Giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 57 - 97)

2.3.1. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể đồng bằng hành vi hành động cụ thể

Trong thực tế cho thấy hợp đồng được giao kết bằng hành vi cụ thể được diễn ra thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. BLDS năm 2015 cũng thừa nhận hành vi là một hình thức của hợp đồng. Ví dụ: ngày 01 tháng 5 A gửi đơn đặt hàng cho B về việc mua 1000 bao xi măng với giá 1.000.000 đồng/bao. Theo đó, bên bán phải vận chuyển xi măng đến kho của A được nêu trong đơn đặt hàng trong vòng 03 đến 05 ngày kể từ ngày đặt hàng. Sau khi đơn biết được đơn đặt hàng của A, B không phản hồi bất kỳ gì về đơn đặt hàng, ngày 04 tháng 5 B gửi thông báo giao hàng cho A và cho người vận chuyển 1000 bao xi măng đến kho của A theo đúng điều kiện của đơn đặt hàng nêu ra. Tuy nhiên, A đổi ý vì tìm được nguồn cung cấp xi măng rẻ hơn nên từ chối nhận hàng từ B. Câu hỏi đặt ra là hợp đồng giữa các bên đã được giao kết chưa? Nếu đã được giao kết thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm nào? B có quyền yều cầu A nhận hàng? Căn cứ vào khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015 để được xem là đề nghị giao kết hợp đồng thì bản thân đề nghị đó phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và (ii) Chịu sự ràng buộc này đối

53

với bên được đề nghị; (iii) Lời đề nghị đó phải gửi đến đối tượng xác định hoặc tới công chúng (có thể bao gồm cá nhân và pháp nhân). Chỉ khi đáp ứng đủ các điều trên thì được xem là lời đề nghị giao kết hợp đồng khi đó bên đưa ra lời đề nghị mới phải chịu sự ràng buộc với chính lời đề nghị mình đã đưa ra. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên thì chỉ được xem là đề nghị thương lượng, nếu đã được xem là đề nghị thương lượng thì chủ thể đưa ra lời đề nghị thương lượng không chịu sự ràng buộc với chính lời đề nghị đó. Việc xác định được mong muốn, ý định giao kết hợp đồng và sự ràng buộc của chủ thể được thể hiện qua các thông tin được nêu trong lời đề nghị như thông tin về bên đưa ra đề nghị, giá cả, chất lượng, địa điểm, quyền và nghĩa vụ của các bên. BLDS năm 2015 không quy định các nội dung cụ thể mà lời đề nghị giao kết hợp đồng cần phải thể hiện điều này có thể dẫn tới việc gây nhầm lẫn giữa đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị thương lượng.84 So với CISG, cụ thể tại khoản 1 Điều 14 CISG quy định “một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.” Theo CISG thì lời đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung về hàng hóa, ấn định số lượng, giá cả hàng hóa có thể nêu rõ một cách trực tiếp trong thư đề nghị hoặc thông qua phương thức gián tiếp để xác định các nội dung trên. Với quy định này của CISG có thể dễ dàng xác định được đâu được coi là đề nghị giao kết hợp đồng hoặc đề nghị thương lượng. Trong tình huống trên có những căn cứ để xác định đây được coi là đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các nội dung cụ thể như thông tin của bên đề nghị, số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm giao hàng và thời gian giao hàng… Với những nội dung này đã thể hiện rõ ý định, mong muốn giao kết hợp đồng với bên B. Mặt khác, điều kiện để bên đề nghị giao kết phải chịu sự ràng buộc do chính mình đưa ra đòi hỏi đề nghị đó phải có hiệu lực pháp lý. Thời điểm mà đề nghị đó có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Trừ trường hợp bên đề nghị ấn định thời gian có hiệu lực hoặc luật liên quan có quy định khác.85

Tại Điều 388 BLDS năm 2015 đã cho phép bên đề nghị được quyền ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng. Quy định này có phần mới và khác biệt

84 Nguyễn Thị Diễm Hường và Hoàng Như Thái (2018), “Đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Công thương, Số 7/2018, tr.58.

54

hơn so với CISG. Theo CISG thì thời điểm mà đề nghị giao kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có hiệu lực trong một trường hợp duy nhất đó là kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.86 Kể từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì bên đề nghị không được quyền tự do thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng mà phải kèm theo những điều kiện khác. Sau khi đề nghị giao kết có hiệu lực pháp luật thì bên được đề nghị phải chịu sự ràng buộc trong khoảng thời gian được ấn định trong lời đề nghị giao kết hợp đồng. với quy định này thì trong tình huống trên bên đề nghị giao kết (tức bên A) đã ấn định thời gian chịu sự ràng buộc là trong vòng 03 đến 05 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.87 Trong khoảng thời gian đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, nếu bên đề nghị mong muốn giao kết hợp đồng thì phải trả lời chấp nhận trong khoảng thời gian mà bên đề nghị nêu ra. Việc bên được đề nghị trả lời sau khoảng thời gian này được xem là lời đề nghị mới. Trừ trường hợp thông báo chấp nhận đến chậm vì lí do khách quan.88 Việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được thể hiện dưới nhiều hình thức bằng văn bản, lời nói, hành vi hành động cụ thể hoặc trong một số trường hợp im lặng cũng được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng và phải chấp nhận toàn bộ nội dung được nêu trong thư đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó việc B giao hàng trong khoản thời gian mà bên được đề nghị ấn định và theo đúng nội dung trong đơn đặt hàng nêu ra được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể. Tuy nhiên đối với quy định tại Điều 400 BLDS năm 2015 không dự liệu về việc chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể thì thời điểm hợp đồng được giao kết là khi nào? Điều này có thể gây ra nhiều khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tế liên quan đến việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể vì thiếu căn cứ pháp lý cần thiết. Đây là một thiếu sót của Điểu 400 BLDS năm 2015. Giả sử trong tình huống trên nếu áp dụng các quy định của PICC thì theo khoản 2 Điều 2.1.6 PICC việc chấp nhận có thể được thực hiện bằng hành vi cụ thể và thời điểm hợp đồng được giao kết là kể từ thời điểm dấu hiệu chấp nhận đến được với bên được đề nghị. “Dấu hiệu” ở đây có thể là bất kỳ hành động của bên chấp nhận có thể được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói hoặc bằng văn bản cho phép bên đề nghị có thể suy đoán được

86 Khoản 1 Điều 15 CISG.

87 Khoản 2 Điều 386 BLDS năm 2015.

55

bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Tại thời điểm này hợp đồng đã được hình thành. Trong tình huống trên thì dấu hiệu chấp nhận để cho phép bên được đề nghị suy đoán hợp đồng đã được giao kết là việc B gửi thông báo về việc thực hiện hành vi và giao hàng đến kho của A theo đúng nội dung đã được đưa ra trong đơn đặt hàng. Thời điểm hợp đồng được giao kết là kể từ khi A nhận được thông báo giao hàng từ B và khi hợp đồng đã được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý thì A có quyền yêu cầu B phải tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho B. Ngoài ra PICC còn dự liệu thêm một khả năng khác đó là trong trường hợp tại khoản 3 Điều 2.1.6 PICC là nếu theo đề nghị giao kết hợp đồng, các thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc theo tập quán, bên được đề nghị có thể chỉ ra là mình đã chấp nhận giao kết hợp đồng bằng việc thực hiện một hành vi mà không cần thông báo cho bên đề nghị biết, việc chấp nhận có hiệu lực khi hành vi đó được hoàn thành. Hoặc tại CISG thì việc chấp nhận giao kết hợp đồng về cơ bản phải được thông báo cho bên đề nghị. Theo đó chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực từ khi bên chào hàng nhận được chấp nhận không phân biệt hình thức chấp nhận được thể hiện dưới hình nào.89 Tuy nhiên CISG vẫn thừa nhận trường hợp ngoại lệ theo đó bên được đề nghị có thể thực hiện hành vi chấp nhận giao kết hợp đồng mà không thông báo cho bên đề nghị thì việc chấp nhận đó vẫn có hiệu lực pháp lý. Theo đó tại khoản 3 Điều 18 CISG quy định “tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.” Theo đó CISG để được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể có hiệu lực trong trường hợp này phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Do hiệu lực của chào hàng hoặc các bên đã tồn tại thực tiễn đã có giữa hai bên hoặc theo tập quán; (ii) Người được chào hàng thực hiện hành vi chấp nhận giao kết hợp đồng liên quan đến việc gửi hàng hay thanh toán; (iii) Hành vi đó phải được thực hiện trong khoảng thời gian mà bên đề nghị ấn định. Chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể mới có hiệu lực pháp lý.

