Trên lĩnh vực phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 52 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Trên lĩnh vực phát triển kinh tế

Các phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông... được đẩy mạnh như: phong trào thi đua “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động”, phong trào thi đua “Quản lý giỏi, lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Lao động giỏi, an toàn”; “Lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả”; “Doanh nghiệp vận tải an toàn”, “Lái xe an toàn”... được đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng sôi nổi đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, giải quyết việc làm ổn định cho người lao động. Các phong trào thi đua đã góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Cụ thể:

37

Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, xây dựng nông thôn mới vượt tiến độ đề ra. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 10,14%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) chuyển dịch phù hợp với điều kiện của thành phố; đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 52,92%, công nghiệp - xây dựng chiếm 43,16%, nông nghiệp chiếm 3,92%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 83,2 triệu đồng. Thương mại - dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng khá tốt các nhu cầu của xã hội và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 11,12%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 ước đạt 47.000 tỷ đồng (theo giá hiện hành), gấp 2,2 lần so với năm 2015, tăng bình quân 16,2%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng gấp 1,6 lần so với năm 2015, tăng bình quân 9,76%/năm. Thu ngân sách Nhà nước theo phân cấp tăng bình quân 13,04%/năm [21].

Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị với việc xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng hằng năm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển. Trong 05 năm, tổng vốn đầu tư thực hiện hơn 31.720 tỷ đồng, năm 2020 đạt trên 8.030 tỷ đồng, tăng bình quân 12,72%/năm [24]. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020 và Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về đầu tư chỉnh trang vỉa hè theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã tạo sự đồng thuận và huy động Nhân dân hiến đất, tự nguyện di dời hàng rào, vật kiến trúc, tham gia cùng Nhà nước trong xây dựng, nâng cấp đường giao thông, chỉnh trang vỉa hè trên các tuyến đường. Công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế đã quan tâm cam kết đầu tư vào thành phố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển. Với những thành quả trên, thành phố Pleiku được công

38

nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, quản lý và sử dụng tài nguyên đạt được những kết quả nhất định. Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố đã được phê duyệt và triển khai thực hiện. Tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch; rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch không còn phù hợp, nâng cao tính khả thi của quy hoạch và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; triển khai quy hoạch phân khu đạt 60%, quy hoạch chi tiết đạt 60% so với tổng diện tích khu vực nội thành [21]. Công tác quản lý trật tự đô thị, chỉnh trang đô thị, được quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp đổi mới đem lại hiệu quả tích cực, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị, thiết lập trật tự kỷ cương văn minh đô thị. Công tác quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai , tài nguyên khoáng sản , tài nguyên nước được tăng cường; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm.

Công tác thu - chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn đảm bảo đúng quy định. Thu ngân sách Nhà nước theo phân cấp tăng bình quân 13,04%/năm [26]. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã thực hiện đúng quy định của pháp luật; các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh được đảm bảo; giải quyết kịp thời nhiệm vụ chi đột xuất, phát sinh.

Tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, có Phong trào thi đua “Pleiku chung sức xây dựng nông thôn mới”: Pleiku là thành phố đầu tiên ở Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, về đích sớm 2 năm so với dự kiến. Từ nền tảng này, thành phố xác định tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và làng nông thôn mới kiểu mẫu, thời gian qua, thành phố Pleiku tăng cường chỉ đạo các xã tập trung thực hiện các tiêu chí mới, các tiêu chí nâng cao. Trong đó, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển

39

sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại; hình thành các tổ chức sản xuất; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chú trọng xây dựng chính sách liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; lồng ghép với thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”… Thực hiện tốt các giải pháp huy động nguồn lực, lồng ghép, thống nhất cơ chế đầu tư, hỗ trợ trên cùng địa bàn theo cơ chế của chương trình, trong đó tập trung huy động tối đa nguồn lực xã hội hoá trong tổ chức triển khai. Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất…, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch, môi trường, công trình văn hóa; phát huy vai trò của Nhân dân trong giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực; huy động hiệu quả các nguồn lực và cộng đồng xã hội chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong 05 năm, tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới trên 342,6 tỷ đồng (nguồn ngân sách Nhà nước 88,2 tỷ đồng, vốn lồng nghép 138,7 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp đầu tư 22,2 tỷ đồng, vốn tín dụng 73,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 17,5 tỷ đồng, vốn khác 2,3 tỷ đồng…); cơ sở hạ tầng ở nông thôn được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể [26]. Hiện nay, tỷ lệ đường được bê tông, nhựa hóa trục xã, liên xã đạt 100%, trục thôn, làng đạt 91,2%, ngõ xóm cứng hóa đạt 76,6%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt 82,9%; hệ thống thủy lợi đáp ứng cho 92,4% diện tích gieo trồng; 100% hộ dân tại các xã sử dụng điện, số hộ nghèo tại 09 xã còn 213/12.711 hộ, tỷ lệ 1,68%; ngày 17 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1415/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018, hoàn thành trước 02 năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI; đồng thời xây dựng 01 xã nông thôn mới nâng cao và 03 làng nông thôn mới kiểu mẫu; Đến ngày 13/12/2019, xã Trà Đa đạt 19/19 tiêu chí; làng Ia Nueng đạt 18/19 tiêu chí, còn tiêu

40

chí y tế chưa đạt; làng Wâu đạt 17/19 tiêu chí, còn tiêu chí hộ nghèo và y tế chưa đạt; làng Nhao II đạt 15/19 tiêu chí, còn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; thu nhập; giao thông; môi trường và an toàn thực phẩm chưa đạt [24].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố pleiku tỉnh gia lai (Trang 52 - 56)