Giáo huấn về chính trị tôn giáo

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 87)

Một trong những biểu hiện của sự cách tân thể loại về mặt nội dung của các tác phẩm thuộc xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu nhằm mục đích giáo huấn, đó là đề cập đến các vấn đề tôn giáo gắn với con người tâm linh nhằm gửi gắm các bài học giáo huấn về chính trị Trước đây, các nhà văn thường rất ngại đề cập đến các vấn đề tôn giáo gắn với con người tâm linh, sợ bị phê phán sa vào tư tưởng mê tín dị đoan mù quáng theo tà đạo Nhưng thật ra thì không phải thế, nếu nhà văn có lập trường vững vàng, kiểm soát tốt, biết khơi sâu vào phát huy mặt tốt, ngăn chặn và lên án, phê phán các biểu hiện sai trái, cực đoan của vấn đề nói trên khi đưa vấn đề ấy vào tác phẩm, thì vẫn có thể tạo ra những sản phẩm tinh thần có ý nghĩa xã hội lớn lao, thúc đẩy tiến bộ xã hội Nhìn chung, tính chất dụ ngôn hóa sử liệu thể hiện các bài học giáo huấn về chính trị thông qua các hình tượng nghệ thuật gắn với vấn đề tôn giáo là một trong những đặc điểm giúp cho giáo lí nhà Phật thâm

sâu, huyền diệu, nhiệm màu, giàu tính triết lí nhưng vẫn biện chứng, dễ hiểu, gần gũi với đời sống, đạo hòa với đời và phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trước hết, chúng tôi hiểu cụm từ “con người tâm linh” là khái niệm miêu tả con người trong các vấn đề tôn giáo, văn hóa tâm linh Con người tìm đến với văn hóa tâm linh để định tâm, sống ung dung, tự do, tự tại, bình thản, vô vi, nhập thế, hướng thiện, an lạc giữa cuộc đời, từ bỏ tham- sân- si, biết từ bi hỉ sả, diệt dục vọng- vô minh trong con người, trút bỏ mọi khổ đau, hiểu được quy luật của sự sống trong lẽ vô thường, thấm nhuần tư tưởng Phật giáo biện chứng để tâm trong, trí sáng, hướng vào giải quyết các việc đại sự của quốc gia dân tộc và cuộc sống nhân sinh thế sự Con người tâm linh còn được hiểu thông qua

các nhân vật thiền sư nhập thế, hòa giữa đạo và đời bằng tư tưởng tích cực, các vị thiền sư vừa là thầy giáo khai mở trí huệ cho nhân dân, các bậc vua hiền, tướng giỏi, vừa là thầy thuốc chữa bệnh và dạy dân cách chữa bệnh bằng các cây thuốc vườn nhà, hướng nhân dân nuôi dưỡng tâm thiện để kiến tạo một xã hội văn minh, lịch sự, đầy yêu thương Các

thiền sư còn tham gia vào hoạt động xã hội, đóng góp công lớn trong việc cố vấn, tham mưu cho các vị vua anh minh sáng suốt giữ vững và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Qua các hình tượng thiền sư, ta thấy sự hòa hợp giữa đạo pháp và lợi ích của quốc gia dân tộc, đạo hòa với đời, thấm đẫm tư tưởng yêu nước và nhân đạo là nét nổi bật của Phật giáo Việt Nam Những bài kệ, lời sấm truyền của các bậc thiền sư đã góp phần khích lệ tinh thần dân tộc, làm cho nhân dân tin vào điều thiện, luôn có những suy nghĩ, hành động hướng thiện, tránh xa các điều ác, hành động vì độc lập, tự do của dân tộc Khi chủ quyền của quốc gia dân tộc bị các thế lực ngoại bang xâm phạm, những lời sấm kệ của thiền sư, tư tưởng Phật giáo biện chứng, tích cực, thấm đẫm lòng yêu nước và các giá trị nhân văn chính là ngọn lửa truyền ý chí, nghị lực, bản lĩnh, thắp sáng niềm tin trong lòng toàn thể dân tộc Việt Nam để hướng vào nhiệm vụ cứu nước, bảo vệ chủ quyền của quốc gia Tất cả các nhà sư đều cầm súng lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm Đó là những hành động thiết thực thể hiện sự kết hợp nhuần nhị giữa đạo và đời, khẳng định vai trò của các bậc thiền sư trong buổi đầu dựng nước Những điều nói trên thể hiện rất rõ trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, ví dụ như sư Vạn Hạnh là hình tượng mẫu mực, kết tinh đỉnh cao của tư tưởng Phật giáo và sử liệu vẫn còn ghi lại vài dòng ngắn ngủi về vị sư này: “Vạn Hạnh với uy tín sẵn có đã thuyết phục được số người này (dân chúng bất bình với tội ác của vua Lê Long Đĩnh) đưa học trò của mình lên ngôi: con đường tiến tới ngôi vua của Lý Công Uẩn không gặp cản trở nào” [174; 168] Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép về sư Vạn Hạnh: “Lúc Lý mới lập cơ nghiệp sư Vạn Hạnh đã có ảnh hưởng nhiều Từ đời Lê, sư có tiếng là một kẻ tiên tri” [127; 300] Vạn Hạnh là nhà sư có công lớn trong việc nuôi dạy, đào tạo ra các bậc vua thiện đức, kiến tạo bộ máy lãnh đạo của triều đình nhà Lý, đưa đất nước phát triển trong hòa bình, ổn định, giàu mạnh, gắn kết tư tưởng tích cực của các tôn giáo, nhất là tư tưởng Phật giáo biện

