Hiện nay Việt Nam cũng như xu hướng thế giới đang trong quá trình chuyển đổi công nghệ số và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 dẫn đến các giao dịch được thực hiện thông qua phương tiện điện tử ngày càng tăng lên vì tính thuận tiện của nó thay vì phải giao dịch theo cách thức truyền thống trước đây. Theo đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.43 Giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử là việc các bên tiến hành đàm phán, thương lượng, và giao kết thông qua phương tiện tử và giữa các bên không có sự gặp gỡ trao đổi với nhau về nội dung hợp đồng hoặc có gặp gỡ trao đổi nội dung hợp đồng nhưng việc giao kết hợp đồng được tiến hành thông qua phương tiện điện tử. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.44
BLDS năm 2015 không quy định về thời điểm giao kết hợp đồng đối với hợp đồng được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Việc giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử được đưa về điều chỉnh bởi Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Công nghệ thông tin 2006. Tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 không quy định như BLDS năm 2015 theo hướng đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng mà thay vào đó sử dụng thuật ngữ “thời điểm gửi thông điệp dữ liệu” và “thời điểm nhận thông điệp dữ liệu”.
Theo Luật Giao dịch điện tử, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.45 Gửi thông điệp dữ liệu theo khoản 1 Điều 17 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 khi các bên tham gia hợp đồng không có thỏa thuận khác thì “thời điểm gửi thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người
43 Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử 2005.
44 Khoản 1 Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005.
26
khởi tạo” hoặc trong trường hợp bên khởi tạo thông điệp dữ liệu trước và trong khi gửi có tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận thì thông điệp đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được thông báo của người nhận xác nhận đã nhận thông điệp đó.46 Vì vậy, thời điểm gửi thông điệp dữ liệu có thể là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin của người được chỉ định hoặc thời điểm bên khởi tạo nhận được thông báo xác nhận bên nhận thông điệp dữ liệu đã nhận được thông điệp đó.
Nhận thông điệp dữ liệu là “trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận.” Người nhận thông điệp dữ liệu là người được chỉ định để tiếp nhận thông điệp dữ liệu từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu, người nhận thông điệp không bao gồm tổ chức trung gian.47 Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử quy định “thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.” “Có thể truy cập” được hiểu là khi thông điệp dữ liệu đã tới hệ thống điện tử mà bên khởi tạo đã chỉ ra mà không bị bất kỳ sự kiện khách quan nào (không bao gồm những sự kiện chủ quan xuất phát từ phía người nhận thông điệp dữ liệu) làm cản trở người nhận thông điệp dữ liệu không thể truy cập vào thông điệp dữ liệu đó. Sự kiện khách quan có thể bao gồm như mất đường truyền internet, thông điệp dữ liệu bị lỗi… Vì vậy, để được xem là nhận thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đồng thời hai (02) điều kiện (1) Thông điệp dữ liệu đó đã tới được địa chỉ điện tử do khởi tạo chỉ ra và (2) Người nhận thông điệp dữ liệu có thể truy cập được.
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 chỉ quy định thời điểm giao kết hợp đồng đối với trường hợp hợp đồng được giao kết bằng việc sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử. Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP “website thương mại điện tử là trang thông tin được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng
46 Điểm d khoản 2 Điều 18 Luật Giao dịch điện tử 2005.
