7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Trên lĩnh vực văn hoá xã hội
Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư, đổi mới theo hướng toàn diện; quy mô các ngành học, bậc học được duy trì và phát triển ổn định, chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ; việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia
ở các cấp học, việc sáp nhập trường lớp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt
động đảm bảo đúng tiến độ; chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên; số lượng học sinh giỏi các cấp tăng theo từng năm học.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn phát triển đa dạng, phong phú theo hướng xã hội hóa góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác thông tin tuyên truyền được chú trọng đổi mới nội dung, phương thức, chuyển tải kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các ngày lễ, kỷ niệm đến Nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao rộng khắp, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm, đã giải quyết việc làm cho trên 27.500 lượt lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 47,7% năm 2015 lên 65% năm 2020. Chính sách người có công với cách mạng và chính sách xã hội được thực hiện kịp thời. Công tác giảm nghèo được toàn xã hội quan tâm thực hiện tốt, đến cuối năm 2019 thành phố còn 306 hộ, tỷ lệ 0,53%, hộ cận nghèo còn 518 hộ, tỷ lệ 0,89% [26]. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, đời sống ổn định. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhân dân, tín đồ các tôn giáo luôn được đảm bảo, hoạt động lễ nghi tôn giáo đúng pháp luật, các chức sắc, đồng bào theo đạo an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà
nước, hăng hái tham gia các phong trào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh ở địa phương.
Phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”: Hàng năm, UBND thành phố chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch thi đua, kịp thời phổ biến, quán triệt đến các các khối thi đua để thực hiện. Các khâu phát động thi đua, đăng ký thi đua, xây dựng kế hoạch thi đua, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thi đua, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện kế hoạch thi đua, bình xét thi đua và khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến ngày càng đồng bộ, mang lại tác dụng thiết thực, góp phần quan trọng vào việc động viên, khích lệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh trong các nhà trường phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục của thành phố. Nội dung và phương thức tổ chức phong trào thi đua tiếp tục được đổi mới cả về nội dung và hình thức, gắn các phong trào thi đua với nhiệm vụ của mỗi đơn vị, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng với phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt”, gắn việc thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ trọng đại của đất nước với các cuộc vận động xuyên suốt trong giai đoạn 2015-2020. Chủ đề, mục tiêu, nội dung và tiêu chí thi đua luôn được xác định gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, tạo động lực và điều kiện thuận lợi để các tập thể, cá nhân phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thi đua thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nội dung của Phong trào được tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng các danh hiệu cơ quan văn hóa, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa,...; tiếp tục triển khai xây dựng văn hoá công sở, văn hoá doanh nghiệp; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ, hội. Kết quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, toàn thành phố có 175 thôn, làng, tổ dân phố; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh
42
hiệu văn hóa trên 90%, tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên 95% [24].
Phong trào thi đua “Pleiku chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau”: UBND thành phố phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể và các doanh nghiệp trên địa bàn trong công tác giảm nghèo: thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”…Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức để thay đổi nếp nghĩ, cách làm hay; bỏ dần những tập quán lạc hậu; phổ biến kiến thức, cách thức làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Huy động được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, cá nhân chung tay thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố, thể hiện cụ thể qua các kết quả như: Vận động và sử dụng Quỹ “Ngày vì người nghèo” các cấp: Đã vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xây dựng Quỹ “Ngày vì người nghèo” được hơn 6,5 tỷ đồng (trong đó, thành phố 2,5 tỷ đồng; xã, phường 04 tỷ đồng). Với phương châm“Không để hộ chính sách khó khăn, hộ nghèo nào mà không có tổ chức hỗ trợ”, đã triển khai thực hiện Đề án sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” giai đoạn 2017- 2020 giải ngân hơn 6,4 tỷ đồng (trong đó, thành phố 2,9 tỷ đồng; xã, phường 3,5 tỷ đồng) để hỗ trợ cho các gia đình hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đột xuất khi khó khăn, đau bệnh. Hỗ trợ về nhà ở: Hỗ trợ về nhà ở cho 184 hộ nghèo (nhà xây 113 nhà, nhà sửa 71 nhà) với tổng số tiền 5,545 tỷ đồng. Trong đó, Mặt trận các cấp đã vận động xây dựng mới 78 nhà, sửa chữa 59 nhà với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng. Hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh: Đã hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ cho hơn 1.291 lượt hộ nghèo (trong đó
43
chủ hộ là nữ có 955 lượt hộ) với tổng số tiền hơn 3,543 tỷ đồng và hơn 13.374 ngày công [24].