chứng, tích cực với chủ trương “Tam giáo đồng nguyên” và vận mệnh của quốc gia dân tộc Mọi tư tưởng tôn giáo tích cực đều hướng về phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Ít thấy trong lịch sử Phật giáo nước nào lại đặt vấn đề bảo vệ quốc gia dân tộc lên hàng đầu như nhà Lý, vì thế vua Lý rất coi trọng đạo Phật và sử liệu vẫn còn ghi chép về sự thật lịch sử này: “Nhà Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nhà vua trọng đãi những người đi tu, lấy tiền kho ra để làm chùa đúc chuông”[154; 99] Tác giả đã chọn lựa, tổ chức sắp xếp số lượng lớn các nhân vật là các nhà sư, cao tăng, thiền sư, đạo sĩ thời Lý, làm toát lên tư tưởng tôn giáo biện chứng tích cực đã thấm sâu vào cuộc đời, chứ không siêu hình, không mê tín dị đoan Chính quan điểm biện chứng tích cực về các vấn đề tôn giáo gắn với con người tâm linh đã chi phối sự triển khai cốt truyện, tổ chức các lớp kết cấu của tác phẩm Giáo lý nhà Phật thấm sâu trong tác phẩm, đó là thứ triết lý luôn vận động, hướng đến những điều nhân văn, sự văn minh, tiến bộ Tư tưởng Phật giáo nguyên sơ trong sạch, cao khiết, biện chứng, tích cực luôn được các nhà văn chiêm nghiệm, đối thoại trong những khát vọng nhân bản mang tầm phổ quát của nhân loại Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép về đạo Phật thời Lý: “Với tính cách ôn hòa, thần bí, Phật giáo chóng ăn sâu vào lòng tín ngưỡng người Việt [ ] Ba tông giáo Nho, Lão, Phật đã sớm thành cơ bản của tín ngưỡng dân Việt, và đồng thời tiến triển Cho nên thường gọi là Tam giáo [ ] thời nhà Lý, Phật giáo chiếm bậc nhất Sư Pháp Thuận giúp Lê Hành, sư Vạn Hạnh giúp Lý Thái Tổ, sư Khuông Việt giúp Đinh Tiên Hoàng [ ] chỉ có kẻ tăng đồ có đủ thì giờ để đọc nhiều, hiểu rộng [ ] Năm 1019, Lý Thái Tổ lại độ dân khắp nước để làm tăng [ ], các tăng giữ những việc giảng kinh hay giáo hóa [ ] ảnh hưởng các vị ấy đối với chính trị cũng không ít [ ] ảnh hưởng các nhà sư ban đầu trực tiếp tới chính trị” [127; 291- 301] Các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng thấm đẫm bản sắc tôn giáo, tín ngưỡng của các sắc tộc được các tác giả tái hiện một cách sinh động và độc đáo trong các lễ hội truyền thống đều nhằm gắn kết để tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Chúng ta có thể tìm thấy tư tưởng tôn giáo tích cực “Tam giáo đồng nguyên” và Phật giáo, hình tượng các bậc thiền sư, đạo sĩ, cao tăng giáo huấn các vị vua nhà Lý trong đạo trị bình, chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải Các bài học giáo huấn về chính trị qua những tư tưởng đối thoại thẩm mỹ và hành động của các nhân vật theo chủ trương “tam giáo đồng nguyên” và tư tưởng Phật giáo thấm đẫm giá trị nhân văn (bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan) định hướng “nhân đạo hóa con người” là nguồn cội để xây dựng đất nước phồn thịnh ở thời Lý, ví như việc “vua sai phát chăn chiếu cho tù, và cấp cho một ngày hai bữa cơm” Vì thế, nhiều đời vua Lý đã thấm nhuần tư tưởng nhân đạo của Phật giáo để có những hành động thiết thực, sống gần dân, lấy dân làm gốc, yêu thương dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân để làm thất bại các âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “bạo loạn lật đổ” của giặc ngoài qua việc giặc xúi giục hoàng tử Húc của Đại Việt kích động dân nổi loạn Đây là bài học giáo huấn sâu sắc