27
dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.” Theo đó thương nhân tự mình thiết lập tự thiết lập website thương mại điện tử để thực hiện xúc tiến thương mại, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình tức người sở hữu website. Ví dụ Công ty thế giới di động tạo ra website thegioididong.com để quảng bá, bán các sản phẩm điện thoại của công ty. Thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.48 Hoặc bán hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP “sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu webiste thương mại điện tử được tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.” Có thể kể đến các sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam như shopee, tiki, lazada, sendo … Nhìn chung các sàn giao dịch thương mại điện tử này có chung một cơ chế hoạt động theo đó các cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua, bán hàng hóa trên sàn phải tiến hành lập tài khoản mua hoặc bán trên sàn thương mại điện tử. Ví dụ, ngày 01 tháng 5 A lập tài khoản mua hàng trên shopee thực hiện giao dịch đặt hàng mua sản phẩm của tài khoản người bán B, sau khi A tiến hành đặt hàng thì người bán B sẽ nhận được thông tin đặt hàng của A và B có quyền xác nhận hoặc không xác nhận thư đặt hàng của A trên shopee. Sau khi xác nhận, tại tài khoản của A trên ứng dụng shopee sẽ hiển thị giao dịch của A đã được người bán xác nhận, lúc này hợp đồng đã được giao kết hai bên phải thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng. B phải tiến hành đóng gói hàng và giao cho nhà vận chuyển để vận chuyển đến địa điểm của A đã được hiện thị trong phần thông tin của đơn đặt hàng và A có trách nhiệm thanh toán tiền hàng. Theo khoản 4 Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định: “Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử”. Với quy định này việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng cũng sẽ được áp dụng quy định tại Điều 21 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP. Theo đó thời điểm giao kết hợp đồng là kể từ khi bên khách hàng nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng. Mặt khác, đối với các giao dịch khác được thực hiện qua phương tiện điện tử như giao kết hợp đồng thông thư điện tử (mail), điện tín, hoặc hợp đồng được giao kết qua các kênh mạng xã hội như facebook, instagram… Thì Luật Giao dịch điện tử năm 2005 không quy định. Do đó thiếu cơ sở xác định được thời điểm mà hợp đồng được
28
giao kết là khi nào? Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này sẽ áp dụng BLDS năm 2015 theo nguyên tắc nếu luật chuyên ngành không quy định sẽ áp dụng luật chung là BLDS năm 2015. Do đó, thời điểm hợp đồng được giao kết thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử đối với hợp đồng không thực hiện chức năng đặt hàng trực tuyến và các phương thức khác như thư điện tử (mail)…sẽ được xác định theo nguyên tắc chung là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng49 và thời điểm được xem là nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì áp dụng theo Điều 18 Luật Giao dịch điện tử và hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
Tóm lại, với quy định của pháp luật Việt Nam thì thời điểm điểm giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử về cơ bản cũng được xác định giống với các hợp đồng được giao kết vắng mặt thông thường là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Chỉ khác một số quy định đặc thù về thời điểm nhận thông điệp dữ liệu, gửi thông điệp dữ liệu, cho phép rút bỏ thông điệp dữ liệu so với thời điểm giao kết hợp đồng thông thường theo quy định BLDS năm 2015.
1.2.5. Hợp đồng được giao kết bằng hành vi hành động cụ thể
Bản chất hợp đồng là dựa trên sự tự do thỏa thuận và chính bản thân sự thỏa thuận đó đã đủ làm phát sinh hiệu lực pháp lý. Sự thỏa thuận đó có thể rõ ràng hoặc mặc nhiên. Trên thực tế có những hợp đồng được thiết lập không thể hiện bằng văn bản hay lời nói mà có thể được thực hiện thông qua hành vi cụ thể của các bên tham gia.50Hành vi hành động cụ thể để giao kết hợp đồng được hiểu là hành vi của con người theo nghĩa hẹp, tức chỉ là hành động cụ thể liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện ý chí liên quan đến chấp nhận giao kết hợp đồng, chứ không phải là hành vi nói chung. Bởi vì, suy cho cùng việc tuyên bố ý chí giao kết hợp đồng bằng lời nói, hành vi hay bằng văn bản thì đó cũng đều là hành vi của con người nhưng hành vi cụ thể nói đến trong trường hợp này không phải hành vi được diễn đạt bằng lời nói hay bằng chữ viết mà chỉ được thể hiện bằng một hành động thuần túy, tức chỉ bao gồm những cử chỉ hành động có ý thức của con người mà không bao gồm lời nói, văn bản kèm theo.51
49 Khoản 1 Điều 400 BLDS 2015.
50 Lê Minh Hùng & Trần Lê Đăng Phương (2013), “Một số vấn đề về giao kết hợp đồng trong pháp luật của Cộng Hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, Số 02/2013, tr.63.
