Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng bằng

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 40 - 50)

2.1.1. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản đồng bằng văn bản đồng bằng văn bản

Theo quy định tại khoản 4 Điều 400 BLDS năm 2015 quy định “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.” Tuy nhiên trên thực tế, với quy định này của BLDS năm 2015 việc xác định thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay thể hiện hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản chỉ đúng với trường hợp các bên gặp gỡ giao kết trực tiếp. Còn đối với trường hợp các bên trong hợp đồng giao kết gián tiếp, một bên cho phép bên còn lại trả lời sau một khoảng thời gian, các bên sử dụng nhiều hình thức khác nhau để giao kết hợp đồng hoặc thậm chí có nhiều trường hợp hợp đồng được giao kết mà chỉ có một bên thể hiện sự chấp nhận trên văn bản đó mà bên còn lại không thể hiện thì việc xác định thời điểm hợp đồng được giao kết theo quy định BLDS năm 2015 trong trường hợp này còn gặp nhiều bất cập và mâu thuẫn.

Như đã phân tích ở Chương 1, hợp đồng về cơ bản được thực hiện thông qua 02 (hai) phương thức là phương thức giao kết trực tiếp và phương thức giao kết gián tiếp. Theo một tác giả “giao kết trực tiếp là việc các bên tiến hành giao kết hợp đồng bằng cách gặp gỡ “mặt đối mặt” hoặc bằng các phương tiện truyền tin tương tác trực tuyến qua trao đổi trực tiếp bằng lời nói để đi đến sự đồng thuận, cùng nhau xác lập ngay tại thời điểm đó. Mặt khác, giao kết hợp đồng gián tiếp được hiểu là việc các bên tham gia hợp đồng không trực tiếp gặp gỡ để đàm phán về nội dung của hợp đồng mà chỉ là trao đổi thông tin qua các phương tiện thông tin, liên lạc để thỏa

36

thuận về việc xác lập hợp đồng, và sau một khoảng thời gian nhất định thông tin vể nội dung hợp đồng mới được truyển tải tới bên kia.”63Vì vậy đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thông qua phương thức trực tiếp thì các bên trong quan hệ hợp đồng và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dễ dàng xác định được hợp đồng được giao kết khi nào? Theo đó thời điểm hợp đồng được giao kết trong trường hợp này là kể thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay thể hiện hình thức chấp nhận khác trên văn bản.64 Tuy nhiên đối với hợp đồng được giao kết theo phương thức gián tiếp việc xác định thời điểm hợp đồng được giao kết về cơ bản còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Vì trên thực tế hợp đồng có thể được giao kết bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua phương tiện điện tử hoặc việc bàn bạc, giao kết hợp đồng được thực hiện tại văn phòng công chứng có sự chứng kiến của công chứng viên…65 BLDS năm 2015 không cấm các bên trong quan hệ hợp đồng phải sử dụng một hình thức thống nhất trong suốt quá trình giao kết hợp đồng. Do đó các bên trong quá trình đàm phán, thương lượng hợp đồng có thể sử dụng các hình thức khác nhau để thể hiện ý chí của mình ra bên ngoài. Ví dụ: ngày 1 tháng 5 A gửi đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản cho B về việc mua 1000 bao xi măng từ B, ngày 2 tháng 5 B nhận được thư đề nghị của A và tiến hành giao hàng cho B theo những nội dung mà A đã nêu trong thư đề nghị tới địa điểm của A đã được chỉ định trong thư đề nghị. Trong ví dụ trên các bên đã sử dụng đồng thời 02 hình thức khác nhau như bằng văn bản và bằng hành vi hành động cụ thể để giao kết thời điểm giao kết hợp đồng vậy thời điểm giao kết hợp đồng được xác định dựa vào hình thức văn bản mà bên đề nghị gửi cho bên được đề nghị hay được xác định căn cứ vào hình thức chấp nhận của bên đề nghị? Hoặc trong một số trường hợp một bên cấp cho bên kia một văn bản để xác nhận giao kết hợp đồng, và trong bản xác nhận giao kết hợp đồng đó chỉ có chữ ký hoặc các hình thức xác nhận đơn phương của bên đưa ra văn bản đó. Ví dụ: ngày 30 tháng 5 A và B đã xác lập hợp đồng vay với nhau được thực hiện thông qua lời nói trao đổi trực tiếp, theo đó A đã cho B vay số tiền 50.000.000 đồng với lãi suất 0%, thời gian vay là 1 năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập. Sau khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, do làm ăn thua lỗ nên B không có khả năng thanh toán số tiền mà mình đang nợ A. Do đó B đã đề nghị A cho B được gia hạn thêm 1 năm để B có thời gian kiếm tiền trả cho A. Vì là anh em trong nhà, xét thấy tình hình của B cũng khó khăn và thời gian trước B

