Khả năng áp dụng công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế đối với thuốc cổ truyền theo pháp luật của một số quốc gia – bài học cho việt nam (Trang 31 - 33)

“Khả năng áp dụng công nghiệp” là một thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ khả năng chế tạo, sản xuất hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế. Theo Điều 62 Luật SHTT Việt Nam: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.” Việc đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp dựa vào yếu tố sau: (1) các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó; (2) việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả nêu trong bản mô tả sáng chế.56 Pháp luật của một số quốc gia quy định thuật ngữ “tính hữu ích” (ví dụ Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand) với ý nghĩa gần tương tự với khả năng áp dụng công nghiệp, tuy nhiên có kèm theo đánh giá về khả năng khai thác các khía cạnh kinh tế và tài chính của sáng chế.

55 WIPO (2004), WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use, Geneva, Switzerland, tr.20.

Thuật ngữ “công nghiệp” sử dụng trong “khả năng áp dụng công nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những ngành công nghiệp sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, truyền thông, vận tải, văn hoá và thể thao, đồ dùng hàng ngày, thiết bị y tế… (Điểm 21.1 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế). Điểm 4.1, Chương IV trong Tài liệu hướng dẫn về xét nghiệm sơ bộ quốc tế các đơn PCT nêu: Thuật ngữ công nghiệp được hiểu với ý nghĩa bao hàm tất cả các hoạt động thực tiễn của xã hội, trừ những hoạt động mang tính nghệ thuật. Như vậy, thuật ngữ được sử dụng với ý nghĩa bao hàm nhiều lĩnh vực, bao gồm đối với thuốc cổ truyền.

Đây là tiêu chí bắt buộc để một giải pháp kỹ thuật được cấp VBBH dưới dạng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích. Theo Điểm 21.2 Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế, việc đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp phải được thực hiện trước khi đánh giá tính mới và tính sáng tạo của giải pháp. Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng không liên quan tới việc đối tượng đó được tạo ra như thế nào hoặc đã được thực hiện hay không. Việc một đối tượng rất khó chế tạo hoặc sử dụng hoàn toàn không ảnh hưởng tới khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng đó.

Một số trường hợp điển hình trong đó đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:

- Trái với các quy luật tự nhiên; - Không ứng dụng được trong thực tế; - Có chứa mâu thuẫn nội tại;

- Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn để thực hiện đối tượng ; - Không thực hiện lặp lại được;

- Cần có kỹ năng đặc biệt để thực hiện đối tượng;

- Sản phẩm sử dụng những điều kiện đặc biệt trong tự nhiên;

- Phương pháp phẫu thuật trên cơ thể người hoặc động vật không nhằm mục đích chữa trị;

- Phương pháp đo các thông số sinh lý trên cơ thể người và động vật ở những giới hạn chịu đựng;

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế đối với thuốc cổ truyền theo pháp luật của một số quốc gia – bài học cho việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)