về chính trị- tôn giáo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở giai đoạn đương đại, có ý nghĩa thời sự ở mọi thời đại

Để miêu tả con người tâm linh, các nhà văn thường dùng bút pháp huyền thoại hóa với nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo, mang tính chất hư cấu tưởng tượng để tạo sức hấp dẫn người đọc qua cách dẫn dắt các câu chuyện khéo léo tài tình, đan cài cõi dương thế và chốn âm phủ, thần tiên, ma quái, Trời, Phật, tôn giáo, tín ngưỡng, phong thủy, lễ bái, sự gặp gỡ, đối thoại, kết nối giữa người sống và người chết theo kiểu trần sao âm vậy Từ đó, tạo nên các hình tượng thực ảo trong không khí tâm linh huyền bí đặc biệt của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, kích thích trí tưởng tượng, làm người đọc nửa tin nửa ngờ với vô vàn trạng thái cảm xúc Qua đó, người đọc suy cảm về cuộc đời và số phận con người, suy ngẫm về các chân giá trị, cách hành xử của con người Bàn về con người tâm linh, Nguyễn Thanh Tú cho rằng: “Lịch sử gần với tâm linh, lịch sử càng xa càng được phủ dày nhữ ng lớp huyền thoại Các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương có ở khắp nước ta cũng là một biểu hiện tâm linh ngưỡng vọng, sùng bái người anh hùng có công giữ nước, giữ hòa bình cho chúng sinh Vì thế, một đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử là không thể thiếu yếu tố t âm linh… Đó không chỉ là câu chuyện thêm thắt mà còn là ý nghĩa Tổ tông khôn thiêng ngầm

giúp đỡ (Nguyễn Trãi) Khi nước có giặc thì không chỉ thời hiện tại mà còn cả lịch sử hôm

qua đánh giặc” [295 ] Chẳng hạn như trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, chi tiết Lý Thường Kiệt và Lê Hoàn dùng kế “thần linh” để đánh giặc, gây tổn thất lớn cho chúng về mặt tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta Tác giả còn miêu tả nhiều chi tiết nói về giấc mơ của các vua nhà Lý được thần linh mách bảo, giúp sức, hỗ trợ đánh thắng giặc ngoại xâm Bút pháp huyền thoại hóa còn thể hiện qua chi tiết thần kỳ miêu tả giấc mơ có vị “thần đến” với người đàn bà sinh ra vua Lý Thái Tổ, rồi chi tiết miêu tả thần lực đặc biệt của thiền sư Vạn Hạnh: “đêm nọ sư đang thiền lại nghe như rót vào tai từ bốn phía ngôi mộ của thân phụ Lý Công Uẩn đều có tiếng người thần ngâm thơ” [121 ; 47] Nhà sư Vạn Hạnh có linh giác đặc biệt trong việc hóa giải việc làm trái đạo của nhân vật Cao Biền - người Trung Quốc sang trấn yểm, triệt phá long mạch hưng vượng của thành Đại La,… Ngoài ra, ta thấy trong hai tác phẩm “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải cũng có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, cho thấy việc nhà văn phát huy tính hư cấu qua bút pháp huyền thoại hóa để xoáy vào miêu tả mô típ giấc mơ của các vua Lý và vua Trần được thần mách bảo, đem quân giúp sức đánh giặc giữ nước

