Giao kết hợp đồng bằng lời nói

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 25 - 27)

Thông thường việc giao kết hợp đồng bằng lời nói thường áp dụng khi các bên

36 Đỗ Văn Đại (2006), tldd (19), tr.220.

37 Khoản 2 Điều 400 BLDS năm 2015.

21

gặp nhau trực tiếp hoặc được thực hiện qua cuộc gọi điện thoại, các phương tiện truyền tin trực tuyến. Theo khoản 3 Điều 400 BLDS năm 2015 “thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng.” Căn cứ vào Điều 398 BLDS năm 2015 quy định nội dung của hợp đồng, theo đó hợp đồng có thể có các nội dung như đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. BLDS năm 2015 không cho biết khi nào các bên được xem là thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng. Do đó, có thể gây nhầm lẫn vì nó có thể được hiểu theo hai cách dưới đây: (1) Là thời điểm các bên thỏa thuận với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng như đối tượng hợp đồng, giá cả, số lượng, ... hoặc (2) Thời điểm hai bên thỏa thuận chi tiết toàn bộ nội dung của hợp đồng. Ví dụ: ngày 01 tháng 5 A bán cho B chiếc xe máy với giá 20 triệu đồng, hai bên đã thỏa thuận về địa điểm, thời gian giao nhận hàng. Ngày 05 tháng 5 B gọi lại cho A hỏi chi tiết về phương thức thanh toán và cách thức vận chuyển xe. Thời điểm hợp đồng được giao kết là ngày 01 tháng 5 khi các bên đã đạt được sự thống nhất các nội dung cơ bản hay ngày 05 tháng 5 là ngày các bên thỏa thuận xong chi tiết nội dung. Về nguyên tắc nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên và trong đó có một số nội dung các bên chưa thỏa thuận chi tiết về nội dung của hợp đồng thì có thể dựa vào tập quán để xác định nội dung của hợp đồng. Từ đó, khi các bên chưa nói cụ thể về nội dung của hợp đồng và các nội dung này đã được pháp luật quy định hay có tập quán điều chỉnh thì coi như hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đã thỏa thuận nội dung cơ bản của hợp đồng chứ không phải vào thời điểm các bên thỏa thuận chi tiết về nội dung thực hiện hợp đồng.39 Ví dụ tại khoản 2 Điều 433 BLDS năm 2015 cho phép xác định phương thức thanh toán trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Mặt khác, đối với trường hợp các bên giao kết hợp đồng nhưng không thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng thì BLDS năm 2015 chưa quy định về vấn đề này. Ví dụ hợp đồng mua bán nhưng các bên không thỏa thuận về giá cả, thời hạn giao nhận hàng, chất lượng hàng hóa. Trước đây BLDS 1995 và pháp lệnh

39 Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng và Bản án, bình luận bản án, tập 1, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt

22

hợp đồng kinh tế 1989 quy định hợp đồng có (ba) 03 loại điều khoản chính: điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ và điều khoản tuỳ nghi. Theo đó nếu hợp đồng thiếu những điều khoản chủ yếu thì hợp đồng đó không thể giao kết được. Tuy nhiên BLDS năm 2015 đã bỏ đi quy định này. Xét thấy nếu hợp đồng thiếu những điều khoản chủ yếu thì hợp đồng đó vẫn được xem là hợp đồng đã giao kết và có thể có hiệu lực vì không thuộc các trường hợp vô hiệu được liệt kê trong BLDS năm 2015 nhưng về thực tế thì hợp đồng đó không thể thực hiện do thiếu các điều khoản chủ yếu. Chính vì thế, luật cho phép các bên có thể thỏa thuận lại về những điều khoản chủ yếu đó bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc nếu trong trường hợp các bên không thỏa thuận bổ sung mà luật có quy định thì sẽ áp dụng quy định của luật để xác định nội dung của điều khoản chủ yếu của hợp đồng đó. Ví dụ khoản 3 Điều 432 BLDS năm 2015 quy định “khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.” Hoặc tại khoản 2 Điều 333 BLDS năm 2015 quy định “trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.”

Tóm lại, trong trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói, các bên trong quan hệ hợp đồng không có nhiều thời gian suy nghĩ về việc giao kết hợp đồng mà phải trả lời ngay là có đồng ý hay không. Cho nên việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này khá dễ dàng, đó chính là thời điểm các bên hoàn toàn nhất chí với nhau các nội dung cơ bản của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)