29
Trong thực tế hợp đồng được giao kết bằng hành vi cụ thể được diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: việc mua vé số, hay mua báo, mua vé xe buýt, gửi giữ xe... Các bên có thể thực hiện hành vi cụ thể xuyên suốt quá trình giao kết hợp đồng, từ đề nghị giao kết hợp kết cho đến khi chấp nhận hợp đồng. Ví dụ như trường hợp mua hàng ở máy bán hàng tự động hoặc mua vé xe buýt tự động. Trong trường hợp này các bên có thể không phải diễn đạt ý chí chủ quan bằng lời nói hay bằng văn bản mà được thực hiện thông qua hành vi cụ thể. Các bên thường sử dụng hành vi để giao kết hợp đồng khi các bên đã hiểu rõ bản chất nội dung của hợp đồng và chấp nhận tất cả các đề nghị từ bên kia đưa ra.
Theo Điều 393 BLDS năm 2015 quy định: “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” vàtại khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015 “giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.” Như vậy, BLDS năm 2015 cũng thừa nhận hợp đồng được giao kết bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên BLDS năm 2015 lại không quy định thời điểm hợp đồng được giao kết bằng hành vi cụ thể là khi nào? Nếu khi bên được đề nghị biểu thị sự chấp nhận đối với đề nghị bằng hành vi cụ thể nhưng không thông báo cho bên đề nghị biết về việc mình đã thực hiện hành vi đó thì liệu chấp nhận đó có hiệu lực pháp lý? và thời điểm hợp đồng được giao kết thông qua hành vi cụ thể là khi nào? Việc dựa vào những quy định BLDS năm 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng thì rất khó xác định được hợp đồng đã được giao kết hay chưa nếu đã được giao kết thì thời điểm hợp đồng được giao kết? Đối vấn đề này pháp luật thế giới quy định khá cụ thể, theo PICC tại khoản 1 Điều 2.1.6 PICC “chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một tuyên bố hoặc một cách xửcủa bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng…” Và tại khoản 2 Điều 2.1.6 PICC “việc chấp nhận một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi dấu hiệu của việc chấp nhận giao kết hợp đồng đến bên đề nghị.” Chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi là sự thể hiện khách quan của tuyên bố ý chí của chủ thể và khi ý chí chủ quan được thể hiện bằng hành động cụ thể thì đã đủ hoàn tất cho một tuyên bố ý chí cho dù bên kia có biết hay không. Nhưng nếu chỉ thực hiện hành vi chấp nhận mà không thông báo về việc chấp nhận cho bên kia biết thì trái với nguyên tắc của thuyết tiếp nhận.52 Do đó, PICC quy định theo hướng để chấp nhận bằng hành vi cụ thể có hiệu lực thì bên được đề nghị phải thông
30
báo đến cho bên kia biết. Quy định này của PICC cũng cho phép tồn tại ngoại lệ đó là trường hợp nếu theo bên đề nghị, thói quen các bên đã thiết lập hoặc tập quán thì bên được đề nghị có thể chỉ ra được việc mình chấp nhận hành vi mà không cần phải thông báo cho bên còn lại biết và thời điểm chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực là khi bên được đề nghị thực hiện xong hành vi đó.53 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể theo PICC là thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo hoặc thời điểm hành vi chấp nhận được thực hiện hoàn thành. CISG cũng quy định theo hướng giống với PICC cụ thể theo khoản 1 Điều 18 CISG “một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.” CISG công nhận việc trả lời chấp nhận lời chào hàng có thể được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể. Chính vì CISG đang áp dụng học thuyết tiếp nhận, cho nên dù việc trả lời dưới bất kỳ hình thức nào thì nó chỉ có hiệu lực cho tới khi người chào hàng nhận được lời chấp nhận giao kết hợp đồng.54 Do đó, khi người được chào hàng trả lời chấp nhận bằng hành vi cụ thể thì nó chỉ có hiệu lực cho tới khi người chào hàng nhận được thông báo trừ trường hợp các