63 Lê Minh Hùng (2013) (chủ biên), tlđd (2), tr.55-56.

64 Khoản 4 Điều 400 BLDS năm 2015.

37

đã giúp A phụ giúp cho gia đình nên A quyết định xóa nợ, miễn thực hiện nghĩa vụ cho B. Theo đó, A lập giấy xóa nợ cho B và trong nội dung có nêu “A miễn cho B thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền 50.000.000 đồng cho B” và A đã ký vào giấy xóa nợ và giao cho B. Trong ví dụ này theo khoản 4 Điều 400 BLDS năm 2015 đối với với hợp đồng được giao kết dưới hình thức bằng văn bản thì thời điểm hợp đồng được giao kết là kể từ khi bên sau cùng ký hoặc thể hiện hình thức chấp nhận khác vào văn bản. Tuy nhiên trên thực tế lại không có việc bên sau cùng ký vào văn bản mà thực hiện hình thức chấp nhận khác. Với quy định này của BLDS năm 2015 không có cơ sở để xác định được thời điểm hợp đồng giao kết trong trường hợp này.

Thực tiễn xét xử, tòa án đã gặp nhiều lúng túng và có hướng xét xử khác nhau giữa các cấp tòa án trong trường hợp các bên đã sử dụng đồng thời nhiều hình thức và phương thức khác nhau để giao kết hợp đồng. Theo đó có tòa theo quan điểm căn cứ vào hình thức hợp đồng để xác định thời điểm hợp đồng được giao kết. Mặt khác có tòa lại căn cứ vào phương thức giao kết và hình thức trả lời chấp nhận để xác định thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế hai (02) thời điểm này là khác nhau. Điều này dẫn tới việc xét xử thiếu đồng nhất về việc xác định thời điểm hợp đồng được giao kết giữa các cấp tòa án ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Điển hình là Quyết định giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT ngày 8 tháng 12 năm 2005 của HĐTP-TANDTC về vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bảo trì trạm biến áp” (xem phụ lục số 1).

Tóm tắt vụ án:

Nguyên đơn Công ty SEECOM và bị đơn Công ty LOTECO, ngày 22 tháng 4 năm 2003 Công ty SEECOM cung cấp 04 đồng hồ đo điện vạn năng cho Công ty LOTECO, tổng giá trị theo đơn đặt hàng là 6.006 USD tương đương 92.942.850 VNĐ. Theo đó bên bán đã fax cho bên mua một văn bản chào bán bốn (04) chiếc đồng hồ đo điện vạn năng. Tổng giám đốc của bên mua đã ký tên chấp nhận trực tiếp lên bản fax nhưng không đóng dấu của công ty. Cùng ngày ký hợp đồng, bên bán Công ty SEECOM đã giao hàng cho bên mua Công ty LOTECO và bên mua đã nhận hàng. Sau đó, bên mua đã gửi cho bên bán văn bản với nội dung “hàng có giá trị quá cao so với giá trị thị trường tại cùng thời điểm, công ty LOTECO đã tính lại giá của 4 đồng hộ đo điện vạn năng và yêu cầu bên bán điều chỉnh giá.” Nguyên đơn cho rằng, bị đơn đã ký vào thư chào hàng và đã nhận hàng trên thực tế vào ngày 22 tháng 4 năm 2003 nên hợp đồng đã được giao kết và có hiệu lực ràng buộc bởi các bên. Tòa

