Khái quát về thực trạng bảo hộ sáng chế đối với thuốc cổ truyền

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế đối với thuốc cổ truyền theo pháp luật của một số quốc gia – bài học cho việt nam (Trang 39 - 41)

Năm 2007, Hiệp định TRIPS có hiệu lực với Việt Nam ngay khi trở thành Thành viên của WTO. Năm 2019, Hiệp định CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam, đánh dấu một sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện và trên nhiều lĩnh vực. Việc tham gia CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA là nhằm đạt được gói lợi ích tổng thể, tức là những thoả thuận trong lĩnh vực SHTT là sự đánh đổi của Việt Nam để đạt được các lợi ích quan trọng khác về thương mại và đầu tư. Theo đó, Việt Nam đã chấp nhận những điều kiện bảo hộ về SHTT cao hơn rất nhiều so với mức độ mà Việt Nam đang thực hiện, đặc biệt là đối với sáng chế.

Nhằm thực hiện các cam kết quốc tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 về việc Phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030, trong đó đề ra mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng quyền SHTT và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng SHTT cao, bao gồm việc bảo hộ và khai thác hiệu quả tri thức truyền thống trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Về việc bảo hộ quyền SHTT liên quan đến tri thức trong y học cổ truyền, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện. Cụ thể, cơ quan này chịu trách nhiệm tổ chức việc “bảo hộ quyền SHTT có liên quan đến các bài thuốc y học cổ truyền, các phương pháp khám và điều trị bằng y học cổ truyền” (Khoản 5 Điều 1 Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ).

Để xác lập quyền đối với sáng chế và nhận được sự bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền, trước tiên cần đăng ký để được cơ quan có thẩm quyền cấp VBBH. Năm 2020 Cục SHTT đã tiếp nhận 8368 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, tăng khoảng 3,1% so với năm 2019. Số lượng đơn đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích được kết thúc thẩm định nội dung (từ chối hoặc cấp bằng) là 7155 đơn (tăng khoảng 16,1% so với năm 2019). Đặc biệt, số văn bằng bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích được cấp năm 2020 tăng 57,3% so với năm

2019. Trong giai đoạn thẩm định hình thức, có 7842 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được chấp nhận đơn hợp lệ (tăng khoảng 7,15% so với năm 2019). Có tổng số 450 yêu cầu sửa đổi/chuyển giao đơn đăng ký sáng chế được ghi nhận (tăng 59% so với cùng kỳ năm 2019).60

Từ năm 1991 đến cuối năm 2021, Cục SHTT nhận 427 đơn đăng ký sáng chế có liên quan đến thuốc có nguồn gốc dược liệu, trong đó đã cấp một số patent, một số đã hết hiệu lực bảo hộ, một số đang trong giai đoạn thẩm định, một số bị từ chối cấp patent. Đơn được nộp nhiều nhất bởi các chủ đơn mang quốc tịch: Việt Nam (197), Nhật Bản (66), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (31), Hoa Kỳ (29), còn lại của Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Indonesia, Malaysia, Anh, New Zealand, Đài Loan.61 So sánh với số lượng đơn được nộp trong khoảng thời gian từ 1998-2012 là 69 đơn, có thể thấy những điểm như sau:

- Số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế đối với thuốc từ dược liệu đã có sự gia tăng khá lớn. Đặc biệt, nhu cầu và nhận thức về việc bảo vệ quyền đối với sáng chế của các tổ chức và cá nhân trong nước đã có sự gia tăng đáng kể.

- Sau Việt Nam, các chủ đơn có số lượng đơn nộp nhiều nhất luôn là các chủ thể mang quốc tịch Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Hàn Quốc, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 2012-2021 số lượng chủ đơn từ Nhật Bản tăng vọt. Như vậy, có thể thấy công nghiệp thuốc từ dược liệu Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản. Nhật Bản đang tận dụng rất tốt những điều ước quốc tế mà họ đã ký kết, và cũng là thị trường có mối liên hệ chặt chẽ nhất với doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP.62 Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng đồng thời là thách thức cạnh tranh đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc từ dược liệu trong nước.

- Các loại thuốc từ dược liệu trên đây bao gồm thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, qua việc xem xét phần mô tả sáng chế, có thể thấy phần lớn các đơn đăng ký chưa bộc lộ nguồn gốc

60 Cục SHTT (2021), Báo cáo thường niên hoạt động SHTT 2020, Nhà xuất bản Thanh niên, tr.24. 61 Theo thống kê từ http://wipopublish.noip.gov.vn/wopublish-search/public/patents?29, truy cập ngày 08/6/2021.

62 Hà Anh (2021), “Nhìn lại hai năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp”,

https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/nhin-lai-hai-nam-thuc-thi-cptpp-tu-goc-nhin-doanh-nghiep- 579461.html, truy cập ngày 28/5/2021.

tri thức truyền thống, ngay cả khi các đặc điểm mô tả trong đơn đăng ký có nhiều dấu hiệu giống với thuốc cổ truyền đã được biết đến rộng rãi. Có thể điều này xuất phát từ việc các chủ đơn sáng chế e ngại việc bộc lộ sẽ dễ làm cho giải pháp bị mất tính mới, trình độ sáng tạo và làm giảm khả năng được cấp VBBH.

Tóm lại, việc bảo hộ sáng chế đối với thuốc cổ truyền ở Việt Nam trong những năm gần đây đang có sự gia tăng về số lượng đơn và số patent được cấp, đặc biệt là cho các chủ thể trong nước. Sự triển khai hoạt động của cổng điện tử đăng ký sáng chế - Bộ phận Một cửa tại Cục SHTT là một nhân tố đóng góp tích cực cho sự tiến triển này. Tuy nhiên, tính trên góc độ tiềm năng khai thác mà lĩnh vực này mang lại thì tỉ lệ đăng ký bảo hộ trên vẫn còn thấp. Việc áp dụng thực tiễn sáng chế vẫn còn tùy thuộc vào năng lực khai thác của các chủ thể đăng ký bảo hộ.

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế đối với thuốc cổ truyền theo pháp luật của một số quốc gia – bài học cho việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)