Các vấn đề về phong thủy, long mạch, gia trạch, quốc trạch cũng được coi là vấn đề tâm linh gắn với đời sống tinh thần của con người, theo quan niệm dân gian thì vấn đề này có liên quan đến sự hưng thịnh hay diệt vong của cả quốc gia dân tộc Vì thế, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu còn đưa cả các nhân vật là những ông thầy địa lý giỏi phong thủy long mạch, biết xem các phương hướng, long mạch tốt để giúp vua đưa ra các quyết định lịch sử mang lại cuộc sống giàu có, hưng vượng cho nhân dân Đây là tuyến nhân vật

phụ được hư cấu, có vai trò phụ trợ, bổ sung, giải thích, làm sáng rõ nhân vật có thật nhằm tạo nên một bức tranh đời sống hoàn chỉnh, muôn màu muôn vẻ, độc đáo, sinh động cho tác phẩm Ví dụ trong tác phẩm “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, chi tiết nhân

vật Cao Biền triệt phá long mạch hưng vượng của thành Đại La đã được sư Vạn Hạnh hóa giải, chi tiết vua Lý dặn con phải giữ long trạch quốc gia để nhân dân, đất nước phát triển cường thịnh muôn đời: “hồ Dâm Đàm này (tức Hồ Hoàn Kiếm) là một đại huyệt của nước Nam Đây là vùng tụ khí của cả miền linh địa; hồ này chính là não thủy của Thăng Long Vậy nên phải giữ để cho không bao giờ nước hồ cạn kiệt, không được san lấp mặt hồ” [121; 618] Trong tác phẩm “Tám triều vua Lý”, ta thấy con người tâm linh gắn với các vấn đề văn hóa tâm linh còn được hiện lên qua việc vua Lý Thái Tổ xem phong thủy của thành Đại La và quyết định dời đô về Thăng Long- Hà Nội ngày nay để nhân dân, đất nước phát triển giàu mạnh muôn đời Điều này thể hiện tư tưởng hướng về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, trời đất, tin vào các bậc tiên tổ ở cõi vĩnh hằng vẫn dõi theo và phù hộ độ trì những điều tốt đẹp cho con cháu hôm nay

Các nhà văn đổi mới trong việc không né tránh các vấn đề tâm linh, mà phân tích nó trong mối quan hệ với văn hóa phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc để “thám hiểm” đáy sâu vô tận đời sống tinh thần của con người, hướng đến mục tiêu chính trị đúng đắn Nhiều nhà văn trước đây ngại, có xu hướng né tránh, không dám động chạm đến vấn đề tôn giáo tâm linh, vì sợ bị phê phán lối tư duy theo tư tưởng mê tín dị đoan Nhưng thực ra thì không phải vậy, nếu nhà văn biết chắt lọc những vẻ đẹp trong sạch, thuần khiết từ vấn đề tôn giáo, tổ chức, sắp xếp, miêu tả bằng quan điểm biện chứng duy vật, tư duy chính luận sắc sảo, dùng các thủ pháp nghệ thuật độc đáo, quản lý chặt các hình tượng nghệ thuật bằng việc khẳng định mặt tích cực, phủ định các mặt tiêu cực của các vấn đề nói trên, thì vẫn có thể sáng tác ra các tác phẩm giàu giá trị Đặc biệt là vấn đề cuồng tín tôn giáo, phải ngăn chặn sự lợi dụng tôn giáo nhằm tư lợi mà lừa bịp dân chúng theo tà đạo, gây những tác động xấu đến xã hội Nhà văn phải biết chắt lọc được tinh hoa văn hóa nhân loại, các giá trị thẩm mỹ từ lĩnh vực tôn giáo để thúc đẩy sự phát triển của xã hội hôm nay và thuyết phục được người đọc hướng đến các giá trị “Chân- Thiện- Mỹ” bằng quan điểm biện chứng, tích cực đối với các vấn đề tôn giáo gắn với con người tâm linh Từ đó, người đọc điều chỉnh các quan niệm trong đời sống tâm linh theo hướng biện chứng, tích cực, tránh mê tín dị đoan, không mù quáng theo tà đạo, ngăn chặn tiêu cực của một số ít thành phần cực đoan trong xã hội lợi dụng vấn đề tôn giáo làm điều bất chính, lừa bịp nhân dân Đúng như nhà văn Nguyễn Khải chia sẻ những “bận tâm đặc biệt về tôn giáo” và “mối quan hệ của tôn giáo với văn học”, ông nói: “Trước đây, khi nói tới tôn giáo là tôi nghĩ ngay tới mặt tiêu cực của nó” Nhưng từ sau ngày thống nhất đất nước, “buộc tôi phải nghĩ thêm tới mặt tích cực của tôn giáo, một khi nó trở lại cội nguồn”, là “niềm tin tôn giáo

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w