38

án cấp sơ thẩm xét xử theo hướng hợp đồng đã được giao kết và buộc công ty LOTECO có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại cho nguyên đơn. Sau đó, phía bị đơn kháng cáo tòa án phúc thẩm xét xử theo hướng hợp đồng chưa được giao kết, vì cho rằng bên mua mới chỉ là bên đề nghị giao kết hợp đồng chứ chưa phải là bên chấp nhận giao kết hợp đồng và buộc nguyên đơn nhận lại bốn (04) đồng hồ đo điện vạn năng. Việc bên mua có yêu cầu điều chỉnh giá được xem là sửa đổi thư chào hàng nên phải xem là đề nghị mới. Tại quyết định giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT ngày 8 tháng 12 năm 2005 của HĐTP-TANDTC cho rằng hợp đồng đã được giao kết, đồng ý với quan điểm của cấp sơ thẩm, nên đã hủy bản án số số 03/KTPT ngày 17/01/2005 của toà phúc thẩm – TANDTC tại Tp. Hồ Chí Minh.

Quan điểm tác giả:

Vấn đề tranh chấp chủ yếu trong vụ án trên là hợp đồng mua bán bốn (04) đồng hồ đo điện vạn năng đã được xác lập hay chưa? Và nếu đã được xác lập thì thời điểm hợp đồng được xác lập là khi nào? Giữa nguyên đơn, bị đơn và các cấp xét xử có hướng xét xử khác nhau về sự tồn tại của quan hệ hợp đồng. Theo đó, bị đơn và cấp xét xử phúc thẩm cho rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng trong vụ này là bên mua và hợp đồng chưa được xác lập. Bởi vì, việc bên mua gửi cho bên bán bản fax báo giá chỉ có chữ ký của tổng giám đốc nhưng chưa được đóng dấu của công ty thì chưa phải là một chấp nhận đề nghị và đây cũng chưa phải là một đề nghị giao kết hợp đồng. Sau đó, bên bán không trả lời mà tự ý mang máy đến giao cho bên mua. Tuy bên mua đã nhận máy, nhưng sau đó bên mua đã gửi văn bản đề nghị bên bán giảm giá. Đây chưa phải là chấp nhận giao kết mà chỉ là một đề nghị mới. Do vậy, hợp đồng chưa được xem là đã giao kết. Mặt khác, nguyên đơn và tòa cấp sơ thẩm, quyết định giám đốc thẩm của TANDTC lại cho rằng hợp đồng đã được giao kết hợp pháp, theo đó bản fax của bị đơn đồng ý của bị đơn được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng.

Sự mâu thuẫn giữa các đương sự và cấp xét xử chủ yếu xuất phát từ vấn đề bản fax của nguyên đơn gửi cho bị đơn có được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng hay chỉ là thư chào hàng, lời mời đề nghị thương lượng? Theo đó, nếu bàn fax được xác định là một đề nghị giao kết hợp đồng thì việc bị đơn gửi bản fax có kèm theo chữ ký của công ty được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, lúc này hợp đồng đã được xác lập các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những nội dung được ghi nhận trong hợp đồng. Còn nếu bản fax của nguyên đơn gửi cho bị đơn chỉ được xác

