7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động trong
động trong các phong trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến
Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ muốn vận động được nhiều tập thể và cá nhân tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, cần phải biết tuyên truyền giải thích động viên tinh thần trong toàn Đảng, toàn dân. Cụ thể là dùng các hình thức như sách báo, phát thanh, truyền hình, tranh ảnh, thơ ca, nhạc kịch, diễn thuyết, nói chuyện... để cổ động, tuyên truyền cho ai cũng đều hiểu rõ mục đích và thể lệ thi đua, và đều hăng hái, phấn khởi tham gia thi đua. Cán bộ, công chức, đảng viên phải là những người hăng hái tích cực vận động quần chúng tham gia thi đua và cùng họ xung phong đi đầu làm gương mẫu cho mọi ngươì trong phong trào thi đua yêu nước. Vì vậy, huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tuyên truyền, giáo dục của Đảng, Nhà nước các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia tích cực công tác tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước.Các cấp ủy, chính quyền ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, đầy đủ Kết luận số 83/KL-TW của Ban Bí thư (Khóa X) về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và các văn bản qui phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Làm cho mỗi cán bộ, công chức, đảng viên, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải coi công tác thi đua, khen thưởng là động lực cách mạng to lớn để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Một số hình thức, giải pháp cụ thể như sau:
81
Thứ nhất, Đối với tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông.
Đổi mới hoạt động của các cơ quan truyền thông, định hướng dư luận, tôn vinh, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, hạn chế đẩy lùi các mặt tiêu cực trong xã hội là những việc làm cụ thể và hết sức quan trọng góp phần tích cực trong đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.
Chỉ thị 34/CT-TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị (Khóa XI) đã chỉ rõ: “Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước mà trọng tâm là phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" và tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Tăng thời lượng tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị cấp tỉnh thực hiện việc đưa vào chương trình giảng dạy đường lối, chủ trương của Ðảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng”.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức phát thanh, tuyên truyền thường xuyên và kịp thời trên hệ thống thông tin nội bộ các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến, các gương “người tốt, việc tốt” của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thứ hai, Tuyên truyền thông qua các hoạt động.
Hình thức tuyên truyền rất hiệu quả chính là lồng ghép các nội dung cần tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động phong trào của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những cách làm hay, những phương pháp vận động hiệu quả để định hướng, triển khai thực hiện phong trào thi đua. Cùng với tuyên truyền qua các hoạt động, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng có thể sử dụng và kết hợp hài hòa các hình thức tuyên truyền bằng báo cáo viên, tuyên truyền viên, chú trọng hình thức tuyên truyền miệng để phổ biến, trao đổi trực tiếp tới đối tượng được tuyên truyền, tạo không khí dân chủ, cởi mở và dễ thuyết phục. Hoặc cũng có thể đưa thành yêu cầu cụ thể, bắt buộc đối với các báo cáo viên, tuyên truyền viên, bên cạnh việc tuyên truyền thời sự, chính trị phải có nội dung tuyên
82
truyền các gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của cuộc sống.
Các điển hình tiên tiến là kết quả của các phong trào thi đua, vì vậy công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước thông qua các điển hình tiên tiến tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng cần trở thành nội dung sinh hoạt định kỳ tại cơ sở và kết hợp, lồng ghép tuyên truyền qua hoạt động phối hợp với các đoàn thể nhân dân trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến qua các cuộc vận động xã hội. Đây là môi trường làm công tác tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến có hiệu quả thiết thực.
Công tác thông tin tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua, các gương điển hình tiên tiến là biện pháp vô cùng hiệu quả trong việc giáo dục, động viên, nêu gương trong xã hội. Do vậy, cơ quan, tổ chức, đơn vị cần đầu tư làm tốt công tác tuyên truyền các phong trào thi đua, nêu gương các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, định kỳ tổ chức các hình thức tôn vinh, gặp mặt các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới để cổ vũ, động viên phong trào.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản thi đua, khen thưởng. Để có thể đưa ra các nội dung tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, UBND thành phố Pleiku cần tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền trực quan: truyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh từ thành phố đến xã phường với việc tăng thời lượng phát sóng các chuyên mục thi đua, khen thưởng; tổ chức tọa đàm về thi đua, khen thưởng vào các dịp kỷ niệm lớn của đát nước; lồng ghép các hội thi tuyên truyền về văn hóa, pháp luật; cập nhật, bổ sung các văn bản Luật, sách báo về thi đua khen thưởng.
Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng để phổ biến, trao đổi trực tiếp tới các tập thể, cá nhân được tuyên truyền. Đưa nội dung tuyên truyền, học tập mô hình thi đua vào tiêu chí chấm điểm thi đua của các cụm thi đua thuộc thành phố. Biểu dương các tập thể, cá nhân các cấp, các ngành khen thưởng. Tăng cường phối hợp các cơ quan, báo đài, thành phố, tỉnh, trung ương trong việc tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt và phong trào thi đua của thành phố; đề nghị
83
Bna Tuyên giáo thành ủy tuyên truyền thi đua, khen thưởng lồng ghép vào các hội nghị học tập chuyên đề, các lớp bồi dưỡng đảng viên.