56

Ngoài ra, BLDS năm 2015 còn ngầm thừa nhận một số trường hợp chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể bằng hành vi giao tài sản qua các hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản.90 Ví dụ: ngày 01 tháng 5 A gửi tin nhắn đề nghị B cho A mượn chiếc xe hơi 4 chỗ của B để đi du lịch và hẹn ngày 03 tháng 5 sẽ trả lại B. cùng ngày nhận được tin nhắn B đọc và không có phản hồi gì. Ngay sau đó A đến nhà B, B chạy xe đưa cho A mượn. Hành vi lấy xe của B giao cho A được xem là hành vi chấp nhận giao kết hợp đồng theo quy định Điều 496 BLDS năm 2015.

Tác giả nhận thấy, hợp đồng mặc dù được thiết lập dưới hình thức nào đi chăng nữa về cơ bản đều sẽ được thực hiện thông qua một trong hai phương thức giao kết là giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp. Có thể xác định thời điểm hợp đồng được giao kết bằng hành vi cụ thể dựa vào phương thức giao kết mà các bên xác lập. Về nguyên tắc hợp đồng là sự gặp gỡ ý chí chung, các bên có thể trao đổi, thỏa thuận nội dung hợp đồng dưới hình thức và phương thức khác nhau nhưng về cơ bản thì việc chấp nhận giao kết hợp đồng phải được thông tin cho bên đề nghị theo đúng với tinh thần của học thuyết tiếp nhận mà BLDS năm 2015 đang quy định, trừ trường hợp bên đề nghị biết được chấp nhận từ trước do các bên có thỏa thuận hoặc thói quen được xác lập. Có hai (02) phương án được lựa chọn là cơ sở để xác định thời điểm hợp đồng được giao kết bằng hành vi hành động cụ thể (i) Thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi chấp nhận hoặc (ii) Thời điểm bên được đề nghị thực hiện xong hành vi chấp nhận. Việc xác định thời điểm nào thì phụ thuộc vào phương thức trả lời chấp nhận. Nếu các bên giao kết hợp đồng thông qua phương thức trực tiếp, các bên trả lời ngay thì thời điểm hợp đồng giao kết là kể từ thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi chấp nhận. Tại thời điểm này bên đề nghị có thể xác định được hành vi chấp nhận của bên được đề nghị và thời điểm hợp đồng được giao kết. Ví dụ: hợp đồng gửi giữ xe thời điểm hợp đồng được giao kết kể từ khi bên được đề nghị ghi biển số xe của bên đề nghị hoặc kể từ thời điểm bên được đề nghị đưa thẻ xe cho bên đề nghị giao kết. Mặt khác, nếu hợp đồng được giao kết bằng hành vi hành động cụ thể nhưng thông qua phương thức giao kết gián tiếp, tức bên đề nghị cho phép bên được đề nghị trả lời sau một khoảng thời gian thì trong trường hợp này việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng phụ thuộc vào các yếu tố như thông báo của bên chấp nhận, sự thỏa thuận, thói quen đã được các bên xác lập từ trước. Theo đó

57

nếu trước khi thực hiện hành vi chấp nhận mà bên được đề nghị thông báo về việc thực hiện hành vi chấp nhận hoặc giữa các bên có tồn tại thói quen được xác lập từ trước thì thời điểm hợp đồng được giao kết kể từ khi bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi. Ngược lại, nếu bên đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể nhưng không thông báo về việc thực hiện hành vi và giữa các bên không có tồn tại thói quen được xác lập trước đó thì thời điểm hợp đồng được giao kết kể từ khi bên được đề nghị hoàn thành xong hành vi đó.

2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện

Tại Điều 400 BLDS năm 2015 chưa dự liệu thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể mặc dù thực tế việc giao kết này rất xảy ra thường xuyên và phổ biến. Chính vì vậy đã gây ra nhiều vướng mắc, bỏ ngỏ cho tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự. Theo quan điểm một tác giả về việc kiến nghị hoàn thiện về việc bổ sung quy định thời điểm giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể như sau:

4. Trong trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên được đề nghị bắt đầu thực hiện hành vi đó. Trường hợp giao kết với người ở xa, thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo của bên được đề nghị về việc bắt đầu thực hiện hành vi cụ thể đó.

Nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận bằng việc thực hiện một công việc cụ

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 57 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)