Thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập hợp đồng vì đây là thời điểm xác định các bên có sự gặp gỡ, thống nhất ý chí chung. Đồng thời đây còn là cơ sở để xác định một số vấn đề có liên quan khác và có thể làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng tại thời điểm giao kết cụ thể như sau:
- Thời điểm giao kết hợp đồng là cơ sở để xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Theo khoản 1 Điều 400 BLDS năm 2015 “hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Do đó nếu các bên không có thỏa thuận hoặc luật không có quy định khác thì thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm hợp đồng được giao kết, kể từ thời điểm này các bên trong quan hệ hợp đồng không được làm khác đi mà phải tuân theo các cam kết trong hợp đồng đây cũng là thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Thời điểm giao kết hợp đồng là cơ sở để xác định thời điểm chọn luật áp dụng khi có xảy ra tranh chấp. Trừ những thỏa thuận liên quan đến lợi ích chung, trật tự công cộng, do ảnh hưởng của nguyên tắc hiệu lực bất hồi tố trong việc áp dụng pháp luật dân sự cho nên khi các tranh chấp xảy ra liên quan về việc xác định hiệu lực pháp luật thì văn bản pháp luật điểu chỉnh liên quan đến việc xác lập và thực hiện hợp đồng sẽ căn cứ vào luật đang có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết.57
Ngoài ra, bởi lẽ hợp đồng là thỏa thuận của các bên nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mong đợi. Nếu áp dụng những quy định được thiết lập sau ngày các bên ký kết hợp đồng sẽ làm đảo lộn những dự tín của các bên và làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp mà họ mong đợi từ hợp đồng. Nói cách khác để đảm bảo lợi ích hợp pháp mà các bên mong đợi từ hợp đồng, nếu không có quy định cụ thể phải áp dụng luật mới, thì không nên áp dụng những quy định được thiết lập sau khi hợp đồng được giao kết và cần phải áp dụng các quy định có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được xác lập.58
- Thời điểm giao kết hợp đồng là cơ sở xác định năng lực chủ thể của các bên
57 Nguyễn Ngọc Hiếu (2015), Thời điểm giao kết hợp đồng dân sựtheo quy định của BLDS 2005, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.15.
58 Đỗ Văn Đại (2009), “Thời điểm giao kết hợp đồng và vấn đề xung đột pháp luật trong thời gian”, kỷ yếu hội thảo khoa học Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của BLDS 2005, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05/12/2009, tr.31.
33
tham gia quan hệ hợp đồng. Một trong những điều kiện để hợp đồng đó có hiệu lực là chủ thể tham gia phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập.59 Mà theo đó hợp đồng được xác lập kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết tức là kể từ khi hai bên có sự gặp gỡ thống nhất ý chí chung. Ví dụ đối với người chưa thành niên thì không được xác lập các giao dịch liên quan đến bất động sản mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và ngày để xác định chủ thể giao kết hợp đồng được xem là người chưa thành niên được tính từ ngày hợp đồng được giao kết. Hoặc trong trường hợp một trong các bên bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành thì phải xác định được tại thời điểm giao kết hợp đồng thì chủ thể xác lập có rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức và chủ hành vi hay không. Nếu xảy ra sau khi hợp đồng được xác lập thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và các bên vẫn chịu sự ràng buộc của hợp đồng trừ trường hợp nội dung hợp đồng được xác lập gắn với nhân thân.60
- Thời điểm giao kết hợp đồng còn có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng trong hợp đồng đó. Chẳng hạn nếu tài sản là đối tượng của hợp đồng mà vào thời điểm giao kết hợp đồng mà tài sản đó chưa được hiện hữu hoặc đã có nhưng bên bán chưa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì hợp đồng đó được xem là hợp đồng có đối tượng là tài sản được hình thành trong tương lai.61 Ví dụ ngày 01 tháng 5 A ký kết hợp đồng mua bán bánh, kẹo với B các bên thỏa thuận A sẽ giao hàng cho B vào ngày 05 tháng 5 và địa điểm giao hàng là ở kho của B. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, A đang trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất. Theo điểm a khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015 thì đối tượng của hợp đồng hợp đồng mua bán này là tài sản được hình thành trong tương lai. Do tại thời điểm giao kết hợp đồng tài sản của bên bán chưa được hình thành. Ngoài ra trong nhiều trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng còn là cơ sở để xác định các nội dung cơ bản trong hợp đồng như phương thức thanh toán, giá của hợp đồng, địa điểm thanh toán... Ví dụ nếu các bên không thỏa thuận về giá cả hợp đồng thì giá của hợp đồng được xác định theo giá thị trường. Giá thị trường là giá tại thời điểm giao kết hợp đồng hoặc trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thì giá trị của hợp đồng bảo hiểm tài sản được xác định tại thời điểm hợp đồng được giao
59 Khoản 1 Điều 177 BLDS năm 2015.
60 Xem thêm Điều 395, Điều 396 BLDS năm 2015.
34 kết.
- Việc xác định thời điểm hợp đồng giao kết có ý nghĩa xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu khi đối tượng của hợp đồng là bất động sản. Căn cứ vào khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định đối với các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực. Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này là kể từ thời điểm hai bên ký hoặc thực hiện hình thức chấp nhận khác vào hợp đồng dưới sự chứng kiến của công chứng viên. Kể từ thời điểm này hợp đồng có hiệu lực các bên phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng.
- Thời điểm giao kết hợp đồng là mốc tính thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án vô hiệu trong một số trường hợp. Đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu do người không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi xác lập hoặc hợp đồng không tuân thủ hình thức thì thời hạn tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 02 năm tính kể từ ngày giao dịch được xác lập. BLDS không sử dụng thuật ngữ “giao kết” thay vào đó sử dụng thuật ngữ “xác lập” cho nên dẫn đến vấn đề thời điểm xác lập có phải là thời điểm hợp đồng được giao kết hay không. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thời điểm xác lập hành vi pháp lý đơn phương là thời điểm do pháp luật quy định cụ thể cho từng loại hành vi pháp lý xác định. Còn đối với thời điểm xác lập của hợp đồng là thời điểm giao kết hợp đồng. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 407 BLDS năm 2015 “quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.” Do đó quy định về khởi kiện giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 123 BLDS năm 2015 cũng được áp dụng cho thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Cho nên thời điểm xác lập giao dịch dân sự có tính chất chung nhất được áp dụng cho nhiều loại giao dịch trong đó có hợp đồng.62 Vì vậy, có thể suy luận rằng thời điểm giao dịch xác lập trong đó có thể là thời điểm hợp đồng được giao kết.
Kết luận chương 1
Chương 1 tác giả đã tập trung phân tích các quy định của BLDS năm 2015 về khái niệm giao kết hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng, khái niệm thời điểm hợp đồng được giao kết và xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong các trường hợp cụ
35
thể như hợp đồng được giao kết bằng im lặng; lời nói; văn bản; hành vi cụ thể; hợp đồng được giao kết thông qua phương tiện điện tử. Cuối cùng là ý nghĩa của việc xác định thời điểm hợp đồng được giao kết. Có thể nói đây là vấn đề pháp lý quan trọng và đã được BLDS năm 2015 dự liệu. Tuy nhiên quy định của BLDS năm 2015 còn nhiều bỏ ngỏ và chưa phù hợp với thực tế áp dụng. Do đó, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng và khi có tranh chấp xảy ra các cơ quan tố tụng gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng quy định này để giải quyết vụ việc.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN