghiệm ra hệ thống lý luận chặt chẽ về xây dựng tổ chức, chính quyền cách mạng, đạo trị bình, nghệ thuật quân sự, các bài học nhân sinh thế sự, đạo lý làm người qua các nhân vật lịch sử như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành Các từ ngữ chính trị như “quân”, “binh”, “dân”, “quốc thổ”, “quốc gia”, “nước nhà” giàu hình ảnh và sức biểu cảm trong các luận điểm, luận cứ của từng đoạn và các đoạn miêu tả lời của các nhân vật lịch sử chính diện được liên kết chặt chẽ, mạch lạc, hài hòa trong giọng điệu hùng hồn, hào sảng, làm sống lại lịch sử dân tộc, các cuộc kháng chiến chống giặc Tống và giặc Chiêm oanh liệt, hào hùng của cha ông ta, ví như lời của vua Lý Thái Tông: “Tống Chân tông cũng lá mặt lá trái, xúi giục đám quân man Tống do hai tên đầu lĩnh Dương Trường Huệ và Đoàn Chí Kính đem cả chục vạn binh cùng chục vạn dân đi theo hôi của, đã bị tiên đế đánh tan tác đám quân Tống gồm hai chục vạn, bắt sống tới năm ngàn lừa ngựa, khiến nhà Tống thảm bại” và vua răn dạy: “Quốc thổ là việc quan trọng bậc nhất đối với mỗi quốc gia Các khanh còn trẻ, phải ý thức đầy đủ việc này, bởi mai đây các khanh sẽ là những cây trụ vững chắc của nước nhà” [121; 728- 730] Qua lớp ngôn từ chính luận đậm chất giáo huấn, ta nhận ra đây là các giá trị gốc rễ, nguồn cội có sức sống lâu bền với quốc gia dân tộc để con người hôm nay tìm về với lịch sử dân tộc thời Lý, có những bước đi mới mà luôn cẩn trọng, tránh những sai lầm, thất bại của lịch sử

Trong “Tám triều vua Lý”, ta thấy đoạn văn, ý được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm qua nghệ thuật điệp ngữ, truyền lại quan điểm chính luận cho đời sau: nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của các thế hệ sau phải xây dựng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước: “đất nước được tạo dựng cả mấy ngàn năm thuần bằng công sức và máu xương của nòi giống Lạc- Hồng, do vậy, các tiên đế đều có di ngôn phải giữ lấy từng tấc đất, từng ngọn cỏ lá cây của núi sông ta” [121; 307] Qua tác phẩm, ta thấy nhiều từ ngữ chính trị có ý nghĩa thiêng liêng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm như “đất nước”, “Đại Việt”, “dân tộc”, “binh lính”, “thần dân”, “ “núi sông ta”, “Mảnh giang sơn này” được chọn lọc kỹ, tạo nên các câu văn dài ngắn đan xen, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, sắc sảo, chuẩn mực, thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, truyền thống nhân đạo, chính nghĩa của dân tộc Đại Việt ở giai đoạn nhà Lý lãnh đạo đất nước, có sức lay động sâu sắc Các câu và vế câu được tạo nên từ những từ ngữ chính trị và các phép liên kết (nối, lặp, thế) các ý chặt chẽ, kết hợp với các phép tu từ điệp ngữ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ, thể hiện rõ tư tưởng, lập trường chính trị của nhân vật Lớp ngôn từ chính luận thể hiện rõ lập trường chính trị của dân tộc chống giặc Chiêm và Tống xâm lược

Quan điểm chính luận ấy còn được lặp lại ở nhiều trang viết khác để truyền lại bài học giữ

nước, truyền thống yêu nước, bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Đại Việt Nhìn chung, quan điểm chính trị này đến nay có ý nghĩa thời sự ở mọi thời đại, nhắc nhở con cháu phải biết ơn quá khứ, xây dựng đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ

Trong “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải, ta thấy lớp ngôn từ chính luận được dùng dày đặc, để các nhân vật có thật đối thoại về một sự kiện lịch sử hay vấn đề chính trị

hoặc chủ trương, chính sách theo một quan điểm chính trị nhất định Đó là lớp ngôn ngữ

đối thoại của các nhân vật trong các cuộc hội họp cung đình, các cuộc ngoại giao, đối thoại giữa vua quan, tướng lĩnh trong triều và nhân dân tìm kế sách chống giặc Mông - Nguyên, xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh Ví dụ như ngôn ngữ đối thoại qua các từ ngữ

chính trị dày đặc được dùng để miêu tả Trần Nhật Duật trong sự kiện chống quân xâm lược