Thứ ba, Tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Để tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả, cần coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng điển hình và có nhiều hình thức, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua, tạo sức lan toả trong toàn xã hội. Điển hình tiên tiến là kết quả, là sản phẩm của các phong trào thi đua, vì vậy thông qua các phong trào thi đua để phát hiện điển hình tiêu biểu của mỗi lĩnh vực, của từng giai đoạn và của cả phong trào. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cơ quan, tổ chức, đơn vị thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác về vị trí,vai trò quan trọng của công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến. Xác định làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến sẽ tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước phát triển, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề ra các nội dung, mục tiêu, tiêu chí cụ thể cho công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến và tuyên truyền, triển khai sâu rộng tới từng đối tượng thông qua hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp tích cực, chủ động phối hợp với các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của các phong trào thi đua yêu nước. Định kỳ giới thiệu, cung cấp thông tin về các điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống. Chú trọng thực hiện tốt chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền giữa hệ thống làm công tác thi đua, khen thưởng với hệ thống tuyên
84
giáo và thông tin, truyền thông, làm nòng cốt cho công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến.
Tích cực phát hiện, xây dựng và bồi dưỡng điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng điển hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu đại diện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tổ chức tốt các phong trào thi đua để thông qua các phong trào thi đua phát hiện điển hình tiên tiến. Trên cơ sở xác định các nhân tố cần xây dựng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các nhân tố sớm trở thành điển hình; hoặc có biện pháp cụ thể hướng dẫn, động viên để các nhân tố tích cực đăng ký trở thành điển hình. Với các điển hình tiên tiến đã được công nhận, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tiếp tục theo dõi, tạo môi trường thuận lợi, trực tiếp hỗ trợ bằng các quỹ, giải thưởng cho điển hình tiếp tục phát huy khả năng và sức sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống. Bên cạnh đó, đối với cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cần chú trọng việc phát hiện các điển hình thông qua các cơ quan truyền thông báo chí, phát thanh, truyền hình trong đưa tin, tuyên truyền đời sống, công tác, học tập, lao động, sản xuất và đấu tranh phòng chống tội phạm.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng
Trong mọi giai đoạn, thời kỳ cách mạng vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng nói riêng luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi cán bộ, công chức là gốc của mọi công việc, mọi đường lối, chủ trương, chính sách đều bắt nguồn từ đội ngũ cán bộ, công chức, từ những tham mưu, đề xuất đúng trong đánh giá con người cũng như trong tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng thì lại càng đặt ra những yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực không chỉ nắm vững chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có những kiến thức về
85
thực tiễn đi sâu vào quần chúng, đưa những quyết sách của Đảng, chính quyền địa phương vào thực tiễn cuộc sống góp phần làm cho các phong trào thi đua yêu nước có thêm sức sống, lan tỏa sâu rộng trong xã hội, khơi dậy những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng là những hoạt động mang tính tích cực, chủ động, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức Đảng và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc tạo ra những cơ chế, chính sách đúng đắn, hợp lý để tạo nguồn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tiến hành công tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Như vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng không phải là hoạt động riêng biệt của một cá nhân, tổ chức nào đó mà đó là hoạt động phối kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, đều đặn trong quá trình công tác, cũng như trong hoạt động thực tiễn và cùng với sự nỗ lực cố gắng vươn lên trong mọi lúc, mọi nơi của chính đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng để không ngừng nâng cao mình về trình độ, phương pháp và khả năng giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra những yêu cầu cao hơn bao giờ hết cả về năng lực và khả năng quan hệ ứng xử trong thực tiễn của mỗi chủ thể, do vậy cần thực hiện có hiệu quả một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, đổi mới nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ nói chung và xác định tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức làm thi đua, khen thưởng nói riêng. Căn cứ vào Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa X, và luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì việc quán triệt và vận dụng tiêu chuẩn chung cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng theo từng chức danh được quy định rất cụ thể. Bộ Nội vụ và Ban thi đua- khen thưởng quy định rõ
86
vai trò, vị trí, chức năng, ngạch, bậc của từng cán bộ, công chức ở từng cấp theo tiêu chuẩn cụ thể. Việc xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh phải được dựa trên cơ sở mô tả đặc điểm, yêu cầu của từng công việc và chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng gắn với xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức Công tác quy hoạch cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ của tổ chức để chủ động có phương hướng, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng.
Ba là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy chế, quy trình về công tác cán bộ, công chức, viên chức ngành thi đua, khen thưởng. Việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, công chức làm thi đua, khen thưởng giúp cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc thuận lợi hơn, có tính khoa học đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, nhất quán trong đường lối chỉ đạo, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, văn minh. Thi đua, khen thưởng được làm theo quy trình ISO giúp cho người thực hiện cũng như người thụ hưởng, người kiểm tra không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Mọi công việc đều trở nên rõ ràng trách tình trạng duy ý chí, quan liêu trong thực thi công việc hay áp đặt suy nghĩ chủ