39

định là một lời đề nghị thương lượng, thì sau khi bị đơn gửi bản fax có chữ ký của tổng giám đốc chỉ mới được xem là đề nghị giao kết hợp đồng. Quan hệ hợp đồng giữa các bên chưa được xác lập. Tuy nhiên, tòa án các cấp chưa làm rõ tính pháp lý của bản fax mà nguyên đơn gửi cho bị đơn. Điều này dẫn tới hướng xét xử của các cấp tòa án khác nhau, không có sự thống nhất. Hoặc quyết định giám đốc thẩm số 47/2016/KDTM-GĐT ngày 29/8/2016 của Tòa án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết về việc “tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” (xem phụ lục số 2). Theo đó ngày 20-12-2011, Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai (bị đơn) gửi cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Huada Furniture Việt Nam (nguyên đơn) bản báo giá chi tiết về bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt. Ngay trong ngày, phía nguyên đơn đã đồng ý bảng báo giá và fax lại cho bị đơn. Ngày 26/12/2011, PJCO Đồng Nai đã phát hành bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh số 11/DN/TSKT/3130/16. Sau ngày xảy ra vụ cháy, Huada Furniture đã thanh toán toàn bộ phí bảo hiểm vào tài khoản cho PJICO, đồng thời ký tên và đóng dấu vào hợp đồng bảo hiểm gửi cho PJICO. Phía nguyên đơn và tòa án phúc thẩm, cho rằng hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết kể từ thời điểm nguyên đơn nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng. Mặt khác, bị đơn và toà án sơ thẩm cho rằng hợp đồng chưa được giao kết do tại thời điểm xảy ra cháy nổ phía nguyên đơn chưa ký vào hợp đồng, do đó hợp đồng chưa được xác lập. Tại quyết định giám đốc thẩm của Tòa án Nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đồng ý theo hướng xét xử của tòa án cấp phúc thẩm nên tuyên giữ nguyên bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai. Đối với tranh chấp này, tòa án khi xét xử không làm rõ giá trị pháp lý bản fax mà bị đơn gửi cho nguyên đơn. Theo khoản 15 Điều 3 Luật Thương Mại năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2017, 2019) quy định “các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.” Theo đó, fax được xem hình thức có giá trị tương tương với văn bản, độc lập với hình thức thông điệp dữ liệu tức không phải là một trong những hình thức thuộc dạng thông điệp dữ liệu. Quy định này của Luật Thương mại năm 2005 có phần mâu thuẫn so với Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cụ thể tại Điều 10 Luật Giao dịch điện tử quy định “thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.” Với quy định này đã có sự mâu thuẫn chồng chéo giữa Luật Thương mại và Luật Giao dịch điện tử về hình thức của bản fax. Do đó, nếu tòa án xác định bản fax được xem là hình thức văn bản thì thời điểm hợp đồng được giao kết kể từ khi bên

40

sau cùng ký vào văn bản.66 Mặt khác, nếu tòa án xác định fax được xem là dưới dạng thông điệp dữ liệu thì việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo nguyên tắc chung giao kết hợp đồng với những người vắng mặt là kể từ thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng.67 Tác giả cho rằng nên xác định bản fax là một trong những hình thức của thông điệp dữ liệu. Xét thấy một trong những nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có sự chồng chéo mâu thuẫn nhau đó là nếu có sự mâu thuẫn giữa luật chung và luật chuyên ngành tức có sự mâu thuẫn giữa Luật Thương mại và Luật Giao dịch điện tử, thì phải ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành là Luật Giao dịch điện tử để giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy tác giả cho rằng hợp đồng giữa Công ty bảo hiểm Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai và Công ty trách nhiệm hữu hạn Huada Furniture Việt Nam được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và việc xác định thời điểm hợp đồng phải căn cứ dựa vào nguyên tắc chung tại khoản 1 Điều 404 BLDS năm 2005 (nay là khoản 1 Điều 400 BLDS năm 2015) giao kết hợp đồng giữa những người vắng mặt với nhau. Hợp đồng được giao kết là kể từ khi bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT ngày 8 tháng 12 năm 2005 của HĐTP-TANDTC đã theo hướng hợp đồng cung cấp 04 điện máy đo điện vạn

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)