Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế biến trà hòa tan thảo dược hoa hòe có tác dụng ổn định huyết áp (Trang 26 - 28)

Năm 1842, dược sĩ người Đức Wey b lần đầu tiên phân lập rutin từ cây cửu lý hương – Ruta graveolen L. [5] Nhiều năm sau các nhà khoa học đã nghiên cứu về rutin và các loài cây có chứa thành phần rutin. Hlasiwet và nhiều người khác đã bắt đầu nghiên cứu về cấu trúc hóa học của ruin. Perkin đã xác định công thức phân tử của rutin là C27H30O16 và chỉ ra gốc đường gắn vào vị trí số 3 của quercitin.

Theo tác giả Hoàng Chiêu Đức trong Trung nam y học tạp chí 1952 thì nước sắc hoa hòe sau khi lọc bỏ rutin vẫn có tác dụng làm giảm huyết áp chó đã gây mê, có khả năng gây hưng phấn nhẹ ở tim cô lập của ếch, khả năng kích thích niêm mạc ruột bài tiết [5].

19

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sản phẩm này có khả năng làm tăng sự bền vững của thành mao mạch (Papageorge và Mitchell, 1949), là chất hoạt động chống oxi hóa tự nhiên và trung hòa các gốc tự do,chống viêm nhiễm (Guardia và cộng sự, 2001; Jung và cộng sự, 2007) [22], chống ung thư và khối u Dixit và cộng sự, 2014 [21]; Hooresfand và cộng sự (2015).

Theo một nhà khoa học Ba lan, rutin có ba tác dụng: bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa các tiểu cầu tập hợp và giảm tính thấm mao mạch [5].

Năm 2008, nhóm tác giả Wang Li-hua và cộng sự của khoa Kỹ thuật thực phẩm, Đại học Sư phạm Thiểm Tây, Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đã có các nghiên cứu về chiết xuất và chức năng chống oxy hóa của polysaccharide từ cây Sophora japonica (cây hòe). Kết quả cho thấy rằng có thể thu được chiết xuất polysacchaide từ cây Sophora japonica là 3,40% có tác dụng chống oxy hóa, polysaccharide là một sản phẩm tiềm năng của chất chống oxy hóa tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

Theo nhóm tác giả Hàn Quốc Mu-Hong Lee và cộng sự của ông rutin trong hoa hoa hòe Hàn Quốc có tác dụng ức chế việc sản sinh NO và TNF – alpha từ các đại thực bào phúc mạc của chuột.

Nghiên cứu lâm sàng của nhóm tác giả Corosale cùng các cộng sự (tại Ý) năm 2008, cho kết quả như sau: Sau thời gian điều trị, tình trạng chảy máu của nhóm sử dụng Rutin giảm đáng kể (từ 70,5%- 79,5%) so với nhóm không dùng. Kết quả này cho thấy Rutin có hiệu quả vượt trội trong việc tăng sức bền thành mạch, giảm chảy máu.

Trước đó năm 2016 một nghiên cứu thực nghiệm tại Trung Quốc của nhóm tác giả Hao G cùng các cộng sự đã đưa ra kết luận: sau quá trình điều trị nhóm sử dụng hỗn hợp Flavonoid (trong đó nổi bật có Rutin) giúp cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu và xuất huyết dưới da, kiểm soát hiệu quả tình trạng viêm so với nhóm không sử dụng.

20

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế biến trà hòa tan thảo dược hoa hòe có tác dụng ổn định huyết áp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)