Mông- Nguyên theo quan điểm chính luận mang tính đối thoại, đảm bảo nguyên tắc thể

loại để tô đậm hành động, việc làm, lời nói, suy nghĩ theo quan điểm chính trị đúng đắn: tận tụy, hết lòng vì dân, trung thành với Tổ quốc, thấm nhuần binh pháp của Hưng Đạo, phụng sự hết mình trong 3 cuộc chiến chống Mông- Nguyên Hoàng Quốc Hải diễn đạt

nhiều câu văn dưới hình thức của các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp như câu đơn, câu ghép, câu phức, câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu đơn mở rộng thành phần và các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến phù hợp với mục đích nói, chứa đựng “ý chí sáng tạo thống nhất, một lập trường nhất định có thể gây được phản ứng đối thoại” về các vấn đề lịch sử [272; 67] Các kiểu câu phong phú, đa dạng ấy làm tăng sắc thái biểu cảm và diễn đạt chính xác, cô đọng, hàm súc, sinh động các vấn đề lịch sử nhằm truyền tải các nội dung giáo huấn cụ thể Qua lớp ngôn từ thẩm mỹ miêu tả thế giới hình tượng trong “Bão

táp triều Trần”, người đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp bi tráng, hào hùng, đời sống tinh thần, vẻ

đẹp tâm hồn, phẩm cách cao đẹp, trí tuệ mẫn tiệp, sự gan dạ, dũng cảm, mưu trí của con người Việt Nam trong quá khứ sống vì quê hương đất nước, quên mình vì vận mệnh của quốc gia dân tộc trước các biến cố, xung đột của lịch sử

Bàn về đặc điểm riêng nổi bật của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu nhằm giáo

huấn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân khẳng định: “Đặc trưng của tiểu thuyết giáo huấn

là những lời răn dạy của tác giả đưa ra, bằng lời người kể và lời nhân vật Trong TTLS của Hoàng Quốc Hải có nhiều chỗ như thế”, “ngôn ngữ đối thoại của TTLS giáo huấn, là đối thoại với NGƯỜI ĐỌC”[75] Ví dụ như trong Tám triều vua Lý, ta thấy lời dăn dạy, giáo huấn về đạo trị bình làm quốc thịnh dân an, là quốc sách để quy tụ lòng dân và giữ nước của Lý Thái Tổ truyền lại hậu thế được gói gọn trong ba chữ “TỪ - KIỆM - KHIÊM” Lời giáo huấn ấy là bài học về tình yêu thương, nhân từ, hướng thiện, đức cần kiệm, khiêm nhường, cung kính mà người kể chuyển đã giảng giải rất cặn kẽ: Ba chữ kia hiểu theo nghĩa đen của nó là “lòng yêu người, yêu vật và biết động tâm tới cảnh ngộ éo le của người khác, biết chia sẻ và giúp đỡ không phân biệt người đó là ai” và “cần kiệm là khi làm việc thì chuyên chú hết lòng Khi chi tiêu thì dè sẻn, không hoang phí Người cần kiệm là người sống có trách phận với bản thân, với cả xã hội nữa”, “vua thương dân thì dân sẽ vì vua mà làm hết trách phận để cho nước mạnh” [121; 578]

Nhìn chung, cá tính sáng tạo của Hoàng Quốc Hải thể hiện ở lối tư duy chính luận độc đáo, mang tính “nguyên tắc”, dùng nhiều phép tu từ ở các cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp, tạo nên các kết cấu ngôn ngữ mới để miêu tả các “nội dung mới” của đời sống theo tư tưởng đối thoại Qua các tác phẩm của ông, ta thấy lớp ngôn ngữ chính trị thể hiện quan

điểm chính luận khi bàn về các lĩnh vực như chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, mỹ học,

triết học…được sử dụng dày đặc trong tác phẩm để bàn bạc việc chống giặc giữ nước, truyền bá tư tưởng, quan điểm phục vụ nhân dân, vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Vì thế, giọng điệu, cấu trúc, chức năng của nhiều câu văn mang tính đối thoại sâu sắc, giáo huấn, tuyên truyền, vận động, hướng xã hội theo lập trường chính trị của người công dân yêu nước, luôn suy nghĩ và hành động vì nhân dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc đất nước trong lúc hòa bình; khi Tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng chiến đấu đến cùng để chống lại kẻ thù xâm lược Nhiều câu văn lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, hùng hồn, thể hiện lối tư duy sắc sảo trong các cuộc đấu tranh xã hội chống thù trong giặc ngoài

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w